Kinh Nghiệm giải quyết việc làm nông thôn của các nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn tại huyện tam nông tỉnh đồng tháp (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

1.3. Kinh Nghiệm giải quyết việc làm nông thôn của các nước

1.3.1. Trung Quốc

Trung quốc là một nước lớn về nông nghiệp, gần 80% dân số sống ở nông

thơn. Trung Quốc đã có những đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn, nổi bật nhất là phát triển công nghiệp hương trấn và sản nghiệp hố nơng nghiệp.

Trước sức ép về dân số và giải quyết việc làm cho người dân nông thôn, Trung Quốc đã đề ra chính sách phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ngay trong giai đoạn đầu của đổi mới và cải cách trong nông nghiệp. Thực hiện phương châm “li

nông bất li hương, nhập xưởng bất nhập thành” thơng qua khuyến khích phát triển mạnh mẽ khu cơng nghiệp hương trấn nhằm phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động ở nông thôn, rút ngắn chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, coi phát triển công nghiệp nông thơn chính là vấn đề giải quyết việc làm. Năm 1993 có khoảng 109.5 triệu lao động được thu hút vào làm việc tại khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn, tăng 6.24 triệu hay tăng 6% so với 1992. Nhưng về sau

cơng nghiệp hương trấn gặp khó khăn trong thị trường tiêu thụ sản phẩm, do công nghệ của công nghiệp nông thôn không đáp ứng kịp nhu cầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường.

Trong quá trình mở cửa hội nhập nền kinh tế quốc tế, nông nghiệp Trung Quốc cũng phải đổi mới để thích nghi và giải quyết mâu thuẫn vốn có giữa sản xuất nhỏ lẻ của nơng dân với sự thay đổi nhanh chóng và khó dự báo của thị trường. Nhằm tìm lời giải cho phát triển nơng nghiệp Trung Quốc đã đưa ra chính sách “sản nghiệp hố nơng nghiệp”, chính sách này được hiểu là tạo những mối liên kết giữa nông hộ với công ty hoặc nông hộ kết hợp với tập thể, nông hộ cùng các tổ chức kinh tế khác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp. Nói chung là nối kết các khâu thành một dây chuyền từ nuôi trồng đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chính sách sản

nghiệp hố mang lại thành tựu to lớn trong phát triển nông nghiệp Trung Quốc, từ năm 1997 đến 2001 số tổ chức kinh doanh sản nghiệp hố nơng nghiệp đã tăng từ

11834 lên 66000, các loại hình tổ chức ngày càng đa dạng. Sự kết nối giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ một cách nhịp nhàng đã thúc đẩy chun mơn hóa sản xuất và tiêu thụ.

1.3.2. Hàn Quốc

Hàn Quốc thực hiện chính sách phát triển song song nông thôn và thành thị, phát triển các tập đồn kinh tế lớn ln đi cùng với phát triển cơng nghiệp qui mơ nhỏ theo hình thức vệ tinh ở nông thôn phục vụ cho các tập đồn cơng nghiệp. Nơng thơn của Hàn Quốc có những thay đổi rất lớn về cả về kinh tế lẫn xã hội do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế nhanh (GDP đạt trung bình 8% năm), phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, hướng vào xuất khẩu đã thu hút một lượng lớn lao động nông thôn ra thành thị, giải quyết cơ bản tình trạng thất nghiệp trong nơng thơn. Những chính sách cụ thể đã được thực hiện để đạt thành tựu to lớn trong những năm qua:

- Rút dần lao động trẻ ra khỏi nơng thơn.

nghiệp. Chính sách này tập trung vào ba chương trình lớn: chương trình hỗ trợ trang trại gia đình; chương trình hỗ trợ giáo dục và đào tạo. Mục tiêu của các chính sách này là nhằm bảo vệ và hỗ trợ cho các nhà kinh doanh nơng nghiệp có trình độ, kỹ năng canh tác, các cơng ty kinh doanh nơng nghiệp, những người có khả năng thúc

đẩy năng suất và quản lý việc canh tác một cách có hiệu quả và ổn định. Bên cạnh đó,

q trình cơng nghiệp hóa đã thu hút khối lượng lớn lao động nông nghiệp đặc biệt là lao động trẻ và rất nhiều người dân đã từ bỏ nông nghiệp nhưng vẫn sống ở nông

thôn.

- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Việc phát triển công nghiệp nông thôn dựa vào phát triển các nhà máy vệ tinh của các tập đoàn kinh tế. đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm giúp cho các doanh nghiệp nhỏ hình thành và phát triển, đồng thời làm tăng năng suất nông nghiệp, làm ổn định

đời sống của người dân làm nông nghiệp, không tạo mau thuẫn khi người lao động

chuyển sang hoạt động phi nơng nghiệp. - Phát triển cơng nghiệp hóa nơng thơn.

Nơng thơn Hàn Quốc cũng có truyền thống sản xuất qui mơ nhỏ, lúa là cây trồng chính. Vì Vậy, ngồi mùa vụ nơng nghiệp nơng dân cịn thực hiện các hoạt động tạo thu nhập phi nông nghiệp khác để có thêm thu nhập trang trải cho chi tiêu gia

đình. Những hoạt động này chủ yếu tập trung vào chế biến nông sản và các tài nguyên

thiên nhiên tại địa phương. Chính phủ cung cấp vốn và các hỗ trợ kỹ thuật đối với các hoạt động tạo việc làm phi nông nghiệp và việc tổ chức sản xuất theo hình thức hợp tác.

- Hỗ trợ xây dựng nhà máy ở nông thôn trong những năm 70.

Trong những năm 70, các nhà máy được khuyến khích chuyển về khu vực nông thôn để giải quyết việc làm và tạo thêm thu nhập phi nông nghiệp cho nông dân. Những nhà máy đưa về nông thôn được nhận ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp,

mỗi làng một nhà máy” chính sách này đã khơng đạt đến mục tiêu vì chi phí phát sinh trong vận chuyển và tiếp thị cũng như tiếp cận những dịch vụ khác về ngân hàng, thông tin sản xuất, công nhân lành nghề….

- Phát triển cụm công nghiệp nông thôn những năm 80.

Sau những khó khăn gặp phải trong chính sách đưa nhà máy về từng làng trong thập kỷ trước, chính sách phát triển cụm cơng nghiệp ở nơng thôn được thực hiện.

Các dự án phát triển cụm cơng nghiệp ở nơng thơn giúp giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, từng nhà máy trong khu cơng nghiệp cũng giảm được chi phí hoạt độ nhờ sử dụng các trang thiết bị dùng chung. Chính quyền địa phương tham gia với vai trò thiết kế xây dựng theo qui định của pháp luật sau đó bán mặt bằng cho các nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy. Các dự án khu công nghiệp nông thôn được ưu tiên giảm thuế

trong một số năm và được vay vốn ưu đãi từ chính phủ. Các dự án này góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động nơng thơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn tại huyện tam nông tỉnh đồng tháp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)