Sử dụng phép điệp

Một phần của tài liệu Nội dung đề tài võ quảng đặc sắc về nội dung trong thơ võ quảng viết cho thiếu nhi (Trang 69 - 78)

2.2 .Sử dụng các pháp nghệ thuật

2.2.3. Sử dụng phép điệp

Phép điệp là biện pháp lặp lại từ, ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình, làm cho câu thơ, câu văn thêm tính hài hịa,

cân đối, nhịp nhàng. Phép điệp cũng được Võ Quảng dùng khá phổ biến trong thơ viết cho thiếu nhi. Nó vừa đem lại giá trị biểu cảm, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu.

Tình yêu tuổi thơ tha thiết là nguồn cảm hứng giúp Võ Quảng viết nên bài thơ Thấy cái hoa nở. Chú bê con lạc mẹ thật đáng thương. Chú cứ quanh quẩn vào ra trong vườn. Những hình ảnh thơ lặp đi, lặp lại giúp chúng ta hình dung ra vẻ lúng túng tội nghiệp của chú bê:

Ơ kìa! Con bê Đi qua vườn ớt, Nhìn sau nhìn trước, Đi qua vườn cà, Đi vào đi ra.

(Thấy cái hoa nở)

Các cụm từ “đi qua”, “đi vào”, “đi ra” được lặp đi lặp lại diễn ta hành động quanh quẩn và sự ngơ ngác đáng thương của chú bê con. Biện pháp lặp đó khơng chỉ nhấn mạnh nội dung thơng báo mà cịn tăng giá trị biểu cảm của ý thơ.

Các em nhỏ đọc bài thơ Mời vào có thể thuộc ngay bài thơ bởi cấu trúc lặp của những câu hỏi và câu trả lời rất phù hợp với tâm lý tuổi thơ:

- Cốc, cốc, cốc! - Ai gọi đó? - Tơi là Thỏ - Nếu là Thỏ Cho xem tai. - Cốc, cốc, cốc! - Ai gọi đó? - Tơi là Nai - Thật là Nai Cho xem gạc. …. (Mời vào)

Cấu trúc trả lời lặp xuyên suốt bài thơ tạo nên âm hưởng vui nhộn, tơ đậm thêm hình ảnh ngộ nghĩnh của các con vật.

Lặp sóng đơi, lặp đầu câu, lặp cấu trúc cũng được sử dụng khá nhiều trong truyện thơ Gà Mái Hoa. Lặp sóng đơi nhấn mạnh sự quấn quýt, gắn bó giữa Trống Xám và Mái Hoa:

Mái Hoa uống một ngụm nước

…..

Mái Hoa trên gác: Cục, cục, cục, tác! Trống xám đứng dưới: Cục, cục, cục, tác!

(Gà Mái Hoa)

Lặp đầu câu giúp người đọc hình dung ra hành động cuống quýt khi tìm ổ để đẻ trứng của Mái Hoa:

Cái đầu nó nghếch nghếch Cái cổ nó thon thót Nó kêu: tót, tót, tót! Nó nhảy lên bàn, Nó đạp ngã bát (Gà Mái Hoa)

Lặp cấu trúc tạo ra sự ăn ý nhịp nhàng của các loài vật trong dàn đồng ca mừng Mái Hoa có tin vui:

Rồi Ngỗng: cạc, cạc! Rồi Vịt: gắp, gắp! Rồi Lợn: ịt ịt!

(Gà Mái Hoa)

Việc lặp đi lặp lại những cấu trúc, những câu thơ, từ ngữ đã làm tăng sắc thái biểu cảm, nhấn mạnh giá trị thông báo tạo nên nhịp điệu đều đặn cho bài thơ, khiến kết cấu bài thơ trùng điệp, các hình ảnh thơ liên tiếp tác động mạnh vào nhận thức và tình cảm của người đọc, ý thơ được củng cố, gia tăng:

Ai dậy sớm Bước ra nhà Cau ra hoa Đang chờ đón. Ai dậy sớm Đi ra đồng Cả vừng đơng Đang chờ đón. (Ai dậy sớm)

Câu thơ “Ai dậy sớm” được lặp đi lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ như mời gọi các em, bởi sau mỗi câu thơ đó là một loạt hình ảnh tươi mới rực rỡ với hương hoa, với hừng đông, với đất trời bát ngát đang chờ đón các em.

Các em chắc khơng qn một Chị Chổi Tre cần mẫn hết “ra đàng”, “ra hè”

lại “vào nhà” quét sạch rác rưởi, làm đẹp cho đời bởi điệp khúc:

Chị Chổi quét: Roặc, roặc, roặc! Bụi tung bay. Bụi cay cay Xông vào mũi.

(Chị Chổi Tre)

Tất cả những việc chị Chổi Tre làm cứ ngân vang mãi. Cái tài tình là ở chỗ đôi khi tác giả chỉ thay đổi một số từ ngữ, hình ảnh và giữ nguyên cả đoạn thơ dài mà độc giả vẫn thấy mới, thấy lạ, thấy biến hóa.

Nếu như những bài thơ dành cho trẻ mầm non và các lớp đầu cấp tiểu học (lớp 1,2) Võ Quảng hay sử dụng lặp cấu trúc, lặp xuyên suốt thì những bài thơ dành cho trẻ lớp cuối cấp tiểu học (lớp 3,4,5) nhà thơ lại sử dụng lặp đầu câu mang tính thống kê để vừa cung cấp hiểu biết cho trẻ vừa tạo ra sự liên tiếp về ý thơ, tạo trường liên tưởng rộng lớn. Bài thơ Vót chơng kể về em bé góp sức vào cuộc kháng chiến bằng cách vót những cây chơng thật nhọn làm vũ khí giết giặc:

Tơi tìm trong tre Cây tre nhặt đốt Cây tre đặc ruột Cây tre thật già Tôi đem tre ra Tre già vàng óng Tôi chặt thành long Tơi vót thành chơng.

(Vót chông)

Bài thơ đã mang đến cho các em những hiểu biết về cách chọn tre, vót chơng. Cách lặp đầu câu làm cho bài thơ mang dấu ấn riêng dù đề tài không hề mới. Ở bài thơ Chị ru em ngủ, là sự lặp lại đầu mỗi câu thơ động từ “giữ” khẳng định quyết tâm của cha mẹ chiến đấu cho các con có một cuộc sống bình n:

Giữ cây măng mọc Giữ lúa xanh tươi Giữ mãi tiếng cười

Giữ cao tiếng hát.

(Chị ru em ngủ)

Lời thơ tự nhiên, mộc mạc như đồng dao, nội dung đơn giản. Việc điệp từ, điệp ngữ như vậy rất phù hợp với trí tuệ non nớt và tâm lý trẻ nhỏ. Hay trong bài thơ

Đôi tay mẹ, từ “một tay” điệp lại 11 lần, liệt kê các công việc mẹ làm hằng ngày: đun nước, cào rơm, khâu vá, băm bèo, cấy lúa, nuôi heo, tát nước, đắp đập… mẹ bận rộn

suốt ngày, bé nhận thức được sự vất vả của mẹ và rồi càng yêu thương mẹ hơn: Một

tay đun bếp/ Một tay bế em/ Một tay cào rơm/ Một tay cấy mạ… Cách dùng điệp từ,

điệp ngữ rất hợp với khả năng ghi nhớ của các em. Đọc thơ của ông ta thấy cái đọng lại cuối cùng là những hình ảnh thơ gây ấn tượng mạnh, có ý nghĩa giáo dục lớn về tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước, con người Việt Nam.

Tóm lại, với ngơn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, nhạc điệu kết hợp việc sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, điệp và các yếu tố hài hước, dí dỏm cùng lối thơ đồng dao, Võ Quảng đã đem đến cho trẻ em một thế giới thiên nhiên tươi đẹp, mn màu nghìn vẻ, những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, những bài học bổ ích của cuộc sống. Mỗi bài thơ của ơng là một món q vơ giá, là tấm lịng u thương vơ bờ mà nhà thơ dành cho trẻ em. Nhiều thế hệ trẻ em yêu mến nhà thơ cũng vì những lẽ đó.

KẾT LUẬN

Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng của văn học Việt Nam. Được hình thành và phát triển từ sau Cách mạng tháng Tám, đến nay nó đã thu được những thành tựu đáng kể. Với đặc điểm ngắn gọn, rõ ràng; ngơn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, nhạc điệu; hồn nhiên, ngây thơ, văn học thiếu nhi có vai trị mở rộng và nâng cao hiểu biết cho các em; giáo dục lòng nhân ái, giáo dục thẩm mỹ và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ thơ. Một trong những tác giả có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Văn học thiếu nhi Việt Nam là Võ Quảng. Với gần 50 năm cầm bút, nhà thơ Võ Quảng đã để lại cho văn học thiếu nhi Việt Nam một di sản đồ sộ. Những vần thơ của ông theo dấu thời gian đã in đậm vào tâm hồn thiếu nhi nhiều thế hệ và được giới thiệu trong chương trình của nhiều bậc học.

Đọc thơ Võ Quảng, trẻ em và người lớn đều thích vì được dạo chơi trong vườn bách thú sôi động âm thanh, vườn bách thảo rực rỡ sắc màu, được đắm mình trong những tình cảm chân thật, chan chứa u thương. Đó là những cây trái, hoa quả, các con vật thân quen, những cuộc đời bình dị. Mỗi bài thơ của Võ Quảng như một câu chuyện nhỏ xinh đánh thức sự chú ý, khơi gợi sự ghi nhớ, tưởng tượng của trẻ và luôn chứa đựng trong đó ý nghĩa triết lý sâu sắc, những bài học giáo dục nhẹ nhàng. Tất cả được Võ Quảng khoác cho tấm áo mới, thổi vào sự sống để trở nên thân thiết với trẻ hơn; giúp các em hiểu và yêu mến thế giới xung quanh; tạo nên mối giao cảm, gắn bó giữa thiên nhiên với con người, hướng các em biết yêu cái đẹp.

Vườn thơ Võ Quảng xanh mãi với thời gian bởi nghệ thuật đặc sắc mà giản dị, tươi trẻ và hấp dẫn. Thơ Võ Quảng hấp dẫn trẻ em khơng chỉ vì kết cấu ngắn gọn mà còn bởi nhạc điệu trong sáng, tươi vui, rất phù hợp với tâm hồn giàu cảm xúc, ưa hoạt động của trẻ. Trong thơ ông, những mảng màu cuộc sống đã thật sự tươi rói hơn nhờ cảm quan nghệ thuật vừa tinh tế vừa giàu có của người nghệ sĩ. Những mảng màu đó chính là thế giới của cây cối, hoa quả, chim thú đến thế giới của các đồ vật quen thuộc. Tất cả được thể hiện với lối viết giản dị, mộc mạc, khả năng nhân cách hoá, so sánh tài tình và các yếu tố dí dỏm, bất ngờ, ngộ nghĩnh. Qua đó, ơng đã đem đến cho trẻ thơ một thế giới vừa quen vừa lạ mà vô cùng hấp dẫn.

Là một cây bút nghiêm túc và cẩn trọng trong sáng tác, Võ Quảng đã để lại một gia tài tinh thần quý giá cho tuổi thơ. Hơn 200 bài thơ ông để lại không chỉ là những bài học làm người sâu sắc mà cịn là những cơng trình nghệ thuật có ý nghĩa đặt nền móng, đồng hành cùng sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam. Đó chính là hoa thơm, trái ngọt được dâng tặng từ trái tim nhân hậu, yêu thương trẻ thơ thực lòng của nhà thơ. Những tác phẩm này đã nâng đôi cánh ước mơ, tiếp thêm

nghị lực cho bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam trên con đường trưởng thành. Võ Quảng đã tạo ra một giọng thơ riêng giản dị, trong sáng, chắc khỏe, bất ngờ, hóm hỉnh phù hợp với điệu tâm hồn của trẻ em. Vì vậy, thơ Võ Quảng đã vượt lên thời gian, ln là món q u thích của cả trẻ em và người lớn qua nhiều thế hệ. Võ Quảng thực sự đã góp được một tiếng thơ thật đặc sắc trong làng thơ Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 1984. 2. Lê Thị Kim Dung, Lại Thị Thu Huyền (chủ biên), Giáo trình Văn học (Dành cho ngành đào tạo Giáo dục tiểu học), 2015.

3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2006. 4. Bùi Công Hùng, Nhịp điệu trong thơ thiếu nhi, Tạp chí văn học số 5, Tr 79 - 82, 1982. 5. Vân Hồng, Võ Quảng và tiểu thuyết Quê nội - Tảng sáng, Bàn về văn học thiếu nhi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1983.

6. Dương Thu Hương, Giáo trình văn học thiếu nhi, NXB Sư phạm, 2004. 7. Phong Lê, Tuyển tập Võ Quảng, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1998 8. Nguyễn Thế Lịch, Nhịp thơ, Báo ngôn ngữ số 1, Tr 61 - 63, 2004. 9. Phương Lựu, Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.

10. Lã Thị Bắc Lý, Giáo trình văn học trẻ em, NXB Sư phạm, Hà Nội, 2004. 11. Lê Thị Hoài Nam, Bài giảng văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Đà Nẵng, 2005. 12. Võ Quảng, Tuổi thơ thu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1985.

13. Võ Quảng, Vũ Ngọc Bình, Phạm Hổ, Thơ thiếu nhi chọn lọc: Tuyển tập thơ, NXB Thanh niên, 2000.

14. Võ Quảng, Nắng sớm, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1965.

15. Võ Quảng, Anh Đom Đóm: Tập thơ chọn lọc, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2000. 16. Võ Quảng, Măng tre, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1971.

17. Võ Quảng, Quả đỏ, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1980. 18. Võ Quảng, Gà Mái Hoa, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1957. 19. Võ Quảng, Thấy cái hoa nở, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1962.

20. Võ Quảng, Phát huy tác dụng của văn học đối với việc rèn luyện phẩm chất đạo

đức cho học sinh, Nghiên cứu Giáo dục số 01, 1980.

21. Võ Quảng, Thơ với bạn đọc nhỏ tuổi, Bàn về văn học thiếu nhi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1983.

22.Võ Quảng, Đến với các em như thế nào, Văn nghệ, 449, 1973. 23. Võ Quảng, Nói về ngôn ngữ văn học đi vào nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1983. 24. Vân Thanh, Văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2003.

25. Vân Thanh, Phác thảo văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999. 26. Vân Thanh, Nguyên An, Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa, 2002.

27. Vân Thanh, Tác giả văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa, 2006. 28. Vân Thanh, Văn học thiếu nhi như tôi từng biết, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2003. 29. Nguyễn Ánh Tuyết, Tâm lý học trẻ em, NXB Giáo dục, 2001.

30. Nhiều tác giả, Văn học thiếu nhi Việt Nam: Nghiên cứu, lý luận, phê bình, tiểu luận, NXB Kim Đồng, 1983.

31. Nhiều tác giả, Bàn về văn học thiếu nhi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1983. 32. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1,2,3,4,5, NXB Giáo dục, Hà Nội.

33. Sách Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề, (Bộ sách dùng cho các độ tuổi ở trường Mầm Non)

PHỤ LỤC

Một số bài thơ của Võ Quảng

(được lựa chọn trong đề tài)

STT Tên bài thơ STT Tên bài thơ

1 Báo mưa 37 Ai dậy sớm

2 Biết phải làm gì 38 Xe cút kít

3 Bờ tre làng 39 Cây măng tre

4 Sắt vụn 40 Sau mưa

5 Chăm học 41 Ông trăng thu

6 Chị Chổi Tre 42 Trong một nhà máy

7 Mang tin chiến thắng 43 Chị ru em ngủ

8 Chú Chẫu Chàng 44 Xe cút kít

9 Con bê lông vàng 45 Con trâu vành đai

10 Con đường nhỏ 46 Tre vui tre cười

11 Dát vàng 47 Hai mươi lăm năm

12 Được! Được! 48 Một chuyến đi thăm

13 Gà Mái Hoa 49 Chiếc mai

14 Măng tre 50 Mời vào

15 Học tốt 51 Quả đỏ

16 Hỏi Chích Bơng 52 Ngàn sao làm việc

17 Mầm non 53 Ngày đến

18 Vót chơng 54 Anh nắng sớm

19 Cây đỗ 55 Trồng cây

20 Mẹ yêu em tôi 56 Báo tin

21 Con trâu mộng 57 Con rùa

22 Mời xuống đây chơi 58 Điểm hai

23 Nắng ấm 59 Chân mưa

24 Vì sao thơng vi vu 60 Đường đến trường

25 Như thuyền lướt 61 Đơi tay mẹ

26 Những khúc gỗ 62 Gió (II)

27 Những nghệ sĩ 63 Ba chị gà mái

28 Ráng chiều đi đâu? 64 Các màu sắc quý

29 Làm gạch 65 Chuyện anh Chào Mào

30 Trong một nhà máy 66 Bốn người

31 Viết đẹp 67 Kêu rét

32 Anh Đom Đóm 68 Thỏ con

33 Gió (I) 69 Lộc với sương

34 Chú nắng sớm 70 Chú voi con

35 Thác nước 71 Ai cho em biết

Một phần của tài liệu Nội dung đề tài võ quảng đặc sắc về nội dung trong thơ võ quảng viết cho thiếu nhi (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w