Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

Một phần của tài liệu Nội dung đề tài võ quảng đặc sắc về nội dung trong thơ võ quảng viết cho thiếu nhi (Trang 64 - 67)

2.2 .Sử dụng các pháp nghệ thuật

2.2.1. Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

Võ Quảng đã xây dựng trong thơ cả một thế giới nhân vật là loài vật, cỏ cây. Một thế giới vui nhộn, ngộ nghĩnh, có Ơng Trăng thu cười giịn tan, có ngàn sao hăng say lao động, có chị Chổi Tre chăm chỉ… Thế giới ấy cựa quậy và phát ra tiếng nói, khi thì thầm, lúc ríu rít, inh ỏi. Những sự vật, hiện tượng đó được nhà thơ khéo léo thổi hồn làm cho chúng biết yêu thương, vui buồn, nghịch ngợm, lao động, học tập, giúp đỡ… giống hệt như con người. Bước vào thế giới ấy, các em như bước vào một chân trời kì thú, êm dịu.

Mặt trời lặn, màn đêm buông xuống. Nhưng trong thế giới tưởng chừng như im ắng đó lại có một sinh thể nhỏ nhoi lặng lẽ làm việc: Anh Đom Đóm “Lên đèn đi

gác”. Trong chuyến đi của anh Đom Đóm, ta bắt gặp biết bao điều lạ: Bờ tre rèm rủ

Yên giấc cò con Một đàn chim non Trong cây nổi ngáy Ao không động đậy Lau lách ngủ yên Một chú chim Khuyên Nằm mê ú ớ

Tiếng chị Cò Bợ: “Ru hỡi! Ru hời!...”.

(Anh Đom Đóm)

Cái cảnh ban đêm rèm tre bng rủ, cị con n giấc, chim non nằm ngủ trong tổ, chú chim Khuyên nằm mơ, đến cả lau lách cũng ngủ trong cảnh thanh bình, n ả. Và hình ảnh chị Cị Bợ ru con, thím Vạc lặng lẽ mị tơm trong đêm vắng gợi đến hình ảnh những người mẹ tần tảo thức khuya dậy sớm để lo cho con một cuộc sống ấm no. Giữa những hình ảnh ấy, anh Đom Đóm khác nào hình ảnh một chú công an đi tuần đêm bảo vệ giấc ngủ cho trẻ thơ. Những hình ảnh nhân hóa như vậy giúp các em thâm nhập vào thế giới của đêm tối. Thế giới ấy khơng cịn tối tăm, đáng sợ nữa mà rất gần gũi, yên bình.

Trong đêm tối, khi mọi vật đang chìm vào giấc ngủ thì các ngơi sao lại được nhìn dưới góc độ một thế giới đang lao động:

Sao Thần Nơng tỏa rộng Một chiếc vó bằng vàng Đón những sao dọc ngang Như tôm cua bơi lội… Rờ rỡ ngôi sao Hôm Như đuốc đèn soi cá… Bên trời vui rộn rã

Cả nhóm Đại Hùng Tinh, Bng gàu bên sơng Ngân Suốt đêm lo tát nước.

(Ngàn sao làm việc)

Những hình ảnh nhân hóa thật bất ngờ, độc đáo. Đọc những câu thơ này, các em sẽ rất thích thú: Thì ra ngàn sao cũng giống bố mẹ đang làm việc ngoài đồng (tát nước, soi cá, cất vó tơm). Trên trời các hiện tượng bí ẩn được hiện ra rõ ràng, vừa mới lạ vừa quen thuộc. Các em cịn gặp Ơng Trăng thu vui tính, tinh nghịch nhưng ý thức rất rõ nhiệm vụ của mình:

Ơng Trăng thu Trịn vành vạnh Đi rải gấm Dọc đường làng Rải lụa mịn màng Trên nhà kho.

(Ơng Trăng thu)

Có lúc ơng bỗng hóa ra trẻ thơ “Quậy nước ào ào”, đùa với con trê, con giếc. Một chú cá chép táo bạo thấy ơng vui tính bèn nhảy lên “đớp trăng” nhưng ông trăng nhân hậu chỉ: “Vui cười giịn/ Trong lau lách”. Ơng cười chú cá chép ngây ngơ, tưởng mình “đớp trăng” nhưng thực chất là đớp bóng trăng mà thơi! Biện pháp nhân hóa biến ơng trăng thành con người có tính cách trẻ em: thích nghịch, thích đùa, thích trêu chọc. Ơng trăng thật gần gũi, đáng yêu vô cùng trong mắt trẻ thơ.

Cũng với biện pháp tu từ nhân hóa, Võ Quảng đã xây dựng nên tính cách nhân vật phong phú, đa dạng. Lồi vật, cỏ cây được ơng gắn cho những dáng nét của con người mà chủ yếu là nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. Một chú bê lơng vàng tìm mẹ, vấp phải cọc bị ngã, gọi mẹ mà chẳng thấy mẹ đâu, chỉ thấy cái hoa nở liền quên hết mọi chuyện, kề mũi hít hít chẳng khác gì một cậu bé con (Con bê

lông vàng). Hay một chú Chẫu Chàng mơ mộng, thích phiêu lưu mà vơ cùng láu

lỉnh, vụt biến như tia chớp khi thấy bóng đàn vịt… Và thú vị biết bao khi các em hình dung ra sự vui vẻ, huyên náo của một gia đình nhà gà. Chúng biết gọi nhau dậy mỗi sớm bình minh, rồi:

Chúng hẹn nhau ngồi vườn Chia nhau hạt ngơ hạt thóc Chúng dạo quanh nhà bếp Chia nhau mẩu sắn mẩu khoai.

(Gà Mái Hoa)

Dáng điệu, thần sắc của các “chị” gà cũng được nhà văn miêu tả rất kỹ:

Một chị gà mái Mặc chiếc áo nâu Chạy vào chạy ra Lấc la lấc láo… Một chị gà mái Áo trắng như bông Mắt nhìn tha thiết Tìm đứa bạn thân? Gặp làn nước xanh Soi mình ngắm nghía… Một chị gà mái

Mặc chiếc áo đen Đi đứng lăng quăng Như người mất của…

(Ba chị gà mái)

Mấy ai có thể hình dung ra những thác nước đang ầm ầm tung bọt kia lại có cuộc đối thoại như con người. Chúng gọi nhau: “ - Chạy cho mau! - Chạy cho

mau!” (Thác nước) để cuốn sạch rác rưởi cho mặt đất, để mặt đất có một bầu

khơng khí trong lành và sạch sẽ. Hình ảnh nhân hóa tinh tế đó đã khiến cho bạn đọc nhỏ tuổi thích thú và u thơ ơng nhiều hơn.

Thơ Võ Quảng rất gần với thế giới đồng thoại. Nhà thơ thường gọi thân thiết những đồ vật, con vật, cây cối là anh, chị, chú, bác: “chị Chổi Tre”, “anh Nịng

thành cơng của tác giả là đã “đồng thoại hóa” chúng một cách tự nhiên, khiến sự vật trở nên sinh động, lơi cuốn.

Võ Quảng cịn cùng các em tâm tình trị chuyện với thế giới ấy. Một chú bé gieo hạt đỗ, đợi hồi khơng thấy đỗ nảy mầm đã thất vọng kêu lên: “Có phải mày tịt?/ Hỡi hạt đỗ ơi!” (Cây đỗ). Cu Tí thấy gà tìm ổ, tưởng gà đói bèn mau chân vừa chạy vừa nói như vỗ về, an ủi con gà: “- Đợi tao lấy thóc!/ Đợi tao lấy thóc!” (Gà Mái Hoa). Có thể thấy, nhà thơ đã hóa thân vào các em để nhìn nhận

thế giới một cách hồn nhiên, ngây thơ. Nhờ con mắt trẻ thơ mà mọi vật vơ tri xung quanh như có hồn, có sức sống, chúng cựa quậy, nhảy nhót, trị chuyện cùng các trẻ thơ. Những lời thì thầm của Măng tre khơng chỉ giúp các em hiểu q trình sinh ra, lớn lên kì thú của cây măng tre mà cịn giúp các em có tình yêu thiên nhiên, yêu xóm làng, yêu những sự vật xung quanh mình. Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa làm cho thế giới đồ vật, loài vật, cây cối trở nên sinh động, có hồn, biết suy nghĩ, buồn vui, hờn dỗi, chăm chỉ lao động, thật thà, dũng cảm… Từ đó, nhà thơ đã thiết lập được mối quan hệ thân thiết giữa trẻ thơ với thế giới xung quanh, giúp các em vừa khám phá được thế giới thiên nhiên vừa bồi dưỡng cho mình những phẩm chất tốt đẹp. Sau này lớn lên, các em trở thành những con người giàu lịng u thương, ln gắn bó với thiên nhiên, biết trân trọng và bảo vệ mơi trường sống của chính mình.

Một phần của tài liệu Nội dung đề tài võ quảng đặc sắc về nội dung trong thơ võ quảng viết cho thiếu nhi (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w