NHNo&PTNT Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rual Development, viết tắt là AGRIBANK, trụ sở chính tại số 2 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội. Agribank là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Từ khi thành lập, Agribank không ngừng phát triển và mở rộng hoạt động, ngày càng khẳng định giá trị thương hiệu của mình: “ Mang phồn thịnh đến khách hàng “.
NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Xuân ( gọi tắt là chi nhánh Thanh Xuân hoặc Agribank Thanh Xuân ) có trụ sở tại Tầng 1, toà nhà 17T4 Khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính, đường Hoàng Đạo Thuý, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, được
thành lập từ năm 2000, là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Sở giao dịch NHNo&PTNT I sau là chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.
Từ ngày 01/04/2009 Chi nhánh Thanh Xuân được nâng cấp lên chi nhánh cấp I, trực thuộc Agribank. Sự ra đời của chi nhánh đã thể hiện quyết tâm của hội đồng quản trị Agribank trong chiến lược củng cố và giữ vững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và từng bước chiếm lĩnh thị trường thành thị đánh dấu bước phát triển về lượng và chất của hệ thống Agribank trên địa bàn Hà Nội.
Tính đến nay, chi nhánh Thanh Xuân đã có 4 phòng giao dịch trực thuộc, với số lượng cán bộ công nhân viên là 103 người. Dưới sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhanh chóng với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh nhằm đáp ứng các yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương hiệu “ Trao giá trị, giữ niềm tin. Mang lại sự phồn thịnh cho quý khách hàng ” của chi nhánh trên thị trường.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Agribank Thanh Xuân
Chi nhánh Thanh Xuân thực hiện điều hành theo chế độ thủ trưởng và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đứng đầu chi nhánh là ban giám đốc gồm có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
Mỗi phòng nghiệp vụ ở chi nhánh Thanh Xuân do một trưởng phòng điều hành và có phó phòng giúp việc cho trưởng phòng.
Các phòng nghiệp vụ:
- Phòng Kế hoạch, Kinh doanh có nhiệm vụ: trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền,… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định; đầu mối, tham mưu cho giám đốc chi nhánh điều hàng nguồn vốn, xây dựng các kế hoạch kinh doanh theo định hướng kinh doanh của Agribank TW, xây dựng các chiến lược tín dụng; chịu trách nhiệm Marketing tín dụng; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng vượt quyền phán quyết của Phòng giao
dịch; phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, nợ xấu, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục…
- Phòng Kế toán và Ngân quỹ có nhiệm vụ: trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN và Agribank TW; xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương; quản lý, sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Agribank TW; thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định; tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh,…
- Phòng Hành chính và Nhân sự có nhiệm vụ: xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của chi nhánh; tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể; phân tích đánh giá văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của chi nhánh; trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hàng chính, văn thư, lề tân, phương tiện giao thông, y tế, bảo vệ của chi nhánh, trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ của chi nhánh, lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng, và văn bản định chế của Agribank TW;….
- Phòng Kiểm tra, kiểm soát Nội bộ có nhiệm vụ: xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank TW; tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán; tố chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc chi nhánh giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền; phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do giám đốc chi nhánh ban hành;…
- Phòng Dịch vụ và Marketing có nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các sản phẩm, dịch vụ cung ứng trên thị trường; trực tiếp tổ chức tiếp thị, thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp; xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế,…
- Phòng Điện toán có nhiệm vụ: tổng hợp và thống kê ,lưu trữ số liệu liên quan đến chi nhánh, làm dịch vụ tin học; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến hạch toán kế
toán, kế toán thống kê,hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác của chi nhánh…
Các Phòng giao dịch trực thuộc gồm:
- Phòng giao dịch Nguyễn Tuân - Phòng giao dịch Số 1
- Phòng giao dịch Số 2 - Phòng giao dịch Số 3
Có nhiệm vụ: cung ứng các dịch vụ do chi nhánh Thanh Xuân giao; cho vay; phát hành, chiết khấu giấy tờ có giá do chi nhánh ủy quyền phát hành; thực hiện công tác thông tin,tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị của chi nhánh; tổng hợp, báo cáo thống kê theo quy định của giám đốc chi nhánh…
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh được bố trí theo sơ đồ sau:
PHÒNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÒNG KẾ TOÁN VÀ NGÂN QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH VÀ NHÂN SỰ PHÒNG KẾ HOẠCH, KINH DOANH
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG GIAO DỊCH
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thanh Xuân
Nguồn: Phòng Hành chính và Nhân sự - Chi nhánh Thanh Xuân
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Thanh Xuân trong những năm gần đây
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Chi nhánh Thanh Xuân huy động vốn từ các nguồn : vốn điều chuyển từ hội sở, vốn vay các tổ chức tín dụng khác, vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng, trong đó vốn huy động từ phía khách hàng là nguồn lớn nhất. Tổng nguồn vốn huy động qua các năm của chi nhánh đều tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động năm 2010 là 90,4%, đây được xem là kết quả đáng khích lệ do tình hình kinh tế năm 2010 có nhiều biến động. Để xem xét việc tăng của nguồn vốn huy động là chủ yếu tăng ở nguồn huy động nào ta cần đi sâu vào xem xét.
Nếu xét nguồn vốn huy động theo đối tượng thì việc tăng của nguồn vốn là do tăng ở cả 3 loại: tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và nhận tiền gửi, vay của các tổ chức tín dụng, được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn theo đối tượng tại CN Thanh Xuân
Chỉ tiêu 2009 Năm 2010 Đến 30/6/2011 Giá trị Giá trị trưởngTăng
(%) Giá trị
Tăng trưởng
(%)
Nguồn vốn huy động 1.635 3.113 90,4 2.838 82,33
Phân theo đối tượng
- Tiền gửi của dân cư 247 331
34,01 278 67,98
Tỷ trọng (%) 15,11 10,63 9,8
- Tiền gửi của các TCKT 1.388 2.749
78,6 2.535 84,43
Tỷ trọng (%) 84,89 88,31 89,32
- Nhận tiền gửi, tiền vay
của các TCTD - 33 - 25 51,52
Tỷ trọng (%) - 1,06 0,88
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN Thanh Xuân năm 2009,2010, 2011
Trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là tăng trưởng nhanh nhất, tăng 78,6% vào năm 2010 và 84,43% vào năm 2011. Trong cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng thì cả 3 năm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Chi nhánh cũng chú trọng trong công tác huy động lượng tiền gửi này vì ít biến động hơn lượng tiền trong dân cư. Mặt khác, do chính sách thuế GTGT có hiệu lực vào năm 2010 thì mọi giao dịch, thanh toán vượt qua 20 triệu đồng phải thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế đầu vào nên cũng đặt ra yêu cầu cho các tổ chức kinh tế phải mở tài khoản tại ngân hàng, từ đó cũng góp phần tạo cơ hội cho chi nhánh trong việc huy động lượng tiền từ các đối tượng này. Mặc dù, nền kinh tế năm 2010 gặp nhiều khó khăn: giá cả tăng nhanh, người dân phải cắt giảm tiêu dùng; ngoài ra, giá vàng tăng cao đột biến khiến người dân không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà đổ xô đi mua vàng nhưng vốn huy động của chi nhánh qua các năm vẫn tăng nhanh, đảm bảo nguồn cung ứng cho vay. Để đạt được kết quả này, chi nhánh dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam đã đưa ra các sản phẩm mới hấp dẫn như: tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang theo thời hạn gửi, tiết kiệm học đường – cho ngày mai tươi sáng,… hay các chương trình ưu đãi như: quay số mở thưởng, cùng Agribank mừng xuân,… để thu hút khách hàng.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo loại tiền và theo kỳ hạn tại Agribank Thanh Xuân Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Đến 30/6/2011 Giá trị Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%)
Phân theo loại tiền
- VNĐ 1.552 3.015
94,27 2.676 77,51
Tỷ trọng (%) 94,92 96,85 94,29
- Ngoại tệ (quy đổi) 83 98 18,07 162 230,61
Tỷ trọng (%) 5,08 3,15 5,71 Phân theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 1.095 2.158 97,08 1.876 73,86 Tỷ trọng (%) 66,97 69,32 66,1 - Có kỳ hạn 540 955 76,85 962 101,47 Tỷ trọng (%) 33,03 30,68 33,9
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN Thanh Xuân năm 2009, 2010, 2011 Qua các năm, huy động bằng VNĐ vẫn là chủ yếu. Tuy tốc độ tăng trưởng của năm 2011 có chậm hơn so với năm 2010 nhưng vẫn cao và vốn huy động từ VNĐ luôn chiếm trên 90% vốn huy động qua các năm. Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế năm 2010, nguồn ngoại tệ rất hạn chế, nhất là đồng USD, nhưng chi nhánh đã cố gắng gia tăng nguồn ngoại tệ. Tốc độ tăng trưởng nguồn ngoại tệ huy động được của năm 2010 đạt 18,07%; đến năm 2011, tốc độ tăng rất nhanh, tăng đến 230,61%. Trong nguồn vốn huy động từ ngoại tệ chủ yếu là USD và EUR. Vốn huy động không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cả 3 năm. So với năm 2009, thì năm 2010, vốn huy động không kỳ hạn tăng nhanh hơn vốn huy động có kỳ hạn và tỷ trọng của loại vốn huy động này cũng gia tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này: một phần vẫn là do ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thế giới; ngoài ra, còn do lạm phát tăng cao khiến người dân có tâm lý lo ngại, đa phần chuyển sang gửi tiền không kỳ hạn cho an toàn. Tuy nhiên, điều này lại làm chi nhánh không chủ động được trong công tác tín dụng vì lượng tiền huy động đa phần là không kỳ hạn mà chi nhánh lại sử dụng chủ yếu nguồn vốn huy động để
động có kỳ hạn là 101,47%, tăng nhanh hơn vốn huy động không kỳ hạn. Đây là điều thuận lợi để cho chi nhánh hoàn thành kế hoạch của cả năm 2011. Trong nguồn vốn huy động có kỳ hạn thì chi nhánh tập trung vào huy động với kỳ hạn ngắn. Nhu cầu về vốn không chỉ tại chi nhánh mà ở các ngân hàng khác thì rất lớn, trong khi trước tháng 4/2011, các ngân hàng bị hạn chế bởi quy định về lãi suất trần, chính vì vậy mà lãi suất tiền gửi có kỳ hạn ngắn và dài gần như nhau. Ngoài ra, tiền gửi kỳ hạn càng dài thì có thể sử dụng chúng cho vay với tỷ lệ lớn do ít biến động về thời hạn nhưng lại dễ bị biến động do ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố vi mô và vĩ mô nên có thể gặp rủi ro như rủi ro về lãi suất, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.
Ngoài ra, chi nhánh còn huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá, kết quả huy động được thể hiển ở bảng sau:
Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động qua phát hành giấy tờ có giá
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Phát hành GTCG 1.215 100 11.842 100 10.627 875,65 - Kỳ phiếu ngắn hạn 915 75,31 11.542 94,47 10.627 1161 - Trái phiếu ngắn hạn 300 24,69 300 5,53 0 0
Nguồn: Bảng cân đối chi tiết năm CN Thanh Xuân 2009,2010
Nguồn vốn huy động qua giấy tờ có giá, chi nhánh chủ yếu tập trung vào kỳ phiếu ngắn hạn. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng từ huy động vốn qua kỳ phiếu ngắn hạn tăng tới 1161% so với năm 2009; trong khi huy động từ trái phiếu ngắn
hạn lại không tăng trưởng, cả 2 năm 2009, 2010 đều huy động được 300 triệu đồng. Phát hành giấy tờ có giá đã góp phần làm tăng lượng vốn huy động phục vụ công tác cho vay tại chi nhánh.
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng có được hầu như là từ hoạt động này. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, chi nhánh luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng và đã đạt được nhiều kết quả.
* Trong hoạt động cho vay: Tổng dư nợ của chi nhánh có xu hướng tăng cao qua
các năm. Năm 2010, tình hình kinh tế đầy khó khăn nhưng tổng dư nợ tại chi nhánh vẫn tăng tới 48,3%. Nhưng tới tháng 6 năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với năm 2010, chỉ đạt 14,4%.
* Trong hoạt động bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh cũng không
ngừng phát triển. Số dư bảo lãnh cũng có xu hướng tăng cao qua các năm. Các loại bảo lãnh được thực hiện tại chi nhánh ngày càng tăng. Năm 2009, chi nhánh thực hiện có hai loại bảo lãnh nhưng tới năm 2010 và 2011, số loại bảo lãnh đã tăng lên là 5 loại. Sau đây là bảng về kết quả hoạt động bảo lãnh mà chi nhánh đã đạt được qua các năm:
Bảng 2.4: Tình hình bảo lãnh tại Agribank Thanh Xuân
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu
Năm
2009 Năm 2010 Đến 30/6/2011 Giá trị Giá trị trưởngTăng
(%)
Giá trị trưởngTăng (%) Số dư bảo lãnh 8.527 15.835 85,7 18.622 135,2 - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 8.508 10.707 25,85 4.612 -13,85 Tỷ trọng (%) 99,78 67,62 24,77 - Bảo lãnh dự thầu 19 333 1652,63 420 152,25 Tỷ trọng (%) 0,22 2,1 2,26 - Bảo lãnh hoàn tạm ứng - 4.106 - 8.771 327,23 Tỷ trọng (%) - 25,93 47,1
Tỷ trọng (%) - 0,69 8,5
- Bảo lãnh bảo hành - 579 - 3.236 1017,79
Tỷ trọng (%) - 3,66 17,37
Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng doanh nghiệp năm 2009, 2010
Trong 2 năm 2009, 2010 hoạt động bảo lãnh của chi nhánh chủ yếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng: năm 2009 tỷ trọng của loại bảo lãnh này trong tổng số dư bảo lãnh là 97,78%, năm 2010 tỷ trọng giảm còn 67,62%. Ngoài ra, năm 2010, chi nhánh còn thu được 1 khoản tiền tuy không lớn từ hoạt động bảo lãnh hoàn tạm ứng, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh bảo hành nhưng đến năm 2011 thì khoản