3. Các chặng đường phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam
1.4. Thế giới đồ vật quen thuộc, gần gũi
Trong những tập thơ của Võ Quảng có 13 bài viết về đồ vật. Những đồ vật mà ông nhắc đến thường là những đồ vật gần gũi, quen thuộc với con người, nhưng qua cái nhìn hóm hỉnh của tác giả những đồ vật đó lại trở nên mới mẻ, sống động, đáng yêu vô cùng!
Bài thơ Chị Chổi Tre là lời kể đầy hả hê, thán phục của em bé về những việc làm hữu ích của chổi tre: ra hè quét lá me, ra sân quét lá bàng, vào nhà quét xó bếp...
Chị Chổi Tre
Bước ra hè Thấy lá me Rơi đầy đất Chị Chổi quét Roặc, roặc, roặc! ...
Chị Chổi Tre Bước ra đàng Thấy lá vàng
Rơi ngập đất Chị Chổi quét Roặc, roặc, roặc! ... Chị Chổi Tre Bước vào nhà Lấy khăn ra Bịt vào mũi Và chị Chổi Quét roặc, roặc! Quét xó bếp
Quét gậm giường...
(Chị Chổi Tre)
Bài thơ cho thấy Võ Quảng rất am hiểu bản tính ưa hoạt động, ham thích những điều mới lạ của thiếu nhi nên ông luôn tạo ra những vận động nhanh, mạnh, bất ngờ trong cấu tứ. Qua hình ảnh chị Chổi cần mẫn, lặng lẽ, khơng ngại khó, ngại bẩn tác giả muốn nói với các em một điều: Thành quả lao động của chị Chổi sẽ giúp con người có một khơng gian sống sạch sẽ, trong lành hơn. Làm được một việc tốt cho cuộc đời là niềm hạnh phúc lớn lao của chị Chổi, của các em:
Nhà mát sạch Cả trong ngồi Gió khoan thai Bay vào cửa… Chị kỳ rửa Sạch tay chân Ra hiên sau Nằm hóng mát.
(Chị Chổi Tre)
Những khúc gỗ vơ tri vô giác nhưng cũng được tác giả nhắc đến với đủ thứ hương rừng thơm tho, với những màu sắc tươi thắm:
Ván thơm thoang thoảng Đủ thứ hương rừng Sắc gỗ tưng bừng Đỏ, vàng, tươi thắm.
Hay trong bài thơ Làm gạch, với sự lao động chăm chỉ của người công nhân, những viên gạch mềm trước kia “hóa rắn như sành, như sỏi”. Những viên gạch rắn chắc, hồng tươi để xây dựng nên những ngơi nhà, ngơi trường khang trang, thống mát:
Gạch xếp vào lị Lửa, khói, bụi, tro Hắt lên hừng hực
Các chú mồ hôi nhỏ giọt Như tắm trong mưa.
Những viên gạch nhem nhuốc trước kia Nay hóa rắn như sành, như sỏi
Màu tươi roi rói Xây dựng cửa nhà.
(Làm gạch)
Một chiếc xe “cút kít” thường thấy ở đường làng cũng muốn làm việc có ích, góp phần bé nhỏ của mình vào cuộc đời chung:
Chở khoai, chở bắp Chở lúa, nghìn cân... Chở bèo, chở phân Chở vôi, chở gạch...
(Xe cút kít)
“Cút kít” khơng quản khó nhọc “Ngày đi khắp nơi/… Lọc cọc, lạch cạch!/
Đi khắp đường làng” mà vẫn “Hát hị reo vang: - Cút kít, cút kít!”. Điều đó, thể
hiện một tinh thần lao động rất hăng say!
Chiếc xà beng, một vật dụng khá quen thuộc với cuộc sống của người nông dân, những tưởng chỉ quen việc đồng áng thôi. Nhưng khơng, xà beng cịn “xung phong” ra tiền tuyến đánh giặc nữa:
Tôi là chiếc xà beng Ra đi cùng bạn bè
Đánh Pháp rồi đánh Mỹ Suốt hăm lăm năm liền Không một ngày để rỉ.
(Hai mươi lăm năm)
Xà beng cùng với cuốc, thuổng, mai làm việc chăm chỉ đào hàng triệu khối đất, đào bao nhiêu hầm, hào để phục vụ cho bộ đội ta đánh giặc. Trong bài thơ Một
chuyến đi thăm, chỉ với một chiếc ghế thôi mà tác giả đưa các em đi chơi trên một chiếc thuyền đầy thú vị.
Chúng tôi leo lên ghế Lấy giấy cuộn ống nhòm. Ghế biến thành chiếc thuyền, Chúng tôi thành thuyền trưởng.
Nhà thơ còn đánh thức cả những mảnh sắt vụn rơi trên đường, trên ruộng, rơi khắp xóm làng, biến chúng thành những vật dụng có ích:
Tơi nhặt hết tất cả, Đem nung hết vào lò, Đúc đủ loại nhỏ to Những tay quay cần trục, Những máy tiện, máy xúc, Những máy giũa, máy bào.
(Sắt vụn)
Cái bất ngờ ở đây là những mảnh sắt vụn từ máy bay, bom đạn của giặc Mỹ lại được rèn thành những vũ khí để đánh lại kẻ thù:
Hoặc rèn cuốc rèn đao Hoặc rèn mai, rèn thuổng. Nhưng phần lớn sắt vụn Tôi đem đúc súng, gươm.
(Sắt vụn)
Có thể nói, qua cái nhìn của Võ Quảng, vạn vật xung quanh hiện lên sống động, có hồn như thế giới của con người và tất cả đều là bầu bạn của trẻ thơ. Võ Quảng rất khéo léo khi mượn các đồ vật để nói với các em một điều thật giản dị và vô cùng sâu sắc: hãy sống và làm việc chăm chỉ chúng ta sẽ có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc!
Tóm lại, thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi khai thác nhiều vấn đề của cuộc sống nhưng nội dung chủ yếu mà ông muốn đem lại cho các em là lòng yêu thiên nhiên, u thế giới cỏ cây, lồi vật để từ đó hướng các em tới một mục đích cao rộng hơn là lòng yêu cái đẹp, u thiên nhiên. Thơ Võ Quảng ít nói điều gì cao xa, to tát, trừu tượng chỉ nói những chuyện nhỏ nhẹ, bình thường, với giọng khiêm nhường, nhiều khi vui hóm hỉnh, ngộ nghĩnh. Chính vì vậy, thơ ơng rất giàu ý vị giáo dục. Là nhà văn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục trẻ thơ, thông qua việc miêu tả thế giới thiên nhiên, cỏ cây, lồi vật… ơng hướng các em vào những việc làm tốt như: chăm học, chăm làm, giúp đỡ bố mẹ… Nhưng đó khơng phải là lời giáo huấn
khơ khan, gị ép mà ơng đã khéo léo gài ý nghĩa giáo dục trong những hình ảnh nghệ thuật đẹp đẽ. Ở đó, ơng thổi vào chúng sự sống vui và làm cho các em vui cái vui của sự sống bình thường và góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Với lòng yêu con trẻ, Võ Quảng đã đem đến cho các em cả một thế giới vô cùng sinh động, hấp dẫn của cuộc sống, nhằm mở rộng hiểu biết, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm giúp các em phát triển nhân cách.