Kinh nghiệm sáp nhập, mua lại của một số tập đoàn thực phẩm lớn trên thế giớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế (Trang 33 - 34)

thế giới

Khuynh hướng của các ngành kinh tế công nghiệp là các công ty ngày càng lớn bằng cách sáp nhập, hợp nhất, mua lại các công ty nhỏ. Đây là cách làm ít tốn thời gian

nhất, cũng là thông lệ trưởng thành tư bản quốc tế trong giai đoạn ngày nay.

Hiện nay, thị trường mua bán và sáp nhập (M & A) trên thế giới liên tục chứng kiến những thương vụ lớn, trong đó cũng phải kể đến việc mua bán và sáp nhập của các

công ty thực phẩm.

Nhằm cạnh tranh với đối thủ PepsiCo, trong thị trường nước uống tăng lực, vào ngày 15/5/2009, Cocacola đã công bố việc mua lại nhà sản xuất nước uống vitamin tăng lực Glaceau với giá 4,1 tỷ USD, đây là thương vụ mua công ty lớn nhất trong lịch sử Cocacola trong nổ lực thu hẹp khoảng cách với đối thủ PepsiCo. trong thị trường nước tăng lực có ga. Glaceau thành lập năm 1996 và hiện kiểm soát khoảng 30% thị trường nước uống tăng lực , là loại nước uống bổ sung vitamin, khoáng chất. PepsiCo hiện chiếm khoảng 45% thị trường nước uống tăng lực của Mỹ. Các nhà phân tích cho rằng việc mua Glaceau là quyết định đúng đắn của Cocacola đồng thời đánh dấu bước

chuyển hướng của Cocacola bởi vì hiện nay xu hướng nước uống nhẹ có chiều hướng giảm trong khi nước tăng lực tăng 60%, việc mua lại này sẽ giúp Cocacola tận dụng

được hệ thống phân phối của công ty này.

DutchLady-Campina là hai tập đoàn sản xuất sữa hàng đầu Hà Lan vừa tuyên bố sáp nhập, đổi tên thành Friesland Campina, trở thành một trong 4 tập đoàn sữa lớn nhất

thế giới. Sự sáp nhập này chủ yếu tăng sức mạnh, phù hợp xu thế tập trung hóa hiện nay mà hồn tồn khơng có sự thay đổi sản phẩm cũng như hệ thống phân phối tại Việt Nam và thế giới.

Vào ngày 07/9/2009, hãng thực phẩm Kraft của Mỹ chào mua đối thủ Cadbury của Anh với giá 17 tỷ USD nhưng Cadbury đã không chấp nhận với lý do giá này quá thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)