SỰ CẦN THIẾT TÁI CẤU TRÚC VỐN SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế (Trang 29 - 30)

Một cấu trúc vốn tối ưu phải nhằm đến mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ phần mà cổ đơng

đang nắm giữ. Theo định đề 2 (có thuế) trong lý thuyết MM, tỉ suất sinh lợi của cổ

phần tỷ lệ thuận với nợ vay, điều này có nghĩa là nợ vay càng nhiều thì tỉ suất sinh lợi cổ phần càng tăng. Tuy vậy, MM đã chưa kể đến các chi phí phá sản và các chi phí khác khi kiệt quệ tài chính xảy ra. Ngồi ra, trong mỗi thời kỳ phát triển của công ty thì tỉ suất sinh lợi vốn cổ phần hồn tồn khác nhau đối với cơng ty có tài trợ nợ và cơng ty khơng có tài trợ nợ. Trong thời kỳ tăng trưởng, việc sử dụng địn bẩy tài chính sẽ khuyếch đại tỷ suất sinh lợi cổ phần và ngược lại trong thời kỳ khủng hoảng như

hiện nay thì tỷ lệ lỗ cũng được khuyếch đại khi cơng ty sử dụng địn bẩy tài chính. Nợ ln có tính đáo hạn vì nợ phải được chi trả (gồm nợ gốc và lãi) vào thời gian quy định trong hợp đồng giữa doanh nghiệp và chủ nợ. Quy mơ nợ càng cao thì rủi ro đối

với doanh nghiệp càng lớn, và rủi ro đã đến với các doanh nghiệp Việt Nam từ những tháng cuối năm 2008 khi khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt nguồn từ nước Mỹ lây lan vào Việt Nam.

Từ đổ vỡ của các doanh nghiệp trên nền kinh tế tài chính tiền tệ (kinh tế ảo, kinh tế

bong bóng) dẫn đến sụp đổ của các doanh nghiệp ở các khu vực kinh tế thực. Những con nợ gặp khó khăn phải nộp đơn xin phá sản. Các công ty kinh doanh không thể bán sản phẩm, buộc phải cắt giảm chi phí lao động, sa thải nhân viên, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ. Sự ngưng trệ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản lan

sang ngành chế tạo, điện tử, viễn thông, hàng không, du lịch. Đặc biệt là 3 đại gia lớn trong ngành sản xuất ôtô Mỹ cũng đang đứng trên bờ vực phá sản. Khủng hoảng nền kinh tế Mỹ nhanh chóng lan nhanh ra các nền kinh tế trên khắp các châu lục trong đó có Việt Nam.

Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ này hầu hết đều có vốn

vay quá nhiều, tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần cao. Thêm nữa, các công ty lại chú trọng đến

đầu tư tài chính nên dễ bị vỡ nợ, phá sản khi có khủng hoảng kinh tế xảy ra mà bắt

nguồn từ khủng hoảng tài chính.

Khi khủng hoảng xảy ra, chỉ có các cơng ty có vốn chủ sở hữu cao thì mới có thể đứng vững. Do vậy, bài học từ cuộc khủng hoảng kinh tế lần này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tái cấu trúc vốn để có thể có được cấu trúc vốn tối ưu và an toàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)