2.2 .Sử dụng các pháp nghệ thuật
2.2.2. Sử dụng biện pháp tu từ so sánh
So sánh bao giờ cũng tạo ra những hiệu quả bất ngờ về mặt nhận thức. Trẻ em thường thích sự mới lạ, thích tưởng tượng ra những hình ảnh ngộ nghĩnh từ những thứ bình thường, dung dị. Hình ảnh so sánh nhất thiết phải gần gũi quen thuộc song cũng phải đem đến một phát hiện mới, một góc nhìn mới về sự vật mới đạt được hiệu quả cao về mặt nghệ thuật. Chẳng hạn như nhà thơ Huy Cận đã so sánh: “Hai bàn tay em/ Như hoa đầu cành (Hai bàn tay em). Nói về “hoa” em nhỏ nào cũng thích vì hoa đẹp và thơm. Nhưng so sánh hai bàn tay với hoa thì thật lạ! Từ hình ảnh so sánh “bàn tay” như “hoa đầu cành”, các em sẽ thêm u đơi bàn tay và cố giữ cho nó trắng thơm như hoa. Phạm Hổ thì tạo ra một hình ảnh so sánh sống động. Nhà thơ so sánh những chú gà con với “hòn tơ”, hành động “chạy” của những chú gà con như “lăn tròn” trên sân cỏ:
Con mẹ đẹp sao Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn Trên sân, trên cỏ.
Vẫn là “chị” gà mái nhưng trong thơ Võ Quảng, “chị” gà ấy vừa được nhân hóa, được so sánh như dáng vẻ như con người, vô cùng thú vị:
Một chị gà mái Mặc chiếc áo nâu …
Uống ngụm nước mưa Như người say sưa Nhắp ly rượu ngọt!
(Ba chị gà mái)
Nhà thơ rất hay dùng biện pháp so sánh để miêu tả các động thái, hoạt động của sự vật. Một em bé đang ngồi viết, đầu hè có một cây khế to tỏa bóng, em tưởng tượng:
Một cành cúi sát Qua cửa chắn song Như đang cúi trông Tôi ngồi tôi viết.
(Viết đẹp)
Phải là một tâm hồn yêu trẻ tha thiết, phải quan sát bằng con mắt trẻ thơ, tác giả mới có thể sáng tạo hình ảnh so sánh cành khế sà xuống như một người anh, người chị, người thầy đang dõi theo việc học tập của các em nhỏ. Bằng cách so sánh đó, cành khế trở lên gần gũi, thân thiết. Hay, con Cóc - một nhân vật quen thuộc với các em nhỏ qua thần thoại Cóc kiện trời được miêu tả như sau:
Con cóc
Đánh một phóc Như bật lị xo Cái bụng Cóc to Trịn như cái trống Cái miệng khoét rộng Như miệng bùng binh.
(Báo mưa)
Một loạt hình ảnh so sánh nối tiếp nhau tạo nên những tưởng tượng kỳ diệu. Động tác “Đánh một phóc” được đem so sánh với “bật lò xo”, “cái bụng” to tròn được so sánh với “cái trống”, “Cái miệng khoét rộng” được so sánh với “miệng
bùng binh”. Những so sánh trên khá chính xác và ln mới mẻ, bất ngờ. Cịn gì
mạnh và nhanh hơn “bật lị xo”? Cịn gì trịn và to như “cái trống”? Cịn gì rộng, tối và sâu rõ như “miệng bùng binh”? Qua cách so sánh này, con Cóc đã xuất hiện
khơng những dũng mãnh, oai vệ xứng đáng là “cậu ơng trời” mà cịn mang nét kì dị, ngộ nghĩnh về hình dáng, dự báo trước hành động phi thường là “báo mưa”.
Độc đáo nhất phải kể đến hình ảnh so sánh trong bài Chú Chẫu Chàng. Một chú Chẫu Chàng ngồi trên lá sen say sưa nhìn hồ nước thì bỗng có tiếng “cạc, cạc, cạc!” của đàn vịt:
Chú Chẫu Chàng Như tia chớp Tụt xuống nước Biến đâu mất!
Chú Chẫu Chàng thảnh thơi, mải mê ngắm cảnh đã biến mất ngay như một “tia chớp” hết sức nhanh, mạnh, ấn tượng. Cách so sánh ấy không chỉ lột tả sự biến hóa bất ngờ trong hành động mà cịn làm nổi bật tính cách Chẫu Chàng. Chẫu Chàng khơng khác gì cậu bé, mơ mộng, phiêu lưu và rất nhanh nhẹn, thoắt cái biến mất đố ai tìm thấy!
Trong thơ Võ Quảng có những bức tranh rất đẹp được vẽ lên bằng những hình ảnh so sánh:
Hoa sen sáng rực Như ngọn lửa hồng.
(Hoa sen)
Cách so sánh đem đến những nhận thức mới mẻ. Giữa cái nền xanh bát ngát của đầm sen, bông hoa sen hồng làm sáng bừng lên bức tranh mùa hạ. Sắc hồng tươi sáng, ấm áp, đầy sức sống.
Còn đây là cảnh quê hương qua con mắt ngỡ ngàng của “bé” Măng tre:
Tơi nhìn ra khắp Sơng núi xóm làng Mương máng dọc ngang Đẹp như tranh vẽ.
(Măng tre)
Trong con mắt của bé, đồng quê Việt Nam với những mương máng dọc ngang, với những bờ cỏ, cánh đồng xanh mát đẹp như một bức tranh, hài hòa, sống động.
Nghệ thuật so sánh trong thơ của Võ Quảng đã góp phần làm nổi bật sự biến hóa đầy bất ngờ của sự vật, người đọc vỡ òa trong niềm vui ngỡ ngàng. Trẻ em yêu, trẻ em thích thơ Võ Quảng cũng vì lẽ đó!