2003 2004 2005 Tốc độ tăng
trung bình (%) Tăng tự nhiên của toàn huyện 13,07 12,4 12,34 -2,80
Xã Phú Đức 13,98 14,95 14,36 1,41
Xã Tân Cơng Sính 15,27 12,25 13,49 -5,29 Xã Phú Thành B 15,74 15,34 14,63 -3,69
Xã Phú hiệp 14,32 13,97 13,04 -4,78
( Nguồn: niên giám thống kê huyện Tam nông, năm 2004, năm 2005)
Bảng 2.2 cho thấy, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn huyện có xu hướng giảm qua các năm, nhưng đối với các xã vùng nơng thơn thì tỷ lệ này còn cao hơn
nhiều so với tỷ lệ chung của toàn huyện. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, cơ cấu dân số nông thôn của huyện khá trẻ, lực lượng lao động tiếp tục tăng với qui mô lớn và hậu quả là áp lực việc làm của nông thôn ngày càng gay gắt. Theo con số thống kê của ban chỉ đạo điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp tỉnh Đồng Tháp tháng 07 năm 2006, lực lượng lao động của huyện là 50.032 người, trong đó đa phần là lao động nơng thơn và lao động trẻ được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3. Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi của huyện năm 2006
ĐVT: người
Nhóm tuổi Chung Thành thị Nông thôn 15 – 24 15.603 1.143 14.460 25 – 34 14.813 1.226 13.587 35 – 44 11.998 1.322 10.676 45 – 54 6.506 1.086 5.420 Từ 55 trở lên 1.112 139 973 Tổng số 50.032 4.916 45.116
( Nguồn: Việc làm và thất nghiệp tỉnh Đồng Tháp, năm 2006)
Bảng 2.3 cho thấy lao động nông thơn chiếm 90,17% lực lượng lao động trên tồn huyện. Đa phần là lao động trẻ, số lao động trong độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi đã
chiếm 62,15% lực lượng lao động của nông thôn. Điều này chứng tỏ nguồn lao động nông thôn rất lớn.
Nguồn lao động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông – ngư nghiệp, chiếm 81,7% lực lượng lao động. Đây là điểm đặc trưng của huyện cũng như của cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đa số người dân sống ở nông thôn và sản xuất nơng ngư nghiệp là chính. Đặc biệt đối với người dân vùng lũ ở huyện Tam Nông, lao động nông nghiệp tập trung sản xuất 2 vụ lúa từ tháng 12 đến tháng 07 hàng năm, các tháng còn lại vào mùa lũ người nông dân sử dụng thời gian nông nhàn vào việc nuôi thủy sản đối với những hộ có đất nơng nghiệp hoặc đánh bắt thủy sản đối với những hộ
khơng có đất nơng nghiệp. Cơng việc này chủ yếu là của lao động nam, theo số liệu
điều tra thực tế thì việc giăng câu, lưới vào mùa lũ mang lại thu nhập trung bình
300.000 đ - 400.000 đ cho 1 lao động/1 tháng. Cịn việc ni thủy sản thì mang lại thu nhập khá hơn tùy theo loại thủy sản nuôi, kỹ thuật nuôi và giá cả thị trường của loại thủy sản đó. Một số lao động khác đi khỏi địa phương trong mùa nước nổi và lại trở
Hộp 1: Những người trẻ tuổi thường đi khỏi quê vào mùa nước nổi…
Chị Phan Thị Hạnh, 49 tuổi, sống trong cụm tuyến dân cư ở xã Tân Cơng Sính. Khi trao đổi với Chị về việc làm của những hộ dân trong cụm tuyến dân cư Chị đang sống, Chị chỉ những căn nhà gần sát bên nhà của Chị và nói: “Những nhà gần đây Cơ thấy đóng cửa là do hiện giờ họ đi làm
ở vùng khác, ra thành phố hay ra tỉnh tìm việc làm thêm trong thời gian ở đây khơng có việc gì làm. Nhưng đến vụ lúa thì trở về làm thuê trong vụ thu
hoạch và xuống giống, hết vụ thì lại đi nữa vì vào mùa vụ nhân cơng thu
hoạch hiếm lao động nên thu nhập cao hơn đi làm công nhân hay làm thuê. Đa số những người đi như thế là những người trẻ tuổi hay mấy cặp
vợ chồng trẻ khơng có đất sản xuất, thường họ đi làm thuê là nhiều. Một số người có chút tay nghề thì xin làm cơng nhân hay thợ phụ hồ cho các cơng trình, một số khác làm việc nhà hay giúp việc gì đó…. ”
( Nguồn: thông tin từ khảo sát thực tế của tác giả)
2.2.2. Chất lượng nguồn lao động
Xét trên góc độ trình độ văn hóa, có khoảng cách khá xa về mặt chất lượng lao
động của huyện Tam Nơng so với mức chung của tồn tỉnh Đồng Tháp.
Bảng 2.4.Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa huyện Tam Nơng năm 2006.
Chung Thành thị Nông thôn *Cơ cấu
LĐNT (%)
Lực lượng lao động 50.032 4.916 45.116 100
Mù chữ chưa tốt nghiệp tiểu học 22.877 1.327 21.550 47,77
Tốt nghiệp tiểu học 17.237 1.744 15.493 34,34
Tốt nghiệp THCS 6.193 843 5.350 11,86 Tốt nghiệp THPT 3.725 1.002 2.723 6,04 (Nguồn: Việc làm và thất nghiệp tỉnh Đồng Tháp, năm 2006)
Tỷ lệ mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học của toàn tỉnh là 29,07%. Trong khi
đó ở huyện Tam Nơng tỷ lệ này chiếm 45,71% lực lượng lao động của toàn huyện và
tỷ lệ này chiếm 47,77% lực lượng lao động ở vùng nơng thơn. Trình độ tốt nghiệp
tiểu học chiếm tỷ lệ khá lớn trong lực lượng lao động nông thôn 34,45%. Số lao động tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 6,04% lực lượng lao động nông thôn.
Xét trên góc độ trình độ chun mơn, theo số liệu thống kê việc làm và thất nghiệp tỉnh Đồng Tháp 2006, số lao động khơng có trình độ chun môn kỹ thuật ở
khu vực nông thôn vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn.
Bảng 2.5.Cơ cấu lao động theo trình độ chun mơn huyện Tam Nơng năm 2006.
Chung Thành thị Nông thôn Cơ cấu LĐ
NT (%)
Lực lượng lao động 50.032 4.916 45.116 100
Chưa qua đào tạo 39.228 3.237 35.991 79,77
Đã qua đào tạo 9.299 1.116 8.183 18,14 Trung học chuyên nghiệp trở lên 1.505 563 942 2,09
( Nguồn: việc làm và thất nghiệp tỉnh Đồng Tháp, năm 2006)
Bảng 2.5. cho thấy 79,77% lực lượng lao động nông thôn của huyện chưa qua
đào tạo, 18,14% đã qua đào tạo nghề và chỉ có 2,09% lực lượng lao động nơng thơn đã học trung học chuyên nghiệp. Điều này chứng tỏ công tác dạy nghề của huyện hiện
nay chưa mạnh, nó được giải thích bởi các lý do sau: một là, cho đến tháng 5 năm 2006 huyện mới có một trung tâm dạy nghề, các lớp nghề trước đó đều do phòng lao
động thương binh xã hội và hội phụ nữ mở hoặc giới thiệu lao động đi học các lớp
nghề ở tỉnh nhằm tạo điều kiện giải quyết việc làm trong thời gian nông nhàn và chủ yếu cho lao động nữ. Những lớp nghề chủ yếu là những lớp ngắn hạn dưới 2 tháng như đan võng, đan gia cơng hàng lục bình, thêu. Riêng có 3 lớp kéo dài 3 tháng đang học là lớp may công nghiệp, lớp sửa chữa máy nổ, lớp sửa xe honda (Phịng nơi vụ,
đã đi làm việc ở ngoài huyện. Ba là, đa số người lao động chưa biết học nghề về làm ở đâu. Thực tế cho thấy người lao động gặp khó khăn trong việc đem nghề đã học về
làm ở địa phương.
Hộp 2: Học nghề đã khó, theo nghề đã học lại càng khó hơn.
- Chị Phan Thị Tuyết, 42 tuổi, xã Phú hiệp.
Tơi học may gia đình ở huyện mở lớp nhưng mà ở nông thôn lâu lâu mới may bộ đồ, với lại bây giờ ở chợ cũng bán đồ may sẵn nhiều lắm nên cũng không may được, chỉ may đồ ở nhà mặc thôi hà.
- Chị Mộng Cầm – Cán bộ phụ nữ xã Tân Cơng Sính.
Chị em phụ nữ ở đây có học nghề đan võng, nhưng đan được hai đợt cho tới bây giờ không ai đặc hàng để đan nữa. Cịn nhóm khác cũng có học nghề đan lục bình nhưng rồi bây giờ vẫn làm mướn trong nơng nghiệp hoặc trở về giữ con làm ruộng tiếp chồng do ở đây xa quá nên việc giao nhận sản phẩm khó khăn.
Ngồi ra, mẫu mã thay đổi liên tục mà khơng có kỹ thuật viên hướng dẫn nên lao
động làm ra sản phẩm xấu, không đạt tiêu chuẩn và bị trả về. Do đó, khoảng 50
người đã có học nghề ngắn hạn nhưng khơng có ai theo nghề được cả.
( Nguồn : điều tra thực tế và phỏng vấn cán bộ địa phương)
2.2.3. Cơ cấu lao động nghề nghiệp
Xét theo khía cạnh nghề nghiệp của lao động, lao động giản đơn chiếm 78,17% lao động có việc làm ở nơng thơn của huyện. Phần còn lại phân bổ vào các nghề khác như lao động có kỹ thuật trong nơng nghiệp, nhân viên trong các lĩnh vực, thợ lắp ráp, thợ thủ công.v.v.
Xét theo góc độ ngành kinh tế quốc dân, cơ cấu lao động đi đôi với cơ cấu kinh tế của vùng, huyện là vùng chuyên sản xuất nông nghiệp nên lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 67,58% số lao động có việc làm ở huyện. Chỉ có 9,79% lao động làm trong khu vực công nghiệp - xây dựng và 22,63% lao động có
việc làm trong lĩnh vực dịch vụ. Theo điều tra thực tế của tác giả gồm 79 mẫu, chia theo hộ nghề nghiệp thì gồm có 4 loại hộ nghề nghiệp: hộ thuần nông chiếm 50,63%, hộ làm thuê nông nghiệp chiếm 17,72%, hộ hỗn hợp chiếm 22,78% và hộ phi nông chiếm 8,86%. Những hộ làm thuê nông nghiệp cũng là những hộ gia đình trong nhóm thuần nơng nhưng khơng có ruộng canh tác, chỉ chun đi làm th cho những người có đất nhưng khơng đủ lao động. Đối với những hộ nghề hỗn hợp là những hộ vừa
làm ruộng vừa có người trong gia đình làm cơng nhân, bn bán nhỏ ở nhà hay làm cán bộ ở xã, đa số những hộ này chủ yếu vẫn dựa vào nghề nơng là chính. Do đó, ở các xã vùng ngập sâu thì lượng lao động tham gia các nghề phi nông nghiệp tại địa
phương thấp hẳn so với toàn huyện.
Cơ cấu lao động của huyện nói chung và của các vùng ngập sâu nói riêng liên quan mật thiết với cơ cấu kinh tế của vùng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp và tương ứng. Theo xu hướng hiện tại, huyện đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa trong sản xuất nơng nghiệp và phát triển các cụm tuyến dân cư. Đây là bước chuyển biến có tác động tốt đến q trình chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng
dần tỷ lệ tham gia hoạt động nghề nghiệp ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Muốn
thực hiện được điều này thì chất lượng lao động phải dần được nâng cao đủ đáp ứng cho nhu cầu lao động ở hai khu vực trên.
2.2.4. Di cư lao động
Đặc trưng kinh tế của vùng là sản xuất nông nghiệp và thủy sản, lao động chủ yếu là giản đơn. Do đó, phần đông những lao động trẻ được học nghề hay đã qua đào tạo phải đi làm ở nơi khác tạo ra luồng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị, hoặc từ nông thôn này đến vùng nơng thơn khác - những nơi có khu cơng nghiệp. Việc di cư có thể có tác động tốt hoặc có tác động xấu nhưng với thời điểm trước mắt điều
này đã giải quyết được việc làm cho những lao động trẻ và giảm nghèo nhờ sự đóng
Trong năm 2006, có trên 3500 lao động đi làm việc ở các nơi ngoài huyện, nơi
đến của các lao động trong huyện là tỉnh Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Bình Phước, Long An. Các lao động chủ yếu là làm công nhân may cho các xí nghiệp may, làm thợ hồ và một số làm cho các nhà máy…Trong số lao động di cư ra khỏi huyện có 47 người đi xuất khẩu lao động. Đến thời điểm tháng 02/2007 có
107 người đang học định hướng chờ xuất khẩu lao động.
Hình thức di cư, lao động ở huyện có hai hình thức di cư phổ biến chia theo
thời gian đó là di cư toàn thời gian và di cư bán thời gian. Hình thức di cư bán thời gian là hình thức lao động di cư theo thời gian nông nhàn, hết mùa vụ lao động đi
khỏi địa phương để tìm việc làm tăng thu nhập, tới mùa vụ lúa thì lao động trở về vì vào mùa vụ thì lao động có thu nhập cao hơn gấp hai lần thu nhập trong lao động phi nơng nghiệp. Hình thức di cư tồn thời gian là hình thức lao động di cư và làm việc
ổn định toàn thời gian trong các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất.
2.3. Khả năng tạo việc làm
2.3.1. Khả năng tạo việc làm nông nghiệp
Cùng với đà phát triển kinh tế của mọi vùng trên đất nước, khả năng tạo việc
làm ở khu vực nông thôn của huyện cũng tăng dần nhưng mức độ tăng rất chậm,
không theo kịp tốc độ tăng dân số. Hơn nữa việc làm ở vùng lũ của huyện tập trung
vào sản xuất nơng nghiệp và thủy sản là chính, việc làm trong nông nghiệp vào những vụ thu hoạch hay xuống giống là rất nhiều, lao động địa phương không đáp ứng đủ.
Ngoài ra, huyện đang qui hoạch những vùng gần sơng lớn để ni tơm. Nếu mơ hình này phát triển mạnh thì một số lao động làm thuê sẽ rất cần cho những trại nuôi tôm. Bên cạnh mô hình ni tơm thì những mơ hình ni rắn, ni cá trong mùa lũ trên đất ruộng cũng đã và đang được quan tâm rất nhiều. Huyện cũng có những hoạt động hỗ
trợ phát triển nông nghiệp nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động như đẩy mạnh cơng tác khuyến nơng, giới thiệu các mơ hình ni trồng có hiệu quả, cải tạo hệ thống kênh rạch cấp thốt nước…
Việc làm trong vùng nơng thơn của huyện phụ thuộc vào đất canh tác, thiếu đất
đai canh tác ở mức độ nào đó đồng nghĩa với thiếu việc làm của lao động nông thôn đặc biệt là lao động nơng nghiệp. Theo phó chủ tịch phụ trách kinh tế và chủ tịch hội
phụ nữ hai xã Tân Cơng Sính và Phú Hiệp cho biết (phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa
phương của tác giả): diện tích đất của xã thì lớn nhưng hơn 30% hộ dân ở đây là
khơng có đất canh tác, lý do là trước đây họ theo diện di dân về vùng kinh tế mới khai hoang đất tràm làm ruộng, hoặc có hộ vẫn trồng tràm nhưng do đất chưa tốt, không gặp may trong thời tiết và giá cả nông sản dần họ bán hết đất đi làm th kiếm sống.
Nhìn chung, trong phát triển nơng nghiệp hiện tại huyện chỉ giải quyết được
lao động theo thời vụ và tập trung vào lao động giản đơn - làm th nơng nghiệp là chính.Vào thời kỳ nơng nhàn một bộ phận nhỏ lao động nơng thơn có nghề thường đi các địa phương khác tìm việc làm nhằm tăng thu nhập. Những năm gần đây tình trạng nơng nhàn trở thành vấn đề nổi cộm vì đó là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến di chuyển lao động nơng thơn mang tính thời vụ để tìm kiếm việc làm. Đặc biệt trong điều kiện gia tăng tình trạng thiếu việc làm trong tồn nền kinh tế thì vấn đề lao động nơng nhàn ở nơng thơn nói chung và ở nơng thơn của huyện Tam Nơng nói riêng lại càng trở nên bức bách. Về lâu dài, cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn của nước ta tiến lên những bước tiến xa hơn, máy móc thay thế dần lao động tay chân thì một lượng lớn lao động giản đơn trong nông nghiệp sẽ phải chuyển sang làm nghề khác phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
2.3.2. Khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp
- Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng.
Vùng nơng thơn huyện Tam Nơng có điều kiện tự nhiên thích hợp với sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy, trồng cây lương thực và ni thủy sản là ngành kinh tế chính của huyện, đây là vùng nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy chế biến nông, thủy sản. Gần đây các nhà máy chế biến đã được xây dựng nhiều hơn, năm 2001 có 188 cơ sở
Đường giao thông đến huyện và từ huyện về các trung tâm xã đã thuận tiện
hơn trước rất nhiều, tạo điều kiện cho thơng thương hàng hóa và di chuyển từ nơi này
đến nơi khác của người lao động. Đặc biệt là tạo điều kiện thuận tiện thu hút đầu tư