Các dấu hiệu nhận biết nguy cơ nợ xấu

Một phần của tài liệu Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 25 - 26)

- Sự thay đổi bất lợi của môi trường kinh doanh như khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao, thiên tai, địch họa xẩy ra ở mức độ nghiêm trọng. Các dấu hiệu này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay, việc khắc phục là rất khó khăn, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm.

- Ngân hàng không nhận được các báo cáo tài chính từ người vay một cách kịp thời. Khi nhìn vào các báo cáo tài chính, ngân hàng sẽ phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi vay không đạt hiệu quả. Việc yêu cầu nộp báo cáo tài chính bất ngờ khiến người vay phải lo thay đổi số liệu để làm giảm mức độ kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn, điều đó dẫn đến việc người vay giao nộp báo cáo không kịp thời.

- Người vay thay đổi thái độ với ngân hàng/cán bộ ngân hàng, đặc biệt là khi họ tạo cảm giác thiếu tính hợp tác. Người vay không muốn ngân hàng khai thác quá sâu do việc làm ăn không tốt, nếu ngân hàng biết, vốn vay của họ sẽ bị ảnh hưởng, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

- Các cán bộ ngân hàng có thể nhận biết thông qua việc kiểm tra các báo cáo, tài liệu thu thập được về tình hình hoạt động của khách hàng như: Doanh số bán hàng giảm, lợi nhuận giảm, xuất hiện các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh: điều này thể hiện rõ nhất sự kém hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn; hàng tồn kho có dấu hiệu kém chất lượng, số lượng tăng: cho thấy hàng hóa của người vay khó tiêu thụ để thu hồi vốn do chất lượng kém không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng; hay xuất hiện các điều kiện xin gia hạn nợ: có nghĩa người vay xác định không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng có thể do trục

trặc trong khâu sản xuất hoặc khâu tiêu thụ; hoặc người vay trả lãi vay chậm hơn quy định do không có nguồn thanh toán hoặc cố ý không chịu trả ngân hàng. - Người vay bị ốm hoặc chết. Đối với trường hợp người vay bị ốm có thể sẽ khó khăn về tài chính và không thể trả nợ khi đến hạn. Còn khi người vay bị chết, ngân hàng sẽ khó khăn trong việc thu hồi vốn, có khi bị mất hoàn toàn do người vay không có người đại diện đứng ra trả nợ, và không có TSBĐ với ngân hàng.

- Người vay bị mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc mất nhà cung ứng chính sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do mất khách hàng tiêu thụ hàng, hoặc mất nơi cung cấp các yếu tố sản xuất đầu vào để tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 25 - 26)