Sáp nhập, hợp nhất, mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm hồi phục và phát triển sau thờ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế (Trang 70 - 73)

VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

3.2.4 Sáp nhập, hợp nhất, mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm hồi phục và phát triển sau thờ

trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm hồi phục và phát triển sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế

a. Sáp nhập

Sáp nhập là hình thức giao dịch trong đó một doanh nghiệp nhận được tồn bộ tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp khác với một giá nhất định. Doanh nghiệp bán

khơng cịn tồn tại với tư cách pháp nhân riêng rẽ mà sử dụng pháp nhân của doanh

nghiệp mua để hoạt động. Doanh nghiệp mua phải trả cho chủ sở hữu của doanh

nghiệp bán giá mua bằng tiền mặt hoặc bằng chứng khoán của các doanh nghiệp mua. Hình thức sáp nhập thường xảy ra giữa một bên bán là doanh nghiệp nhỏ hơn, yếu thế hơn trong thị trường và việc sáp nhập vào doanh nghiệp mua sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của hai bên.

b. Hợp nhất

Là sự sáp nhập hai hay nhiều doanh nghiệp có sức mạnh tương đương nhau để hình

thành một doanh nghiệp mới nhằm làm tăng khả năng tạo lợi nhuận do giảm chi phí quản lý, tăng hiệu năng sản xuất nhờ lợi thế sản xuất quy mơ lớn, xóa bỏ cạnh tranh và

đa dạng hóa sản phẩm. Theo cách này, các doanh nghiệp hợp nhất khơng cịn tồn tại

với tư cách pháp nhân của nó nữa, doanh nghiệp mới thành lập sẽ hoạt động với tư

cách pháp nhân hoàn toàn mới để thực hiện những hoạt động của các doanh nghiệp

c. Mua lại

Là một hình thức giao dịch phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Việc mua lại cũng dựa trên căn bản sự sáp nhập hay hợp nhất các doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp mua có thể mua tồn bộ hay một phần quyền doanh nghiệp bán thơng qua hai hình thức là mua lại cổ phần và mua lại tài sản.

Luật doanh nghiệp của Việt Nam năm 2005 đã quy định cụ thể về sáp nhập doanh nghiệp, đây là căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp có đủ cơ sở pháp lý nhằm hoạch

định cấu trúc vốn của mình.

*Hiệu quả của việc sáp nhập, liên kết:

- Liên kết để tồn tại và phát triển:

Chính sự thay đổi thường xuyên của các phương pháp sản xuất, nhu cầu hoàn thiện sản xuất và mở rộng quy mơ sản xuất để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là nguyên nhân cơ bản tạo nên sự kết hợp các doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế thu được từ các hoạt động mua lại hay sáp nhập để phát triển sản xuất chủ yếu xuất phát từ lợi thế của sản xuất quy mô lớn. Khi quy mô sản xuất phát triển, sự hoạt động phối hợp sẽ đem lại hiệu ứng cộng hưởng làm cho hiệu quả sản xuất toàn

bộ lớn hơn hiệu quả riêng rẽ của từng công ty.

Thông qua sáp nhập doanh nghiệp ngành thực phẩm sẽ có thêm các dây chuyền sản xuất hiện đại, số lượng máy móc thiết bị gia tăng, từ đó năng suất sản xuất gia tăng và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

+ Khi hai doanh nghiệp cạnh tranh sáp nhập với nhau, họ sẽ có được lợi thế về kỹ thuật công nghệ, tiền vốn, chiến lược kinh doanh, giá thành sản xuất của sản phẩm và từ đó doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao.

+ Sáp nhập sẽ giúp cho công ty tận dụng được nguồn nguyên liệu, hệ thống tiêu

thụ của doanh nghiệp bị sáp nhập.

+ Sau khi sáp nhập doanh nghiệp cịn có thêm kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Mở rộng thị trường: thông qua sáp nhập, doanh nghiệp sẽ mở rộng được thị trường hoạt động của mình nhằm nâng cao tính cạnh tranh và nâng cao uy thế của doanh

+ Sáp nhập hàng ngang: khi 2 doanh nghiệp thực phẩm cạnh tranh sáp nhập với nhau vốn đầu tư, máy móc thiết bị sản xuất, thị trường tiêu thụ đều tập trung lại

thành một quần thể lớn hơn.

+ Sáp nhập hàng dọc : khi doanh nghiệp trong ngành thực phẩm sáp nhập với khách hàng. Kết quả là doanh nghiệp ngành thực phẩm sẽ hình thành nên nhất thể hóa hàng dọc về sản xuất kinh doanh, sáp nhập hàng dọc sẽ nâng cao khả năng

điều đình giá cả giữa doanh nghiệp, người mua và nhà cung ứng.

+ Sáp nhập hỗn hợp: là sự sáp nhập của doanh nghiệp thực phẩm với doanh nghiệp thuộc ngành khác mà không phải khách hàng tiềm năng hay nhà cung cấp. Sáp nhập hỗn hợp ảnh hưởng đến thế lực thị trường khi sự sáp nhập được tập trung vào lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến sản phẩm, sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ chung với sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp.

- Liên kết để gia tăng lợi ích về tài chính:

Sau khi sáp nhập, lợi ích tổng thể của doanh nghiệp sẽ lớn hơn tổng lợi ích của 2 doanh nghiệp độc lập. Đây chính là lợi ích kinh tế thể hiện ở chỗ: giá thành sản xuất giảm, mở rộng chun mơn hóa sản xuất, tận dụng triệt để năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí quản lý kinh doanh

Ví dụ: Doanh nghiệp A và Doanh nghiệp B sáp nhập lại với nhau, giá trị của doanh nghiệp A là PVA, giá trị của doanh nghiệp B là PVB, giá trị của doanh nghiệp sau khi sáp nhập là PVAB, ta có:

Số tiền thu được = PVAB - (PVA + PVB) = PVAB

Chi phí của việc mua doanh nghiệp B bằng số tiền mặt phải trả trừ đi giá trị của doanh nghiệp B

Chi phí = Số tiền thanh toán – PVB

Hiện giá của doanh nghiệp A sáp nhập doanh nghiệp B được tính bằng chênh lệch giữa số tiền thu được và chi phí 

NPV = số tiền thu được – chi phí

=PVAB – (số tiền thanh toán – PVB)

Sau khi sáp nhập, doanh nghiệp sẽ được ưu đãi về thuế, về chuyển lỗ, về khai thác các khoản thu nhập không phải tiền mặt, về sử dụng lợi nhuận sau thuế để sáp nhập. Hơn nữa, sau khi sáp nhập, doanh nghiệp trở nên lớn mạnh hơn, thị trường chứng khoán sẽ

đánh giá cao cổ phiếu của doanh nghiệp và dẫn đến giá cả của cổ phiếu tăng. Do đó,

giá cổ phiếu của doanh nghiệp sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ gia tăng.

- Liên kết do xu thế tồn cầu hóa:

Thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguồn lực sản xuất trong phạm vi một quốc gia ngày nay đã trở thành quá nhỏ bé đối với cơng ty lớn, vì vậy phát sinh nhu cầu quốc tế hóa và tồn cầu hóa. Các cơng ty đa quốc gia mở rộng hoạt động bằng cách xây dựng các chi nhánh, liên kết với các công ty khác ở nước ngồi tạo thành những cơng ty liên doanh, liên kết

Qúa trình sáp nhập, hợp nhất, mua lại giữa các công ty của các nước khác nhau cũng theo xu hướng tồn cầu hố mà hình thành. Ví dụ như cơng ty Sanyo (Nhật) mua lại công ty Warwick Electroics (Mỹ), hãng xe hơi Renault (Pháp) mua lại Sam sung Motors (Hàn Quốc).

Vì thế, để trở thành các tập đồn kinh tế lớn nhằm có được quy mơ lớn, tiềm lực tài chính vững mạnh thì các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam cần thiết phải tiến hành các hoạt động liên kết, liên doanh với nhau cũng như liên kết với các doanh nghiệp

thực phẩm nước ngồi để có thể tồn tại và tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)