Bài học cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế (Trang 34 - 36)

Nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty công ty thực phẩm lớn trên thế giới, kinh nghiệm của một số công ty ở Châu Á trong khủng hoảng kinh tế 1997 cũng như kinh nghiệm sáp nhập của các cơng ty, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam:

- Cấu trúc tài chính và chi phí vốn là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Trong cấu trúc tài chính, các nhà quản trị thường cho rằng chi phí do vay nợ rẻ hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu do lãi suất ngân hàng thấp hơn nhiều so với lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư. Do đó, khi tăng vay nợ tức là làm giảm chi phí kỳ vọng vì thế tăng lợi nhuận, nghĩa là làm tăng giá trị kỳ vọng của doanh nghiệp. Tuy vậy, cấu trúc vốn bền vững cần phải có tỷ lệ nợ thấp, đặc biệt là nợ ngắn hạn. Tuy

rằng nợ sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp nhưng cũng mang lại đầy rủi ro khi đất nước rơi vào suy thoái của chu kỳ kinh tế. Khi khủng hoảng, suy thối xảy ra thì lãi suất lại tăng cao làm chi phí lãi vay cũng tăng cao, trong khi đó doanh thu lại giảm sút trầm trọng do khơng bán được hàng vì người tiêu dùng sẽ chi tiêu tiết kiệm hơn. Chính vì các cơng ty Việt Nam sử dụng đòn bẩy tài chính quá nhiều nên đã dễ dàng bị lỗ nặng nề và đã có doanh nghiệp bị phá sản khi khủng hoảng tài chính xảy ra.

- Các biện pháp của chính phủ Malaysia nhằm thúc đẩy thanh khoản cho nền kinh tế bằng cách khuyến khích ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi, đây cũng là bài học

kinh nghiệm cho Việt Nam áp dụng trong tình hình kinh tế khủng hoảng. Tuy vậy, bài học này cũng cần phải được xem xét lại đối với cấu trúc vốn của một doanh nghiệp

khi mà nợ vay càng tăng, địn bẩy tài chính tăng thì rủi ro lại càng tăng. Trong thời kỳ khủng hoảng các doanh nghiệp sử dụng nợ vay càng cao thì lại bị lỗ nặng nề do phải trả chi phí lãi vay, khi chính phủ khuyến khích ngân hàng cho vay với lãi suất thấp thì một mặt giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính của mình nhưng mặt khác cũng đã làm tăng địn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, các nhà quản trị cần

phải xem xét kỹ tình hình sản xuất, phương án kinh doanh của từng doanh nghiệp rồi mới quyết định phương cách tài trợ cho doanh nghiệp.

- Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính 1997 cũng cho ta thấy khó khăn kinh tế và khủng hoảng nhiều khả năng sẽ tác động tiêu cực và thậm chí cịn quật ngã những doanh nghiệp phát triển quá đa dạng về lĩnh vực hoạt động. Lựa chọn ngành kinh

doanh cốt lõi, phát triển nó dựa trên năng lực cốt lõi và kỹ năng chun mơn là chìa khóa cho sự phát triển doanh nghiệp bền vững. Các doanh nghiệp, ngay cả khi có nguồn lực tương đối, dồi dào vẫn cần phải rất thận trọng với những quan điểm nắm

bắt mọi thời cơ ngắn hạn trong kinh doanh.

Sáp nhập, mua lại không những là một hình thức làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp, sẽ làm cho các công ty trở nên lớn mạnh hơn về thị trường, về nguồn vốn

cũng như năng lực chun mơn. Bên cạnh đó, sáp nhập cịn làm tăng nguồn vốn và

cũng là hình thức tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nếu như trước đây doanh nghiệp phải thực hiện vay nợ, phát hành trái phiếu hoặc phát hành cổ phiếu để tăng nguồn

vốn thì sau khi sáp nhập, vốn tự có của doanh nghiệp lại tăng lên mà không phải vay nợ cũng như các thành viên trong hội đồng quản trị khơng lo lắng vì bị chia sẻ quyền lực. Do vậy, hình thức này cũng là một phương cách để tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Kết luận chương 1:

Cấu trúc vốn của công ty chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như tình hình kinh tế, quy mô của công ty và nhiều yếu tố khác. Cấu trúc vốn tối ưu sẽ làm gia tăng giá trị của

công ty và giá trị của cổ phần. Chương 1 của luận văn đã trình bày các lý luận cơ bản về cấu trúc vốn và kinh nghiệm về cấu trúc vốn của các công ty thực phẩm lớn trên thế giới cũng như bài học rút ra cho Việt Nam. Trên cơ sở lý luận này, luận văn sẽ đi vào nghiên cứu về cấu trúc vốn của các công ty ngành thực phẩm Việt Nam thời gian trước và trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế để từ đó đưa ra định hướng cho tái cấu trúc vốn của các công ty ngành thực phẩm Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)