Phân tích tình trạng nợ xấu tại Agribank Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 48 - 55)

Là một chi nhánh còn non trẻ lại được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 vào năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy nợ xấu phát sinh tại chi nhánh Thanh Xuân là điều khó tránh phải.

Dưới đây là bảng về tình hình nợ xấu tại chi nhánh hơn hai năm qua:

Bảng 2.11: Tình hình nợ xấu tại chi nhánh Thanh Xuân

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009

Năm 2010 Đến 30/6/2011 Số tiền trưởngTăng

(%)

Số tiền trưởngTăng (%) Tổng dư nợ 412.076 611.557 48,41 698.918 14,29

Nợ xấu 13.887 11.865 -14,56 24.515 106,62

Tỷ lệ nợ xấu 3,37 1,94 -42,43 3,5 80,41

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động CN Thanh Xuân năm 2010, 2011

Nhìn chung, tổng dư nợ của chi nhánh có xu hướng tăng, nhưng nợ xấu vẫn tăng giảm, chưa có xu hướng giảm qua từng năm. Năm 2010, theo kế hoạch, chi nhánh sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 3% nhưng thực tế đã giảm chỉ còn 1,94%. Chi nhánh đạt được kết quả này là do đã áp dụng có hiệu quả công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Đến 30/6/2011, nợ xấu lại tăng lên 3,5%. Nợ xấu năm 2010 và 2011 chủ yếu rơi vào Công ty cổ phần vận tải biển Vinashin. Theo thống kê, tỷ lệ nợ xấu 6 tháng đầu năm năm 2011 nếu trừ Vinashin thì chỉ có 1,96%. Nợ xấu của chi nhánh tăng nhanh là do có nhiều khoản vay, khi chưa đến hạn, nhưng một phần lãi lại rơi vào nợ xấu nên đã kéo cả khoản vay vào nhóm nợ xấu. Khi đánh giá tình hình kinh tế nước ta, các chuyên gia quốc tế đều cảnh báo nếu tăng trưởng tín dụng của ngân hàng vượt mức 30% thì việc quản lý rủi ro đối với các ngân hàng Việt Nam rất khó, đặc biệt trong điều kiện thông tin khách hàng chưa tốt và quy trình quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng còn yếu. Với tốc độ tăng tổng dư nợ năm 2010 là 48,41% đã phần nào ảnh hưởng đến việc quản lý rủi ro tín dụng năm 2011.

Bảng 2.12: Phân loại nợ xấu theo phương pháp định lượng tại CN Thanh Xuân Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Đến 30/6/2011 Giá trị Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) - Nhóm 3 2.399 990 -58,73 3.870 290,91 Tỷ trọng (%) 17,27 8,34 15,79 - Nhóm 4 11.378 10.821 -4,9 9.707 -10,295 Tỷ trọng (%) 81,93 91,2 39,6 - Nhóm 5 111 55 -50,45 10.938 19787,3 Tỷ trọng (%) 0,8 0,46 44,61

Nguồn: Báo cáo phân loại nợ CN Thanh Xuân năm 2009, 2010, 2011

Hai năm 2009, 2010 nợ xấu nhóm 4 luôn chiếm chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu, còn nợ nhóm 5 chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ nhưng đến 6 tháng đầu năm 2011, thì nợ nhóm 5 không chỉ tăng nhanh về số tiền mà tỷ trọng cũng chiếm chủ yếu trong tổng nợ xấu ( chiếm 44,61% ). Đây là dấu hiệu xấu cho thấy khả năng mất vốn là rất cao, tỷ lệ trích lập dự phòng cũng tăng nhiều, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Năm 2010, nợ xấu giảm và đều giảm ở các nhóm nợ. Đến năm 2011, trong khi nợ nhóm 4 vẫn giảm và giảm với tốc độ nhanh hơn so với năm 2010 thì nợ nhóm 3 và 5 thì lại tăng nhanh. Nợ nhóm 4 giảm và nhóm 5 năm 2011 tăng nhanh đến như vậy (tăng tới 19787,3%) do hầu như nợ nhóm 4 (năm 2010) không xử lý được đã chuyển sang nợ nhóm 5 vào năm 2011.

Chỉ tiêu

Năm

2009 Năm 2010 Đến 30/6/2011

Giá trị Giá trị trưởngTăng (%)

Giá trị trưởngTăng (%)

Nợ xấu trong:

- Cho vay ngắn hạn 13.887 817 -94,12 11.547 1313,34

Tỷ trọng (%) 100 6,886 47,1

- Cho vay trung hạn - 11.048 - 12.968 17,38

Tỷ trọng (%) - 93,114 52,9

- Cho vay dài hạn - - - - -

Tỷ trọng (%) - - -

Nguồn: Báo cáo phân loại nợ CN Thanh Xuân năm 2009, 2010, 2011

Đối với các khoản vay dài hạn tại chi nhánh thì không phát sinh nợ xấu. Dư nợ cho vay dài hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ và các món vay thì không lớn nên lãi trả hàng kỳ không rơi vào tình trạng nợ xấu; còn nợ gốc, do đây là các khoản vay dài hạn nên chưa đến hạn trả. Song không phải thấy nợ xấu trong cho vay dài hạn không có mà lơ là trong quá trình cho vay dài hạn, chi nhánh vẫn chú trọng trong tất cả các khâu cho vay và đẩy mạnh cho vay dài hạn trong năm 2011. Năm 2009, toàn bộ nợ xấu rơi vào cho vay ngắn hạn, đến năm 2010 trong khi nợ xấu cho vay ngắn hạn giảm thì nợ xấu cho vay trung hạn lại tăng nhanh và chiếm chủ yếu về tỷ trọng. Nguồn vốn huy động tại chi nhánh chủ yếu là không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay ngắn hạn lại tăng nhanh vào năm 2011 (tăng 1313,34%) sẽ gây khó khăn trong hoạt động thanh toán của chi nhánh.

Bảng 2.14: Phân loại nợ xấu theo đối tượng vay tại Agribank Thanh Xuân

Đơn vị: triệu đồng Năm

Chỉ tiêu

Giá trị Giá trị trưởngTăng

(%) Giá trị Tăng trưởng (%) Nợ xấu 13.887 11.865 -14,56 24.515 106,62 1. Cá nhân 12.037 1.104 -90.82 8 3.688 234,06 Tỷ trọng (%) 86,68 9,3 15,04 2. Doanh nghiệp 1.850 10.761 481,67 6 20.827 93,54 Tỷ trọng (%) 13,32 90,7 84,96 - DNNN - 10.761 - 10.900 1.292

- Doanh nghiệp ngoài quốc

doanh 1.850 - -100 9.927 -

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

cho vay cá nhân (%) 14,68 0,67 -95,43 1,58 135,82 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

cho vay doanh nghiệp (%) 0,56 2,4 328,57 4,48 86,67

Nguồn: Kết quả hoạt động tín dụng CN Thanh Xuân năm 2009, 2010, 2011

Nếu như nợ xấu của năm 2009 chủ yếu rơi vào đối tượng vay là khách hàng cá nhân thì

đến năm 2010 và 2011 doanh nghiệp nợ xấu lại chiếm tỷ trọng cao. Các cá nhân thường giữ kín thông tin về triển vọng công việc hay sức khỏe của họ hơn là các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán, chính vì vậy thông tin về khách hàng cá nhân thường khó thu thập và khó thẩm định, đây là lý do tại sao nợ xấu năm 2009 lại tập trung nhiều vào đối tượng khách hàng cá nhân. Từ diễn biến nợ xấu phát sinh đối với khách hàng cá nhân, chi nhánh đã rút kinh nghiệm và đưa ra các biện pháp hạn chế, nên năm 2010 và 2011, nợ xấu ở đối tượng này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ xấu. Và với đối tượng này, năm 2010, tỷ lệ nợ xấu đã giảm rất mạnh (giảm tới 95,43%). Nợ xấu năm 2009 chỉ rơi vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đến năm 2010, chi nhánh đã xử lý được toàn bộ nợ xấu của các doanh nghiệp này. Năm 2010 và 2011, nợ xấu của DNNN không chỉ chiếm chủ yếu trong nợ xấu doanh nghiệp mà còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu của toàn chi nhánh. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, họ buộc phải tuân thủ nguyên tắc “ rằng buộc ngân sách cứng “, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về tình hình doanh nghiệp với hình thức lời ăn, lỗ chịu và khắt khe về kỷ luật tài chính. Trong cạnh tranh nếu thua lỗ họ phá sản ngay, hiểu được điều đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn phải tận dụng mọi cơ hội và đưa ra các biện pháp hạn chế các tác động xấu tới

hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Còn đối với các DNNN, họ lại được nhà nước ưu ái theo nguyên tắc “ rằng buộc ngân sách mềm ”. Cứ khi nào doanh nghiệp gặp khó khăn thì được hỗ trợ, thiếu vốn thì cho vay, thậm chí là ban tặng cơ hội, hợp đồng. Đặc biệt, có khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì lại được bơm thêm vốn, khoanh hoặc xóa nợ,… tóm lại là rất nhiều ưu đãi bất hợp lý. Chính cơ chế này đã triệt tiêu khả năng cạnh tranh, tự vươn lên của doanh nghiệp, sẽ tạo tư tưởng “ nợ xấu đã có nhà nước lo “, làm cho các DNNN thiếu trách nhiệm trong công việc, từ đó dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, ảnh hưởng xấu tới ngân hàng cho vay.

Bảng 2.15: Phân loại nợ xấu theo mục đích vay tại CN Thanh Xuân

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

2009 Năm 2010 Đến 30/6/2011 Giá trị Giá trị trưởngTăng

(%)

Giá trị trưởngTăng (%)

Nợ xấu trong:

- Cho vay tiêu dùng 1.312 1.113 -15,17 2.068 85,8

Tỷ trọng (%) 9,45 9,38 8,44

- Cho vay SXKD 12.556 10.752 -14,37 22.447 108,77

Tỷ trọng (%) 90,55 90,62 91,56

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư

nợ cho vay tiêu dùng (%) 1,1 0,97 -13 1,68 73,2 - Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư

nợ cho vay SXKD (%) 4,29 2,17 -49,4 3,9 79,72

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN Thanh Xuân năm 2009, 2010, 2011

Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở mức thấp, được đánh giá là khá an toàn. Dù năm 2011 tỷ lệ này có tăng nhưng hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh vẫn an toàn hơn cho vay sản xuất kinh doanh. Các yếu tố kinh tế vi mô, vĩ mô thường tác động đến cho vay sản xuất kinh doanh mạnh hơn so với cho vay tiêu dùng, ngoài ra, dư nợ trong cho vay sản xuất kinh doanh cũng cao hơn hẳn dư nợ cho vay tiêu dùng nên cho vay sản xuất kinh doanh thường tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.

Bảng 2.16: Số lượng khách hàng nợ xấu tại CN Thanh Xuân

Giá trị Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Số lượng khách hàng nợ xấu 21 11 -47,62 17 35,29 - Cá nhân 19 10 -47,37 14 40 Tỷ trọng (%) 90,48 90,91 82,35 - Doanh nghiệp 2 1 -50 3 200 Tỷ trọng (%) 9,52 9,09 17,65

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN Thanh Xuân năm 2009, 2010, 2011

Năm 2010, số lượng khách hàng nợ xấu giảm, phần nào cũng phản ánh chất lượng tín dụng của chi nhánh đã tốt hơn rất nhiều so với năm 2009 nhưng đến năm 2011, số lượng khách hàng nợ xấu tuy không bằng năm 2009 nhưng đã gia tăng so với năm 2010. Số lượng khách hàng doanh nghiệp nợ xấu tuy không nhiều, nhưng lại luôn chiếm tỷ lệ nợ xấu cao trong tổng nợ xấu của chi nhánh. Hiện chi nhánh đang đưa ra các biện pháp để thu hẹp nợ xấu.

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại chi nhánh Thanh Xuân:

- Tình hình đầy biến động của nền kinh tế trong 2 năm 2009, 2010 là nguyên nhân chính dẫn đến nợ xấu tại Agribank Thanh Xuân. Sau khi chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, nhiều cá nhân và doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Khi nền kinh tế chưa kịp phục hồi thì nước ta phải đối mặt tiếp với suy thoái kinh tế lan rộng trên toàn cầu và lạm phát tăng cao, làm cho mức sống của người dân bị suy giảm, chi tiêu bị thắt chặt. Cầu trong nền kinh tế giảm làm ảnh hưởng đến lượng cung, điều này đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn tại chi nhánh. Quá trình sử dụng vốn không đạt hiểu quả, thậm trí là bế tắc, làm cho khách hàng không có khả năng trả nợ.

- Do trình độ quản lý yếu kém, tư lợi cá nhân của khách hàng dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.

Ví dụ điển hình nhất nguyên nhân gây ra nợ xấu tại chi nhánh là từ Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam ( Vinashin ). Do cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, Vinashin đã gặp nhiều khó khăn về tài chính: ngành dịch vụ vận tải biển không có nguồn hàng vận chuyển, dẫn đến không có việc làm, không có thu nhập, làm cho khả năng thanh toán kém. Ngoài ra, do đầu tư dàn trải, quản lý

dự án, công nợ, dòng tiền,…yếu kém, cộng với năng lực, trình độ và phẩm chất cán bộ được giao quyền bất cập và tư lợi, Vinashin đã lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn, khoản nợ xấu với các ngân hàng gia tăng. Nợ xấu của Vinashin tại chi nhánh năm 2010 là 10,761 tỷ đồng ( chiếm 90,7% tổng nợ xấu ), năm 2011 là 10,9 tỷ đồng ( chiếm 44,46% tổng nợ xấu ).

- Chi nhánh có khách hàng do bị bệnh nặng phải ra nước ngoài điều trị, nhân viên tín dụng không thể liên lạc được để thu hồi nợ. Bên cạnh đó còn có những con nợ chây ỳ, cố tình không chịu trả nợ.

- Thông tin về nhiều khách hàng không đầy đủ và chính xác hoàn toàn đặc biệt là đối với khách hàng cá nhân, khiến cho cán bộ tín dụng vất vả trong suốt quá trình cho vay, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng đến khâu giải ngân, kiểm tra giám sát và thu nợ.

- Nguyên nhân nữa thuộc về cán bộ tín dụng của chi nhánh. Đa phần cán bộ tín dụng tại chi nhánh tuổi đời rất trẻ, vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình phân tích, thẩm định trước khi cho vay. Ngoài ra, khâu kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay còn chưa chặt chẽ. Do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng; do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà cán bộ tín dụng yêu cầu đã làm cho khâu kiểm tra, kiểm soát bị lỏng lẻo, dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn không theo sát dự án, làm phát sinh nợ xấu.

Một phần của tài liệu Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w