Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 73 - 74)

- Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN ( CIC )

Hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời. Vì vậy CIC cần cung cấp các thông tin về khách hàng nhiều hơn và đa dạng hơn, các thông tin phải mang độ chính xác và tính pháp lý cao, và phải cập nhập thường xuyên. Như ngoài việc cung cấp các báo cáo tài chính, tình trạng nợ quá hạn, dư nợ tại các tổ chức tài chính,… thì cần cung cấp thêm các thông tin về tình hình công ty mẹ ( nếu có), tình hình ngành nghề,… để giúp các NHTM thẩm định trước khi cấp tín dụng và phân loại nợ được tốt hơn.

- Cần chỉ đạo chặt chẽ trong công tác thanh tra, kiểm tra các NHTM

Nguyên nhân khách quan dẫn đến nợ xấu ở nhiều NHTM xuất phát từ sự thanh tra, kiểm tra lỏng lẻo của NHNN. Chính sự lỏng lẻo này đã bỏ qua nhiều nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến rủi ro của các NHTM. NHNN cần có những biện pháp để giám sát việc thanh tra diễn ra một cách nghiêm ngặt và đạt hiệu quả.

- Tăng cường tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

NHNN có thể tổ chức các chương trình đào tạo, những buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực nợ xấu giữa các NHTM để nâng cao trình độ và kinh nghiệm cho các cán bộ tín dụng.

- Cần yêu cầu thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin của các NHTM

Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ được thực hiện giữa NHTM với NHNN mà còn phải thực hiện ngay trong nội bộ NHTM. Điều này chính là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro nói chung, quản lý nợ xấu nói riêng. Bởi vì, khi công khai các thông tin, thì những thông tin gây ảnh hưởng xấu

đến ngân hàng như tỷ lệ nợ xấu cao,… sẽ làm tính cạnh tranh ngày càng tăng. Các ngân hàng có nợ xấu cao hơn sẽ ngày càng đẩy mạnh chất lượng các hoạt động của mình để giảm và tránh gia tăng nợ xấu.

- Cần sửa đổi quyết định phân loại nợ

Theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam thì nợ xấu thường thấp hơn rất nhiều so với chuẩn mực quốc tế. Như kết quả kiểm toán của Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst & Young tại một NHTM ở Việt Nam được coi là có nợ xấu cao nhất năm 2005 theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN là 14,86%, theo IAS 39 là 31,4%. Việc đánh giá không được chuẩn xác sẽ khiến các NHTM không thể đưa ra một kế hoạch hợp lý để xử lý nợ xấu triệt để. Vì vậy, NHNN cần đưa ra cách phân loại nợ theo sát chuẩn mực quốc tế, nợ xấu có thể tăng, nhưng điều đó sẽ giúp các NHTM xác định rủi ro nợ xấu chính xác nhất để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 73 - 74)