Biện pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh

Một phần của tài liệu Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 26 - 28)

- Xây dựng mô hình rủi ro quản lý tín dụng

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra. Một ngân hàng thường xây dựng cho mình một mô hình phù hợp với cơ cấu tổ chức, với

cách thức làm việc sẽ hạn chế được các rủi ro tín dụng mang lại, trong đó có nợ xấu.

- Thiết lập và lưu trữ thông tin về khách hàng

Trước khi cấp tín dụng, cán bộ tín dụng cần phải nắm bắt đầy đủ và chính xác các thông tin về khách hàng từ đó có thể đánh giá được khả năng trả nợ của khách. Lưu trữ thông tin về khách hàng là công cụ quan trọng trong việc giám sát sau khi cho vay, cán bộ tín dụng có thể dựa vào các thông tin này để biết được các khoản vay có phát sinh vấn đề xấu hay không, hoặc sẽ có thông tin cho những lần vay vốn sau của chính khách hàng này. Và ngân hàng phải thu thập thông tin về khách hàng thường xuyên để nắm bắt tình hình, phòng trường hợp xấu có thể kịp thời xử lý.

- Phân tán rủi ro

NHTM sẽ đa dạng hóa các danh mục cho vay, khách hàng vay, tránh việc tập trung vào một số khoản vay lớn nhưng mang tính rủi ro cao, và tránh việc tập trung chủ yếu vào ngành nghề nào đó bởi khi ngành nghề này có những biến động bất lợi sẽ ảnh hưởng xấu đến ngân hàng.

- Ngân hàng cho khách hàng vay với điều kiện khách hàng mua bảo hiểm tín dụng Phương án này áp dụng khi khách hàng không có TSBĐ và có việc làm không

ổn định hoặc làm việc quá phụ thuộc vào tình trạng nền kinh tế. Đây là biện pháp cần quan tâm trong điều kiện hoạt động của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, nhưng cho đến nay, vẫn chưa ngân hàng nào của nước ta sử dụng bảo hiểm tín dụng.

- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng để tránh các vấn đề xấu xảy ra trong quá

trình vay vốn của khách hàng mà nguyên nhân xuất phát từ chính cán bộ tín dụng.

- Tư vấn, giúp đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn

Khi khách hàng xảy ra khó khăn trong cung cách điều hành, chiến lược kinh doanh bất hợp lý, chậm thích nghi với sự thay đổi của thị trường, mô hình không còn thích hợp, thì ngân hàng có thể tư vấn, cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, ngăn chặn tình trạng sản xuất kinh doanh ngày một trầm trọng, cụ thể nhằm vào những hướng sau: mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm; đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản phẩm mới; thay đổi chiến lược tiêu thụ sản

phẩm; loại bỏ một số hoạt động không sinh lời; bán bớt tài sản, bán bớt một phần doanh nghiệp,…

Hay khi hàng tồn kho của khách hàng tăng lên, ngân hàng có thể dựa vào mối quan hệ của mình để giúp khách hàng tìm được đối tác, bán hàng tồn kho, thu hồi vốn để trả nợ.

- Ngân hàng thường xuyên đánh giá lại các khoản vay, giá trị TSBĐ, từ đó tập trung vào các khoản vay có rủi ro cao, và yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ khi nhận thấy TSBĐ có độ khả mại thấp, thấp hơn các khoản vay, để phòng trường hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ bán TSBĐ bù đắp đủ khoản nợ của khách.

- Ngân hàng sẽ yêu cầu thu hồi nợ vay trước hạn đối với trường hợp nhận thấy

khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.

Một phần của tài liệu Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 26 - 28)