Thế giới động vật sinh động, đáng yêu

Một phần của tài liệu Nội dung đề tài võ quảng đặc sắc về nội dung trong thơ võ quảng viết cho thiếu nhi (Trang 38 - 45)

3. Các chặng đường phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam

1.2. Thế giới động vật sinh động, đáng yêu

Nhà thơ Ngô Quân Miện đã từng nhận xét về thơ Võ Quảng: "Trong thơ anh có một mảnh vườn bách thú và bách thảo mà những em bé nào có cái may mắn được vào đều say mê và yêu thích" [6; 301]. Quả đúng như vậy, vườn thơ của Võ

mèo, gà, vịt, chó, trâu, bị, lợn,... Những con chim trời như chào mào, chim khun, cị, vạc, quạ, vàng anh, bói cá, bồ chao, cị bợ, bách thanh, vẹt,… Những con vật ở rừng như thỏ, nai, cáo, voi,… và những con vật khác như chẫu chàng, cóc, ếch, nhái, thậm chí cả chuột… Có thể nói, thơ Võ Quảng là một xã hội chim, thú rất đơng vui, sinh động vơ cùng. Đó cũng chính là một xã hội nhộn nhịp, ríu rít, inh ỏi những tiếng nói, tiếng cười, tiếng hát của trẻ con - một xã hội luôn luôn náo động, rất đáng yêu của các loài vật.

Những con vật trong thơ Võ Quảng đa dạng, phong phú. Từ trong nhà đến ngoài thiên nhiên, từ trên trời xuống mặt đất… Tất cả đều hồn nhiên ngộ nghĩnh, rất phù hợp với tâm hồn trẻ em.

1.2.1. Loài vật trên mặt đất

Mỗi bài thơ của Võ Quảng giống như một bức tranh nhỏ nhắn, xinh xắn, khắc họa chân dung sinh động về một con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Đó là một chú bê con: Con bê lông vàng/ Cổ loang màu trắng/ Bước đi liếng thoắng/ Miệng cứ:

bê…ê! Rồi, chú tung tăng đi tìm mẹ: Đi vào vườn ớt, Nhìn sau nhìn trước. Đi qua vườn cà, Đi vào đi ra.

(Con bê lơng vàng)

Nó tìm mãi mà chẳng thấy mẹ đâu. Nó tiếp tục đi rồi vấp cọc đau quá, ngã lăn kềnh ra. Thế rồi:

Thấy cái hoa nở Nó bước lại gần Nó đứng tần ngần Mũi kề, hít hít!

(Con bê lơng vàng)

Đó là những con vịt háu ăn cứ kéo nhau xếp hàng xung quanh chuồng lợn mà lên tiếng đòi: “Mau chia cám! Chia cám!” (Như thuyền lướt). Hay là chú chó vàng tinh nghịch, thấy cái gì cũng chẳng để yên, cũng sủa, cũng cào, cũng trêu, cũng chọc. Gặp chị gà mái, chú cứ như đứa trẻ tinh nghịch hay trêu đùa bạn:

Gặp chị gà mái

Vàng ngoặm lấy chân Gà kêu thất thanh:

Vẫn chưa yên, vẫn sủa, vẫn trêu chọc, nhưng chẳng may cho chú là chọc phải tổ ong nhưng chú lại nghĩ đấy là đám ruồi để rồi kết quả là mình mẩy sưng bầm:

Sủa tống hồi lâu Chồm lên táp táp

Mình mẩy sưng bầm Té ra ong chích!

(Một chú chó vàng)

Dưới ngòi bút tài tình của Võ Quảng hình ảnh chú voi con đi khám bệnh hiện lên sao mà ngộ nghĩnh đáng yêu đến thế, cũng như những em bé lần đầu đi khám bệnh nhút nhát nhưng vô cùng dễ thương. Bài thơ Chú voi con khơng chỉ tái hiện lại hình ảnh chú voi con đi khám sức khỏe mà cịn có ý nghĩa giáo dục các em nhỏ phải chăm sóc sức khỏe để có cơ thể khỏe mạnh như voi con.

Bài thơ Mời vào là một hoạt cảnh thật vui với những "nhân vật" như Thỏ, Nai, Vạc, Gió… chưa hề quen nhau nhưng đầy lòng hiếu khách:

- Cốc, cốc, cốc! - Ai gọi đó? - Tơi là Thỏ. - Nếu là Thỏ Cho xem tai. - Cốc, cốc, cốc! - Ai gọi đó? - Tơi là Nai. - Thật là Nai Cho xem gạc. - Cốc, cốc, cốc! - Ai gọi đó? - Tôi là Vạc. - Đúng là Vạc Cho xem chân. - Cốc, cốc, cốc! - Ai gọi đó? - Tơi là Gió.

- Xin mời vào…

(Mời vào)

Bài thơ nói về hoạt động đối thoại giữa chủ nhà với những người khách đến chơi là Thỏ, Nai và Gió. Qua đó, các em sẽ học được phép lịch sự khi vào nhà người khác, cách đối đáp rất lịch thiệp của chủ nhà. Đặc biệt, qua bài thơ các em còn nhận biết được đặc điểm chính của các con vật.

Những bài thơ nho nhỏ của Võ Quảng ln chứa đựng trong đó ý nghĩa triết lý sâu sắc, những bài học giáo dục nhẹ nhàng. Trong bài Gà Mái Hoa, Võ Quảng đã tạo dựng một bức tranh sống động về vẻ đẹp của tình bạn giữa các con vật. Nhiều sự việc mới lạ, nhiều tình tiết dồn dập, gay cấn gây hứng thú, tạo hồi hộp cho trẻ em. Từ việc Trống Xám đập cánh, gáy ò ó o báo hiệu một ngày mới, Mái Hoa “bừng mắt” đi kiếm mồi, rồi bỗng đổi tính, đổi nết nháo nhác tìm ổ đến việc Mái Hoa đẻ trứng “Cục, cục, cục, tác!”. Trống Xám, Ngan, Vịt và cả Tí đều mừng rỡ khi Mái Hoa đẻ được một quả trứng hồng.

Có thể nói, mỗi bài thơ của Võ Quảng là một câu chuyện nhỏ xinh, một tiếng cười hóm hỉnh, sảng khối. Các con vật trên mặt đất của ông hiện lên ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế giới của trẻ thơ đầy những tưởng tượng, thắc mắc thậm chí nhầm lẫn đến là đáng yêu!

1.2.2. Loài vật trên trời

Thế giới loài vật trên trời trong thơ Võ Quảng thật phong phú. Mỗi loài vật mang đến cho bạn đọc nhỏ tuổi một cảm nhận mới mẻ, bất ngờ: lồi thì báo mùa xn đến, lồi mang đến những niềm vui cho mọi người, lồi thì chăm chỉ làm việc… Võ Quảng rất tinh tế, nắm bắt được một số nét đáng yêu của từng con vật, thể hiện sinh động và có hồn, như trong bài thơ Anh Đom Đóm:

Mặt trời gác núi Bóng tối lan dần Anh Đóm chuyên cần Lên đèn đi gác...

Theo làn gió mát Anh đi rất êm Đi suốt một đêm Lo cho người ngủ

Gáy sáng đằng đông Tắt ngọn đèn lồng Đóm lui về nghỉ.

Với vần điệu nhịp nhàng, uyển chuyển, lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, nhà thơ đã đưa trẻ em vào khung cảnh thiên nhiên ban đêm nên thơ, n bình, ấm áp. Trong khung cảnh đó, anh Đóm hăng say trong cơng việc đầy ý nghĩa: mang đèn đi canh gác bảo vệ giấc ngủ, sự bình yên cho mọi người. Bài thơ ca ngợi anh Đóm chun cần, qua đó nhà thơ gửi gắm tình u thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết.

Với bài thơ Hỏi Chích Bơng, các em rất thích thú với chú chim bé nhỏ này:

Hỏi chú Chích Bơng - "Sao Chích Bơng

Suốt ngày ln nhảy nhót? Chích Bơng trả lời:

- "Cậu nói gì lạ? Phải hiểu cho tôi Tôi nhảy khắp nơi Để lo làm việc!”

Nhỏ bé là vậy, nhưng chú chăm chỉ, miệt mài với cơng việc bắt sâu của mình, để cho những vườn rau xanh tốt, những “Cây cành trĩu quả”. Các bạn nhỏ cũng rút ra được bài học cho mình: hãy yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước mình và làm những việc thật có ích cho mọi người!

Ngay cả bờ tre làng, Võ Quảng cũng gợi cho các em những nét đẹp của thiên nhiên, nét lộng lẫy của những chú chim:

Buổi sớm lúc sương tan Bờ tre làng lấp lánh Đỗ lại đàn cò trắng Tre như nở bừng hoa Sáo sậu nổi hát ca Tre rung rinh trời sáng Lời họa mi loáng thoáng Tre phe phẩy đung đưa.

(Bờ tre làng)

Sự hòa quyện của bờ tre và lũ chim làm cho chúng ta liên tưởng tới một cuộc sống tốt đẹp, ở đó có tình u thương, sự giúp đỡ lẫn nhau, mọi người rất vui vẻ, hạnh phúc. Trong rừng, một thế giới nhộn nhịp, vui tươi rộn rã như ngày hội để các chú chim trổ tài:

Đàn hát liên miên Đủ làn, đủ điệu Xôn xao, kỳ diệu

Tiếng hát Vàng Anh! Rực rỡ, long lanh Giọng anh Bồ Cát Vừa múa, vừa hát Các chú Bồ Chao! Vang lừng xơn xao Giọng anh Chiền Chiện! Chao mình múa lượn Có chú Én xanh!

(Những nghệ sỹ)

Thế giới các con vật trên trời cũng thật rộn ràng. Chúng ta cảm nhận được trong thế giới ấy tràn ngập âm thanh về cuộc sống vui tươi, hạnh phúc. Các lồi vật đang hịa tấu một bản giao hưởng ca ngợi vẻ đẹp của đất trời, thiên nhiên.

1.2.3. Loài vật dưới nước

Đối với trẻ thơ, thế giới loài vật mở ra rất đa dạng, phong phú và các em ln mong muốn tìm hiểu cái thế giới "lạ lùng" ấy! Các em muốn biết những con vật đó làm gì? Chúng có đem lại lợi ích gì cho con người chúng ta khơng? Thấu hiểu điều đó, Võ Quảng đem đến cho các em một thế giới của các loài vật sống dưới nước hết sức sinh động. Khi đọc những dòng thơ của Võ Quảng, các em mới vỡ lẽ ra rằng: À! Thì ra là như vậy!

Chỉ bằng những nét phác họa, Võ Quảng đã dựng lên một khung cảnh vui tươi nhộn nhịp bởi tiếng kêu của ếch, nhái, ễnh ương… sau cơn mưa đều inh ỏi như tiếng trẻ thơ đầy ắp tiếng nói cười cùng nhau học bài. Tiếng kêu đặc trưng của các con vật giống như trò chuyện với nhau, cùng bảo ban nhau học tập:

Sau cơn mưa giơng Nước hồ tràn ngập, Xóm thơn dồn dập Tiếng nhái, ễnh ương, Vang động chiều sương Ôn bài học tập. Nhái học: - Ọc, học, ọc học! Ếch đọc: - Học tốt, học tốt Nhặt khoan ngoài rộc Tiếng chú ễnh ương:

- Trò ngoan, trò ngoan! Tiễng chú chẫu chàng Trong ao rau rút: - Ọc, uộc, học thuộc!

(Chăm học)

Mô phỏng tiếng kêu của những chú ếch, chú ễnh ương, nhái, chẫu chàng khi trời mưa nhưng tác giả lại gắn chúng vào như là một lớp học, các bạn chăm chỉ đua nhau học bài. Các em nhỏ sẽ rất tò mò về các con vật này và sẽ cố gắng chăm chỉ học bài như chúng. Thế giới của các con vật dưới nước thật là sinh động. Đó là một thế giới nhỏ xinh nhưng ln có sự vận động, thay đổi. Đọc bài thơ Chú Chẫu

Chàng, bạn đọc sẽ bắt gặp một thế giới như thế: Một chú Chẫu Chàng Ngồi trên lá sen Mải nhìn hồ nước Thấy trời lộn ngược Mây trắng rung rinh. Một chị Niềng Niễng Hì hục dưới bùn

Một anh Chuồn Chuồn Là là mặt nước

Một chú Nòng Nọc Ngọ ngoậy cái đuôi Một bác cá Trơi Xịe vây quạt quạt.

Bài thơ là một thế giới ngọt ngào, êm dịu. Có sự cựa quậy bên trong, có tiếng nói thì thầm, có những hoạt động… Trẻ em thích thú, đọc thuộc bài thơ bởi ở đó các em như nhìn thấy hình bóng mình, thấy “những người bạn nhỏ” cũng “ngọ ngoậy”, cũng “hì hục”, cũng nghịch ngợm… giống như sự hiếu động của các bé: chạy nhảy, nói cười, hát múa và cả thói hay la cà, mải chơi quên lời mẹ dặn như chú rùa trong bài thơ Rùa con:

Thức dậy trời chưa sáng Rùa mẹ bảo rùa con: - Con mẹ hãy chạy bon Đi mua ít hoa quả!

Nhìn lên cái nắng gắt Đã lên đến đỉnh đầu Rùa hiểu mình đi lâu Lại mải chơi dọc phố!

Chú Rùa con đi mua hoa quả từ sáng sớm, vậy mà khi đến nơi thì người bán hàng đã nghỉ trưa. Lúc này rùa mới thấy rằng sự la cà, chậm chạp của mình đã làm cho mẹ phải chờ đợi, phải phiền lịng.

Tóm lại, bằng sự am hiểu về thế giới lồi vật và sự kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật mô phỏng âm thanh và nghệ thuật miêu tả lồi vật, nghệ thuật nhân hóa độc đáo, Võ Quảng khơng chỉ đem đến cho các em kiến thức về đặc điểm cơ thể, đời sống của các con vật mà cịn giúp các em hiểu được tính nết của từng lồi. Từ anh “Đom Đóm chun cần" đến chú Vịt háu ăn, con Lợn béo míp, chú Rùa mải chơi, Chẫu Chàng nhanh nhẹn… đều được tác giả thổi hồn vào khiến chúng trở nên đáng yêu, gần gũi, gắn bó. Điều đó, cho thấy thế giới lồi vật trong thơ Võ Quảng đem lại vẻ đẹp, niềm vui trong cuộc đời trẻ thơ. Đọc thơ ông, các em thêm yêu quý những sự vật nhỏ bé quanh mình.

Một phần của tài liệu Nội dung đề tài võ quảng đặc sắc về nội dung trong thơ võ quảng viết cho thiếu nhi (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w