Chất lượng nguồn lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn tại huyện tam nông tỉnh đồng tháp (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

2.2. Thực trạng nguồn lao động nông thôn của huyện Tam Nông

2.2.2. Chất lượng nguồn lao động

Xét trên góc độ trình độ văn hóa, có khoảng cách khá xa về mặt chất lượng lao

động của huyện Tam Nơng so với mức chung của tồn tỉnh Đồng Tháp.

Bảng 2.4.Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa huyện Tam Nơng năm 2006.

Chung Thành thị Nông thôn *Cơ cấu

LĐNT (%)

Lực lượng lao động 50.032 4.916 45.116 100

Mù chữ chưa tốt nghiệp tiểu học 22.877 1.327 21.550 47,77

Tốt nghiệp tiểu học 17.237 1.744 15.493 34,34

Tốt nghiệp THCS 6.193 843 5.350 11,86 Tốt nghiệp THPT 3.725 1.002 2.723 6,04 (Nguồn: Việc làm và thất nghiệp tỉnh Đồng Tháp, năm 2006)

Tỷ lệ mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học của toàn tỉnh là 29,07%. Trong khi

đó ở huyện Tam Nơng tỷ lệ này chiếm 45,71% lực lượng lao động của toàn huyện và

tỷ lệ này chiếm 47,77% lực lượng lao động ở vùng nơng thơn. Trình độ tốt nghiệp

tiểu học chiếm tỷ lệ khá lớn trong lực lượng lao động nông thôn 34,45%. Số lao động tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 6,04% lực lượng lao động nông thơn.

Xét trên góc độ trình độ chun mơn, theo số liệu thống kê việc làm và thất nghiệp tỉnh Đồng Tháp 2006, số lao động khơng có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở

khu vực nông thôn vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn.

Bảng 2.5.Cơ cấu lao động theo trình độ chun mơn huyện Tam Nơng năm 2006.

Chung Thành thị Nông thôn Cơ cấu LĐ

NT (%)

Lực lượng lao động 50.032 4.916 45.116 100

Chưa qua đào tạo 39.228 3.237 35.991 79,77

Đã qua đào tạo 9.299 1.116 8.183 18,14 Trung học chuyên nghiệp trở lên 1.505 563 942 2,09

( Nguồn: việc làm và thất nghiệp tỉnh Đồng Tháp, năm 2006)

Bảng 2.5. cho thấy 79,77% lực lượng lao động nông thôn của huyện chưa qua

đào tạo, 18,14% đã qua đào tạo nghề và chỉ có 2,09% lực lượng lao động nông thôn đã học trung học chuyên nghiệp. Điều này chứng tỏ công tác dạy nghề của huyện hiện

nay chưa mạnh, nó được giải thích bởi các lý do sau: một là, cho đến tháng 5 năm 2006 huyện mới có một trung tâm dạy nghề, các lớp nghề trước đó đều do phịng lao

động thương binh xã hội và hội phụ nữ mở hoặc giới thiệu lao động đi học các lớp

nghề ở tỉnh nhằm tạo điều kiện giải quyết việc làm trong thời gian nông nhàn và chủ yếu cho lao động nữ. Những lớp nghề chủ yếu là những lớp ngắn hạn dưới 2 tháng như đan võng, đan gia cơng hàng lục bình, thêu. Riêng có 3 lớp kéo dài 3 tháng đang học là lớp may công nghiệp, lớp sửa chữa máy nổ, lớp sửa xe honda (Phịng nơi vụ,

đã đi làm việc ở ngoài huyện. Ba là, đa số người lao động chưa biết học nghề về làm ở đâu. Thực tế cho thấy người lao động gặp khó khăn trong việc đem nghề đã học về

làm ở địa phương.

Hộp 2: Học nghề đã khó, theo nghề đã học lại càng khó hơn.

- Chị Phan Thị Tuyết, 42 tuổi, xã Phú hiệp.

Tôi học may gia đình ở huyện mở lớp nhưng mà ở nơng thơn lâu lâu mới may bộ đồ, với lại bây giờ ở chợ cũng bán đồ may sẵn nhiều lắm nên cũng không may được, chỉ may đồ ở nhà mặc thôi hà.

- Chị Mộng Cầm – Cán bộ phụ nữ xã Tân Cơng Sính.

Chị em phụ nữ ở đây có học nghề đan võng, nhưng đan được hai đợt cho tới bây giờ không ai đặc hàng để đan nữa. Cịn nhóm khác cũng có học nghề đan lục bình nhưng rồi bây giờ vẫn làm mướn trong nông nghiệp hoặc trở về giữ con làm ruộng tiếp chồng do ở đây xa quá nên việc giao nhận sản phẩm khó khăn.

Ngồi ra, mẫu mã thay đổi liên tục mà khơng có kỹ thuật viên hướng dẫn nên lao

động làm ra sản phẩm xấu, không đạt tiêu chuẩn và bị trả về. Do đó, khoảng 50

người đã có học nghề ngắn hạn nhưng khơng có ai theo nghề được cả.

( Nguồn : điều tra thực tế và phỏng vấn cán bộ địa phương)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn tại huyện tam nông tỉnh đồng tháp (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)