3. Các chặng đường phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam
4.3. Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi của Võ Quảng
4.3.1. Con đường đến với văn học thiếu nhi
Mỗi nhà văn, ngay từ khi bắt đầu cầm bút thường vẫn chọn cho mình một đối tượng sáng tác cụ thể. Là người trực tiếp cầm bút, đồng thời cũng là người từng nhiều năm lãnh đạo Nhà xuất bản Kim Đồng, Võ Quảng đã tâm sự rằng: "Hãy dành
cho con trẻ những gì đẹp đẽ, tinh khiết nhất ngay từ khi trẻ bước vào đời". Có lẽ
chính vì thế mà ngay sau khi tập kết ra Bắc, Võ Quảng đã xin thơi hẳn cơng tác chính quyền để chuyển sang hoạt động văn học thiếu nhi. Và, qua những tác phẩm ông viết cho thiếu nhi chúng ta thấy tác giả đã thực hiện được niềm mong ước đó của mình.
Là cây bút xuất sắc về văn học thiếu nhi ở nước ta, Võ Quảng gần như dành cả cuộc đời mình cho hoạt động văn học nghệ thuật. Ơng sáng tác thơ, văn, kịch bản phim hoạt hình, viết lý luận về văn học thiếu nhi. Ở thể loại nào ông cũng thành cơng, để lại dấu ấn đậm nét trong lịng bạn đọc nhỏ tuổi, cả lứa tuổi thiếu niên và lứa tuổi nhi đồng.
4.3.2. Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi
Võ Quảng là một trong số ít những cây bút mở đường, đặt những viên gạch khai phá đầu tiên vào mảnh đất của nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Suốt hơn nửa thế kỷ cầm bút và thủy chung với văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã chứng minh điều mà ông hằng tâm nguyện: “Viết cho thiếu nhi là tình u và lẽ sống của tơi”. Thật chính xác khi nói rằng: “Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi khi đã 37 tuổi, tuy có
hơi muộn, nhưng đã đến là ở lại mãi mãi, và cho đến hết đời, chỉ chuyên tâm làm một việc: Viết cho các em”. (Nguyễn Huy Thắng - Phó giám đốc - Nhà xuất bản
Kim Đồng)
Ơng đã tạo dựng được cho mình một sự nghiệp văn chương phong phú bằng nhiều thể loại khác nhau: thơ, truyện đồng thoại, tiểu thuyết, kịch bản phim hoạt hình mà đối tượng hướng tới là bạn đọc nhỏ tuổi với nhiều tâm sự chất chứa. Một câu hỏi lớn xuyên suốt đời văn của ông là: Viết thế nào để các em thích? Suy nghĩ như ơng thì thật đã vươn tới sự thấu đáo, đủ đầy cả về nội dung tư tưởng lẫn
phương thức sáng tạo... Đó là tâm huyết của một nhà văn trải nghề mà không lớn tiếng to giọng “dạy bảo”. Như vậy, trong quan điểm nghệ thuật và thao tác lao động của nhà văn có sự dẫn dắt của một nhà tâm lý học trẻ thơ. Ông quan niệm: Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cị bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sơng, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình u Tổ quốc”. Có lẽ vì thế mà tất cả những vần thơ, trang viết của ơng từ đó đến giờ vẫn khơng thấy cũ.
Võ Quảng từng quan niệm một sáng tác chân chính cho thiếu nhi phải vừa là một cơng trình sư phạm, vừa phải mang tích chất nghệ thuật. Vì vậy, qua mỗi tác phẩm, ông đã khéo léo gửi gắm vào đó chất phù sa màu mỡ của tình u thương để trẻ thơ lớn lên với khát vọng hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Anh Đom Đóm, chị Chổi Tre… nhắc các em biết quan tâm tới những người bình thường
trong xã hội, u lao động, có ý thức gìn giữ mơi trường xung quanh. Ngàn sao
làm việc giúp các em hiểu được bầu trời đẹp lộng lẫy về đêm là do sông ngân hà
biết cháy giữa trời lồng lộng, sao thần nơng biết tỏa rộng chiếc vó lọng vàng, sao hơm như một ngọn đuốc soi cá, nhóm đại hùng tinh biết bng gầu tát nước. Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu.
Giáo dục tư tưởng, đạo đức qua văn thơ đã có truyền thống hàng ngàn năm với quan điểm Nho giáo “văn dĩ tải đạo”, “thi ngơn chí”. Đối tượng hướng tới của văn học viết cho thiếu nhi cũng là đối tượng của giáo dục. Từ đó, nhà thơ Võ Quảng đã nói lên tâm lý sáng tạo phổ biến: “Người viết cho thiếu nhi là một nhà
văn nhưng đồng thời cũng là một nhà giáo muốn các em trở nên tốt đẹp. Quan điểm sư phạm và văn học viết cho thiếu nhi là hai anh em sinh đôi” [21; 56]. Ông đã từng bộc bạch tâm sự: "Văn học thiếu nhi có mục đích chủ yếu là giáo dục các
em biết sống tốt đẹp, biết cảm thông, biết yêu thương,biết quý trọng cái đẹp, hiểu rõ nghĩa vụ làm người" [22; 19].
Không tạo ra điều cấm đối với trẻ em mà chỉ khuyên bảo nhẹ nhàng, Võ Quảng đã tìm được con đường về với tuổi thơ. Cái khó mà Võ Quảng làm được chính là đằng sau sự sống tự nhiên của con trẻ là những nội dung xã hội tinh tế, tự nó mang lại những ý nghĩa giáo dục lớn lao. Ông khéo xử lí cái hồi kết cho một cuộc chơi. Chơi như chú Chó Vàng táp bậy là nguy hiểm (Chú Chó Vàng). Hay cười cợt nhạo báng người khác như Cóc đối với Châu Chấu Voi là khiếm nhã (Cóc
và Châu Chấu Voi)… Mỗi bài thơ của Võ Quảng vì thế bao giờ cũng nhuần nhuyễn
giáo dục kết lại nhưng khơng áp đặt mà mang tính định hướng: Phải chơi như thế nào để trẻ thơ lớn lên và trưởng thành. Đơi khi giáo dục và chơi đùa hịa nhập làm một. Nội dung giáo dục ẩn trốn trong trò chơi và tự thân trò chơi định hướng cho các em vào các hoạt động xã hội mà Ai dậy sớm là một bài thơ điển hình nhất cho cấu trúc tinh tế của thơ Võ Quảng.
Đặc biệt, khi sáng tác, không né tránh, Võ Quảng viết về trẻ em ở cả hai mặt: tốt và chưa tốt. Nhưng cả hai mặt đều đáng yêu. Ơng đã nhìn lại tuổi thơ bằng con mắt hóm hỉnh của người từng trải và bao dung. Điều mà các nhà giáo dục thường đẩy đến mức độ nghiêm trọng thì ơng lại tỏ ra trân trọng. Vì lẽ, bản tính tự nhiên của trẻ em là sự hồn nhiên trong trẻo nên Võ Quảng có cả một tập thơ Măng tre với nghĩa ngụ ngôn: Măng lớn lên theo lẽ tự nhiên, vươn thẳng lên bầu trời cao rộng, nó chỉ lệch lạc khi mơi trường xung quanh nó q nhiều áp lực mà thơi!
Ơng tự đặt cho mình một con đường sáng tạo, thực chất là sự hịa giải giữa ơng - nhà văn, nhà thơ Võ Quảng với bạn đọc nhỏ tuổi: “Tơi tạo ra sự giao lưu tình
cảm giữa văn thơ và các em” [21, 45]. Với văn học cho thiếu nhi, một hình thức
nghệ thuật phụ thuộc vào “tầm đón nhận” của lứa tuổi đặc thù, ông chọn chức năng giao tiếp ở vai trò hàng đầu để dọn đường cho mọi chức năng khác. Vì thế, theo ơng, người viết văn làm thơ cho trẻ em “Phải đủ sự nhạy bén mới có thể phân thân,
mới có thể thâm nhập vào đối tượng, mới có thể làm cho sáng tác trở nên chân thật, gần gũi với đối tượng” [22, 54]. Cũng vì thế, ơng đã giải hịa giữa cảm quan
của người lớn và tâm hồn trẻ thơ, từ đó đưa ra cách giáo dục trẻ em riêng. Võ Quảng cho rằng: “Văn học càng đưa vào những chuẩn mực đạo đức khô khan,
cứng nhắc, tự nó càng xa trẻ em. Ngược lại, chỉ đáp ứng nhu cầu tự nhiên của trẻ em, bản thân văn học dễ trở thành trị chơi thường tình” [22; 60]. Trong các sáng
tác của mình, Võ Quảng đã khéo hịa giải hai mặt mâu thuẫn, nghịch lí ấy.
Những sáng tác hay của Võ Quảng được bắt đầu từ ý tưởng: làm cho trẻ em
thích. Độc giả nhỏ tuổi của Võ Quảng đến với ông thật sự là cuộc vui chơi với bao
điều mới mẻ. Chẳng hạn, khi đến với truyện của ông, các em được đến với một sân chơi, thường là vườn bách thú với các loài vật, con nào cũng ngộ nghĩnh đáng yêu. Võ Quảng dựng lên những tình huống lạ bất ngờ, thú vị, giàu ý nghĩa hơn khơng giống những gì trẻ em đã biết trong truyện dân gian. Con Cáo già sẽ trở nên ngờ nghệch, mắc lỡm (Đêm biểu diễn); Anh Cút lủi thì lười biếng, lần lữa qua loa nên rút cuộc khơng có nhà ở (Anh Cút lủi); anh Hổ vằn khơng bị người đốt mà chính là chú Thỏ yếu đuối và chàng Khỉ tinh khơn (Sự tích những cái vằn); con mèo “tắm khơ” vì ngày xưa nó từng st chết đuối dưới hồ (Mèo tắm); Thỏ cứ tưởng trời sụp rồi chạy loan tin khắp rừng khi một quả mít rơi đánh “ào” một tiếng (Cười)…
Không cười với trẻ thơ, Võ Quảng khơng thể tâm sự với chúng và chính có cái cười ấy, bạn đọc tuổi nhỏ thấy được chính mình trong tác phẩm. Thậm chí trong thơ, ơng cịn là người đánh phách, gõ nhịp cho trẻ em hát và chơi. Mỗi bài thơ của Võ Quảng là mỗi bài hát. Bài hát về Con đường nhỏ với thiên nhiên rực rỡ, ngát hương: “Con đường nho nhỏ/ đi dọc bìa rừng/ Từng bước chân vui/ cứ đi đi mãi/
Dọc đường hoa dại/ đốm trắng đốm vàng...”. Bài hát về Chú chó vàng đi chơi rơng:
“Một chú chó vàng/ Tính hay tinh nghịch/ Giữ nhà khơng thích/ Thích bỏ đi rơng/
Tha thẩn đứng trông/… Gặp chị gà mái/ Vàng ngoạm lấy chân/ Gà kêu thất thanh/ “Oang oác, oang oác”…
Theo ông, ai cũng đã từng trải qua tuổi thơ và biết u cái tuổi thơ của chính mình. Trẻ em chỉ có đáng u chứ khơng đáng ghét. Với trẻ em cần phải tơn trọng tính tự nhiên của chúng. Vì thế, giáo dục trẻ em qua văn chương chỉ mang tính chất định hướng chứ khơng phải áp đặt bằng luật lệ, qui tắc. Tính chất định hướng ấy lại được thể hiện ngay ở chức năng thẩm mỹ của văn học. Bởi lẽ khơng gì có sức cảm hóa mạnh mẽ hơn cái đẹp. Ông viết: “Làm nên được cái gọi là văn học, đó là nhờ
tác giả đã chuyển hướng được màu sắc tâm hồn mình, cách nhìn của mình vào mỗi từ, mỗi câu, mỗi hình tượng tạo ra được một giọng khơng giống bất kì một người nào khác” [23, 64].
Là một nhà phê bình văn học, đặc biệt phê bình văn học thiếu nhi, ơng ln trăn trở từ thực tiễn sáng tác của mình. Với sự quan sát, phân tích Võ Quảng đúc kết: “Một quyển sách gọi là hay, gọi là tốt cho thiếu nhi, phải đồng thời với thiếu
nhi người lớn cũng thấy tốt, thấy hay”. Cái hay và cái tốt ấy, theo ông, là không
tách rời, chúng đã làm cho các em ham mê đọc. Ham mê đọc cũng là bởi các em thích. Và một tác phẩm được các em thích thì thường hàm chứa các yếu tố: Có “nhiều sự việc mới lạ”, “có nhiều tình tiết dồn dập, gay cấn, có nhiều chất
tưởng tượng và ly kì”; “nói những sự việc hàng ngày, nhưng cách diễn tả cần phải hồn nhiên, vui tươi, dí dỏm”; “sự việc ln ln chuyển động... phải như các trị chơi ln ln hoạt bát”; “có chất thơ”, “có cái cười”; “được thể hiện một cách chân thật, mang được màu sắc tâm hồn ở tác giả, được tác giả thổi vào mỗi hàng chữ mỗi trang sách hơi thở rõ rệt của mình...” [21; 50] và các sáng tác của Võ Quảng là những sáng tác như thế.
Khi bàn về chức năng, nhiệm vụ của văn học thiếu nhi, nhà văn cho rằng: Văn học thiếu nhi phải là “những đốm lửa thắp sáng những khía cạnh nhân đạo
của con người. Nó phải làm cho các em biết sung sướng, xót xa, yêu thương, căm giận, ghét mọi biểu hiện xấu xa, yêu mọi biểu hiện vị tha trung thực” [21; 52], làm
cao quý”. Mặt khác, ông cũng cảnh giác với điều mà ta thường thấy hôm nay: biến
tác phẩm văn chương thành một bài học tự nhiên và xã hội. Ông viết: “Việc nhồi
nhét vào đầu óc các em thật nhiều kiến thức, muốn các em phải nhớ hết, dễ dẫn đến hậu quả, trong đầu các em lúc nào cũng no nê. Và các em cũng như chúng ta khi đã quá no nê thì sinh ra chán ngán, khơng cịn muốn nghe gì nữa” [21, 53].
Tóm lại, Võ Quảng ln đề cao vai trị của văn học trong việc giáo dục nhận thức, thẩm mỹ, lòng nhân ái cho thiếu niên nhi đồng. Bởi văn học thiếu nhi có lợi thế trong việc giáo dục các em trở thành người tốt thơng qua những lời nói hay, những hình tượng đẹp. Nhận thức như vậy nên nhà văn ln trăn trở và mong muốn giúp các em có đời sống tình cảm, thế giới tâm hồn phong phú, có nhiều trải nghiệm thú vị, để các em biết cách cảm nhận hiện thực và ứng xử tinh tế hơn, nhân văn hơn trước mọi tình huống đời sống. Đúng như đánh giá của Giáo sư Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam: “Con người ấy quả đã sống hết mình,
Chương II
NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VÕ QUẢNG VIẾT CHO THIẾU NHI
Với hơn 10 tập thơ, Võ Quảng đã để lại cho văn học thiếu nhi Việt Nam một di sản đồ sộ. Đề tài Võ Quảng hướng đến không khác nhiều các tác giả viết cho các em như: Tơ Hồi, Vũ Tú Nam, Phạm Hổ… nhưng ơng lại có những cảm nhận riêng, cách thể hiện mới lạ ở những điều tưởng chừng như quá quen thuộc. Võ Quảng quan niệm: "Thơ, theo đúng nghĩa của nó, dù là thơ bộc lộ tâm tư hay vẽ
lên một cảnh đẹp, hoặc vẽ lên một cuộc sống, hay phản ánh một thời đại, tất cả cuối cùng cũng đều xuất phát từ những rung động chân thật của nhà thơ. Chính những rung động chân thật và sâu đó đã làm cho chất thơ có sự sống, có hơi thở, làm cho hiện thực phản ánh hóa sinh động, làm cho chủ đề tư tưởng của nhà thơ cùng phát huy mạnh mẽ"[31; 34].
1. Đặc sắc về nội dung trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi
Trong thơ, Võ Quảng viết về thiên nhiên, cây trái, hoa quả, các con vật thân quen, những cuộc đời bình dị… Đọc thơ ơng, trẻ em và người lớn đều thích vì được hịa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, được dạo chơi trong vườn bách thú sôi động âm thanh, vườn bách thảo rực rỡ sắc màu, được đắm mình trong những tình cảm chân thật, chan chứa tình yêu thương.
1.1. Khung cảnh thiên nhiên bình dị, tươi đẹp
Khung cảnh thiên nhiên trong thơ Võ Quảng hiện lên rất bình dị mà tươi đẹp. Thơ Võ Quảng mang đến cho các em những rung cảm tinh tế, nhẹ nhàng trước khung cảnh thiên nhiên quen thuộc nơi các em đang sống. Đó là những buổi sớm mai với vừng đông và đất trời thật rạng rỡ, tinh khôi trong Ai dậy sớm:
Ai dậy sớm Bước ra nhà Cau ra hoa Đang chờ đón. Ai dậy sớm Đi ra đồng Cả vừng đơng Đang chờ đón. Ai dậy sớm
Chạy lên đồi Cả đất trời Đang chờ đón.
(Ai dậy sớm)
Lời thơ mộc mạc, giản dị như kể chuyện, tâm tình đã gieo vào ý thức các em những lợi ích của việc dậy sớm, những quà tặng của thiên nhiên, đất trời và con người cho những người biết dậy sớm chăm chỉ học hành, lao động, ăn ở sạch sẽ, chăm tập thể dục… Những bài học nhận thức nhà thơ đem đến cho các em không cứng nhắc, không phải là lời “giáo huấn” khơ khan mà ngược lại nó hết sức tự nhiên như lời thủ thỉ, tâm tình, rất giàu nhạc điệu nên dễ đi vào lịng người, khiến các em dễ thuộc, nhớ lâu.
Trong thơ viết cho các em, Võ Quảng luôn sử dụng bút pháp miêu tả kết hợp