Đặc điểm về tuổi và giới tính của lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn tại huyện tam nông tỉnh đồng tháp (Trang 46 - 48)

Đơn vị Tổng số Nam Nữ

Khu vực phi nông nghiệp người 19 7 12

Tuổi bình quân năm 38 44 34

Khu vực nơng nghiệp người 60 38 22

Tuổi bình qn năm 40 39 41

(Nguồn: tổng hợp từ điều tra thực tế của tác giả)

Bảng 2.6 cho thấy trong số lao động tham gia hoạt động phi nơng nghiệp có

63,15% là nữ với tuổi bình qn là 34 tuổi, riêng đối với nam tuổi bình quân là 44 tuổi. Còn đối với lao động tham gia hoạt động nơng nghiệp thì số lao động nam tham gia nhiều hơn chiếm 63,33% với tuổi trung bình là 39 tuổi, lao động nữ có tuổi trung

bình là 41 cao hơn tuổi trung bình của nam. Sự khác biệt về tuổi tác của nam và nữ trong tham gia hoạt động nông nghiệp chỉ ở mức khiêm tốn là 2 tuổi, nhưng khác biệt về tuổi của nam và nữ của lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp là 10 tuổi,

khoảng cách này khá lớn. Nó chứng tỏ một điều là lao động nữ trẻ tuổi có cơ hội tham gia hoạt động phi nông nghiệp ở vùng nông thôn này là nhiều nhất.

Trình độ học vấn của người lao động cũng có tác động khơng ít đến cơng việc và khuynh hướng nghề nghiệp của họ. Những năm gần đây hệ thống giao thông nông thôn phát triển, cùng với sự phát triển trong kỹ thuật nuôi trồng và đất đai đã qua thời gian cải tạo nên hàng hóa sản xuất nhiều hơn, giao thơng hàng hóa trở nên thuận tiện hơn, những lao động biết tính tốn làm ăn đã mở ra các cửa hàng bán phân và thuốc trừ sâu, các nhà máy xây sát lúa, các dịch vụ buôn bán khác theo sự phát triển kinh tế ngày một nhiều hơn. Đây là những việc làm tự tạo của lao động có tác dụng thúc đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu lao động nơng thơn. Theo lời của cán bộ địa phương thì những người tự tạo được việc làm cho mình thường là có trình độ nhất định cộng với sự lanh lẹ tính tốn mà họ có.

Ngồi ra, các lao động trẻ thường theo học các lớp nghề và số lao động này cũng có thể góp phần nâng cao số người tham gia hoạt động phi nông nghiệp ở địa

phương hoặc cũng có thể khơng làm thay đổi con số này nhiều. Bởi vì, lao động sau khi học nghề sẽ có hai trường hợp xảy ra: trường hợp 1, lao động tìm được việc làm phù hợp tại địa phương thì điều này sẽ giúp tỷ lệ lao động tham gia hoạt động phi

nông nghiệp tăng lên và giải quyết việc làm cho lao động. Trường hợp 2, nếu lao

động học nghề khơng tìm được cơng việc phù hợp tại địa phương mà theo nghề di cư đi nơi khác thì tác động của việc học nghề chỉ là giải quyết việc làm cho lao động.

Nếu đứng trên khía cạnh giải quyết việc làm, bỏ qua các tác động xã hội của di cư thì cả hai trường hợp đều mang lại lợi ích thiết thực cho lao động và gia đình của họ.

Thực tế cho thấy, lao động nơng thơn ở huyện có học nghề thường là đi làm ở nơi khác vì ở địa phương việc làm phi nông nghiệp đa phần là việc làm tự tạo trong khi

rất ít việc làm th phi nơng nghiệp, hay làm cơng ăn lương. Vì vậy, khi phỏng vấn số lao động ở địa phương thì có thể số lao động có học nghề khơng sát với thực tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn tại huyện tam nông tỉnh đồng tháp (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)