Nguyên nhân thực tế của khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế (Trang 56 - 57)

TRƯỚC VÀ TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

2.2.1 Nguyên nhân thực tế của khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam

Trên thực tế và ở mức độ nào đó, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ có sự tương đồng về nguyên nhân trực tiếp giống như cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ ở Châu Á năm 1997, khởi đầu từ Thái Lan những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Cả hai cuộc khủng hoảng tài chính này đều có cùng ngun nhân khởi đầu cơ bản là

sự tập trung thái quá những khoản đầu tư với lãi suất rẻ và điều kiện tín dụng dễ dãi “dưới chuẩn” vào thị trường bất động sản, đồng thời, có sự bùng nổ các cơng cụ phái

sinh trên thị trường, từ đó làm mất khả năng thanh toán của các khoản nợ đáo hạn khi thị trường bất động sản đảo chiều, nhanh chóng gây ra các đổ vỡ trên thị trường tín

dụng.

Trong năm 2006 và 2007, các ngân hàng thương mại trong nước đã cho vay đầu tư bất

động sản khá cao, có lúc có ngân hàng cho các khoản vay này chiếm 25%-30% tổng

dư nợ tín dụng và thậm chí cịn cao hơn. Tuy vậy, điều này cũng đã được cảnh báo

sớm và được giảm thiểu do sự điều hành tích cực của chính phủ và ngân hàng nhà

nước. Các khoản vay là nguồn lực giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO nên nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh từ nền kinh tế thế giới mà nhất là Mỹ. Vì vậy, cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ đã nhanh chóng lan sang Việt Nam.

Thị trường vốn của Việt Nam chưa phát triển, các doanh nghiệp chỉ tăng nguồn vốn bằng cách vay ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu. Để phát triển đầu tư, mở rộng hoạt

động kinh doanh mà khơng ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đơng hiện hữu thì hầu

hết các giám đốc tài chính chọn phương thức vay nợ là ưu tiên hàng đầu.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng đầu tư kinh doanh sang lĩnh vực đầu tư tài

chính, một hình thức đầu tư đầy rủi ro và mạo hiểm khi TTCK Việt Nam phát triển còn yếu kém. Khi TTCK và bất động sản lên cơn sốt trong giai đoạn 2006-2007, nhiều người cho rằng đây chỉ là bong bóng của đầu cơ.

Ngồi ra, khủng hoảng kinh tế gắn với tính chu kỳ kinh tế. Chu kỳ kinh tế hay còn gọi là chu kỳ kinh doanh là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự 3 pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Cũng có quan điểm xem phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm 2 pha là suy thối và hưng thịnh. Vì vậy, sau thời kỳ kinh tế phát triển hưng thịnh lại đến thời kỳ suy thoái, đây là quy luật của chu kỳ kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)