Hộ thuần nông
( tự làm) Hộ thuần nông (làm thuê) Hộ hỗn hợp Hộ phi nông Thu nhập nơng
nghiệp bình qn
(1000 đ) 647,7 282,5 416,72 0
Nơng nhàn bình
qn (giờ) 7,01 8,41 6,01 4 ( Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế của tác giả)
Các hộ thuần nơng có đất sản xuất và sử dụng lao động của gia đình là có thu nhập nơng nghiệp cao nhất, hộ thuần nơng làm th có thu nhập từ nơng nghiệp rất thấp bình quân 282,5 nghìn đồng/tháng. Nếu bỏ qua các hộ thuần nơng làm th thì thu nhập nơng nghiệp của các hộ có tham gia lao động phi nông nghiệp thấp hơn so với các hộ thuần nơng. Nó nói lên rằng đối với vùng nơng thơn này những hộ có thu nhập nơng nghiệp thấp hay nói cách khác những hộ có ít đất sản xuất là những hộ tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp.
Thời gian nông nhàn của các hộ thuần nông lớn hơn rất nhiều so với các hộ có tham gia hoạt động phi nơng nghiệp. Nó phản ánh tình trạng thiếu việc làm trầm trọng trong thời gian nông nhàn của lao động. Ở vùng nông thôn này những hộ có thu nhập nơng nghiệp thấp hay nói cách khác những hộ có ít đất sản xuất là những hộ tham gia vào hoạt động nông nghiệp.
Thu nhập ngồi lao động cũng có tác động làm cho lao động trong hộ thuần nông không muốn tìm thêm việc làm phi nơng nghiệp. Thu nhập ngồi lao động được kể đến ở đây bao gồm các khoản tiền cho, tặng của người thân; tiền cho thuê tài sản; tiền gửi tiết kiệm. Khi có thêm thu nhập này thì áp lực về chi tiêu trong gia đình được giảm nhẹ, do đó người lao động ít có mong muốn tìm thêm việc làm trong thời gian
rảnh. Nhưng tác động này không phổ biến, trong 79 hộ được phỏng vấn chỉ có 4 hộ có thêm thu nhập ngoài lao động chiếm tỷ lệ 5%.
2.4.3. Nhóm nhân tố về đặc điểm cộng đồng.
Nhóm nhân tố này tác động khá lớn đến việc người lao động có tham gia vào hoạt động phi nơng nghiệp, với điều kiện về vị trí địa lý – kinh tế thuận lợi và có
những chính sách tác động tốt thì cơ hội về việc làm phi nơng nghiệp sẽ nhiều hơn. Nếu ở trong vùng có khu cơng nghiệp, nhà máy chế biến thì điều hiển nhiên là những lao động ở vùng này có khả năng tham gia lao động phi nông nghiệp dưới dạng công nhân hay lao động làm công ăn lương nhiều hơn.
Điều kiện giao thông hiện nay của các vùng nông thôn ở huyện đã thuận tiện hơn rất nhiều so với trước đây. Các khu dân cư đều đã có đường giao thơng nơng thơn nối liền với trục lộ chính của xã. Mặc dù vậy, các nhà máy chế biến hay làng nghề thủ cơng khơng có ở hai xã khảo sát. Tại thị trấn Tràm Chim cách vùng khảo sát khoảng 10 km – 15 km có hai tổ hợp (1) sản xuất gia công hàng lục bình và (2) thêu gia cơng có thu hút lao động ở hai xã khảo sát. Khâu vận chuyển không gặp khó khăn gì,
nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm và giá gia cơng đã có phần nào ảnh hưởng đến
quyết định tham gia của lao động.
Hộp 3. Mào mùa vụ họ lại bỏ làm đi gặt lúa mướn.
Chị Trần Lệ Uyên chủ một tổ hợp đan gia cơng sản phẩm lục bình cho biết có mấy xã gần thị trấn lao động có thời gia nhàn rỗi và đã được học lớp nghề rồi thì hay ra tổ hợp của chị để nhận hàng về đan. Nhưng họ đan không thường
xuyên, do tới mùa vụ số thì ra đồng làm tiếp nhà, số khác đi gặt lúa mướn một ngày thu nhập khá hơn ngồi đan lục bình. Vì vậy tới mùa vụ là không dám lãnh hàng nhiều sợ làm không kịp để giao.
Tổ hợp sản xuất có tại đây vẫn cịn là một tổ hợp nhỏ nhận gia cơng lại của
một đầu mối khác, tổ hợp này chưa đủ khả năng và thông tin của các công ty sản xuất và xuất khẩu trực tiếp để liên hệ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điều này dẫn đến giá gia công các mặt hàng thấp do phải qua nhiều trung gian, bình quân mỗi lao động lành nghề và khéo tay có được 15.000 đ – 20.000 đ/ngày (một ngày làm 10 đến 12 giờ), những lao động bình thường có thể kiếm được 10.000 đ – 12.000 đ/ngày chưa kể sản phẩm bị lỗi trả về. Như vậy sau khi trừ đi chi phí vận chuyển giao nhận nguyên liệu và thành phẩm thì thu nhập của lao động cịn lại khơng nhiều do đó các lao động không muốn theo nghề rất nhiều. Khi được hỏi đến mức thu nhập khi tham gia hoạt
động phi nông nghiệp theo như mong muốn của người lao động bao nhiêu thì họ sẽ
tham gia, khoảng trung bình được đưa ra là từ 17.000 đ - 20.000 đ/ngày. Đây là mức thu nhập được đưa ra bởi các phụ nữ đã từng học nghề đan gia cơng sản phẩm lục
bình và thêu gia cơng cho biết. Cịn đối với lao động trẻ mong muốn tìm được việc làm công ăn lương trong các nhà máy chế biến hay may mặc thì: “Nếu đi làm cơng nhân ngồi thị trấn có lương một tháng 800.000 đ – 900.000 đ thì làm êm rồi…” lời tâm sự của một lao động ở xã Tân Cơng Sính.
Sự hiện diện của những nhà máy tại vùng khảo sát là chưa có, các nhà máy chế biến tập trung ở gần thị trấn và một số xã có địa thế thuận lợi. Do đó, khi lao động muốn tìm việc làm cơng ăn lương trong khu vực phi nơng nghiệp thì thơng tin về tuyển dụng lao động đối với người tìm việc ở nơng thơn là hết sức cần thiết. Lao động lấy thông tin về tuyển dụng chủ yếu thông qua bà con, bạn bè, hàng xóm và từ giới thiệu của các cán bộ phụ nữ, đoàn thanh niên ở xã. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động, nếu thị trường lao động nông thôn hoạt động tốt hơn, nguồn thông tin trên thị trường lao động nhanh và phong phú sẽ tạo cơ hội rất lớn cho lao động tham gia hoạt động phi nơng nghiệp.
Mong muốn tìm việc làm của người lao động vùng nông thôn này rất lớn, trong số 79 người được phỏng vấn, có đến 63 người (chiếm 79,74%) muốn tìm việc làm
việc được mong muốn tìm như: bn bán chiếm 36,5%, cơng nhân 23,8%, làm hàng gia cơng 23,8%, cịn lại là các việc như văn phịng, chăn ni và làm th phi nông nghiệp (tổng hợp từ điều tra thực tế của tác giả). Như vậy mong muốn tìm được việc làm phi nông nghiệp của lao động vùng này chiếm đến 90,5%, một con số khá lớn.
Để phần nào đáp ứng được mong muốn về việc làm của người lao động vùng
này, việc phân tích các nhân tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp cho chúng ta thấy khá rõ về đặc điểm bản thân và gia đình của lao động cũng như điều kiện kinh tế của một nông thôn – vùng lũ điển hình ở đồng bằng Sơng Cửu Long.
Kết luận
Qua tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội và các đặc điểm cá nhân, gia đình cũng như khả năng tạo việc làm của vùng nông thôn huyện Tam Nông đã cho thấy tác
động của các nhóm nhân tố như sau:
Nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm bản thân người lao động: cho thấy có sự khác biệt rõ nét trong tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động nam và nữ. Các lao
động nữ có khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp nhiều hơn lao động nam và đặc biệt là những lao động nữ trẻ (tuổi bình quân 34 tuổi). Trong khi lao động nam
tham gia hoạt động phi nông nghiệp tại địa phương thường trên 40 tuổi. Ngồi ra,
trình độ học vấn và học nghề cũng có tác động tốt đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động. Những lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp có học vấn trung bình cao hơn những lao động tham gia hoạt động nông nghiệp.
Trong học vấn và học nghề cũng có sự khác biệt giữa lao động nam và lao động nữ, trình độ học vấn bình quân của lao động nam ở cả hai khu vực phi nông nghiệp và nông nghiệp đều cao hơn của lao động nữ.
Nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm gia đình của lao động: qui mơ gia đình khơng thể hiện rõ nét tác động của nó đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động. Nhưng đối với qui mơ đất sản xuất thì tác động được thể hiện rõ nét, các gia
hộ thuần nơng là những hộ gia đình có đất sản xuất bình qn cao nhất. Vậy, có thể nói rằng đất sản xuất càng ít thì hộ gia đình có nhiều khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, thu nhập nơng nghiệp có tác động tương tự qui mô đất sản xuất, nghĩa là thu nhập từ nơng nghiệp của các hộ gia đình càng cao thì lao động trong gia đình lại ít tham gia vào hoạt động phi nơng nghiệp. Đặc biệt có một số hộ làm
th nơng nghiệp thì thu nhập từ nông nghiệp thấp, thời gian nông nhàn lớn nhưng họ không tham gia hoạt động phi nông nghiệp với lý do là khơng có việc để làm. Ngồi ra, thu nhập ngoài lao động cũng chưa thể hiện được tác động của nó.
Nhóm nhân tố thuộc về cộng đồng: từ thể hiện thời gian nông nhàn quá lớn của lao động nông thôn vùng này cho thấy khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp của
vùng còn quá kém. Bằng chứng là số tổ hợp sản xuất có thu hút lao động của vùng có qui mơ nhỏ và q ít. Điều này dẫn đến kết quả là thông tin về việc làm tại địa
phương cũng ít. Riêng đường giao thơng cũng khá thuận lợi cho thơng thương hàng hóa và đi lại của lao động trong vùng.
Nhìn chung, do phát triển kinh tế của vùng còn chậm nên khả năng tạo việc làm của vùng còn kém dẫn đến một số các nhân tố của cộng đồng và của gia đình
chưa thể phát huy tác động. Nhưng những nhân tố thuộc về đặc điểm cá nhân của lao
CHƯƠNG 3
KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP.
Chương 3 phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của
người lao động qua mơ hình kinh tế lượng gồm các phần: (1) xây dựng mơ hình kinh tế lượng về các nhân tố tác động đến việc làm phi nông nghiệp của người lao động.
(2) ước lượng mơ hình và phân tích kết quả đạt được của mơ hình.
3.1. Mơ hình kinh tế lượng xác định các nhân tố tác động đến việc làm phi nông nghiệp.
3.1.1. Xây dựng mơ hình.
Trong khung lý thuyết đã phân tích, mơ hình liên kết hai khu vực cho thấy có sự dịch chuyển qua lại giữa hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Một số nhân tố có tác dụng thúc đẩy hay cản trở lao động chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nơng nghiệp, mơ hình kinh tế hộ được sử dụng để phân tích
về các nhân tố tác động đến quyết định tham gia vào hoạt động phi nơng nghiệp của hộ gia đình. Trong mơ hình kinh tế hộ, phương trình (1.28) thể hiện sự tham gia của hộ nông nghiệp vào các hoạt động phi nông nghiệp :
i*(Hn,,Zn,Hf, Zh,T,V) ≡ wn(Hn, Zn)-w0(Zf,Hf,p,Zh,T,V)
Giá trị của i* không quan sát được trực tiếp, nhưng có thể nhận biết được nó, i* có thể là dương hoặc không dương phụ thuộc vào hoạt động nông nghiệp và phi nơng nghiệp, đặc tính của hộ, cá nhân người lao động và của cộng đồng nơi người lao động sinh sống.
i* = i* ( Hn, Zn, Hf, Zh, T, V, P) (3.1) Phương trình 3.1 có thể được thể hiện dưới dạng tuyến tính rút gọn như sau:
Trong đó i là biến phụ thuộc có giá trị 0 (khơng tham gia hoạt động phi nơng nghiệp) và 1 (có tham gia hoạt động phi nơng nghiệp), X là biến giải thích, β là vectơ tham số và ε là sai số.
Mơ hình hồi qui Probit được xây dựng để ước lượng phương trình trên. Probit là một hàm phi tuyến cho phép xác định mức độ tác động của các yếu tố Xi tới xác suất xuất hiện của hiện tượng i khi X đã xảy ra. Trong mơ hình tham gia hoạt động
phi nông nghiệp, hàm probit bao gồm vế trái là biến phụ thuộc có giá trị 0 nếu lao
động không tham gia hoạt động phi nơng nghiệp và bằng 1 nếu lao động có tham gia.
P(i*=1 ⎢Xs) = f (đặc điểm bản thân người lao động, đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm
cộng đồng)
P = β0 + β1TUOI + β2GIAODUC + β3HOCNGHE + β4GIOITINH + β5GIADINH +
β6TLLAMVIEC + β7THUNHAPNN + β8THUNHAPK + β9NONGNHAN + β10GIAO THONG + β11TTVIECLAM + β12TOHOPSX (3.3) Trong mơ hình tuyến tính trên P là biến phụ thuộc, nhận giá trị là 1 nếu người lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp, nhận giá trị là 0 nếu người lao động
không tham gia hoạt động phi nông nghiệp. Vế phải của mơ hình bao gồm 3 nhóm
biến khác nhau:
(1) Nhóm đặc điểm bản thân người lao động bao gồm các biến : tuổi, giáo dục,
học nghề, giới tính.
• TUOI là tuổi người lao động tính theo năm, được xác định từ 15-60. Biến TUOI được mong đợi là có tác động thúc đẩy tham gia hoạt động phi nông nghiệp khi người lao động là trẻ cịn ở mức tuổi ngồi 40 thì có thể động lực tham gia hoạt động phi nông nghiệp của người lao động sẽ giảm đi. Do
đó, TUOI có thể có tác động “đẩy” hoặc “ kéo” .
• GIAODUC là biến giáo dục được tính bằng tổng số năm đi học của người lao động kể cả những năm học ở bậc trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ. GIAODUC được mong đợi là góp phần thúc đẩy sự tham gia của người lao
động vào hoạt động phi nông nghiệp. Số năm đi học càng cao thì khả năng
tham gia hoạt động phi nơng nghiệp càng lớn. Bên cạnh giáo dục của bản thân lao động thì giáo dục của chủ hộ cũng rất quan trọng đối với việc định hướng nghề nghiệp và trình độ của lao động trong gia đình, nhưng khi xem xét đến chất lượng của lao động nghiên cứu tạm thời bỏ qua quan hệ này.
• HOCNGHE là biến học nghề, nó được đưa vào mơ hình nhằm xác định
xem những lớp dạy nghề ngắn hạn từ 01 tháng đến 06 tháng có tác động như thế nào đến sự tham gia hoạt động phi nông nghiệp, tạo việc làm. Nếu lao động có tham gia học nghề là 1, nếu khơng có tham gia học nghề là 0.
• GIOITINH là biến giới tính được đưa vào mơ hình để xem có sự khác biệt về giới trong cơ hội lao động phi nông nghiệp không. Biến sẽ nhận giá trị 1 nếu lao động là nam, nhận giá trị 0 nếu lao động là nữ.
(2) Nhóm biến đặc điểm hộ gia đình bao gồm các biến số về thành viên của hộ gia
đình, tỷ lệ làm việc, thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập khác và thời gian nơng
nhàn của hộ gia đình. Nhân tố về qui mô đất sản xuất không được đưa vào mơ hình định lượng vì nhân tố này cùng với nhân tố thu nhập từ nơng nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau, hiển nhiên đất sản xuất nhiều thì thu nhập từ nơng nghiệp sẽ nhiều do đó chọn biến thu nhập từ nơng nghiệp đại diện.
• THANHVIEN là số người trong gia đình và TLLAMVIEC là số người có tham gia lao động và có thu nhập. Hai biến này được đưa vào mơ hình để xác định qui mơ gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia hoạt
động phi nông nghiệp của người lao động. Nếu qui mô hộ gia đình lớn thì
sự chun mơn hóa của từng lao động sẽ cao hơn và sẽ có lao động muốn tham gia hoạt động phi nông nghiệp. Tương tự, nếu tỷ lệ ăn theo trong gia
đình cao thì sức ép về thu nhập và chi tiêu sẽ khiến lao động trong gia đình
muốn tham gia thêm vào hoạt động phi nông nghiệp. Hai biến này đều được mong đợi có tác động dương.