Thực trạng hoạt động cho vay tại Agribank Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 43 - 48)

Cho vay là hoạt động chính không chỉ tại Agribank Thanh Xuân mà ở mỗi ngân hàng. Nhờ hoạt động cho vay, các ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất. Cho vay được phân chia làm nhiều loại theo từng tiêu thức nhất định. Dưới đây là tình hình cho vay qua các năm của chi nhánh Thanh Xuân được phân loại theo từng tiêu thức:

• Nếu phân loại cho vay theo thời hạn:

Bảng 2.9: Tình hình cho vay phân theo thời hạn tại Agribank Thanh Xuân

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 30/6/2011Đến Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Tổng dư nợ 412 100 611 100 48,3 699 100 14,4

Phân theo thời hạn cho vay

- Nợ ngắn hạn 286 69,42 457 74,8 59,79 583 83,41 27,57 - Nợ trung hạn 42 10,19 61 9,98 45,24 89 12,73 45,9 - Nợ dài hạn 84 20,39 93 15,22 10,71 27 3,86 -70,97

Nguồn: Bảng cân đối chi tiết năm CN Thanh Xuân 2009,2010, 2011

Các khoản mục cho vay qua các năm hầu như tăng với tốc độ nhanh hơn so với năm trước, chỉ riêng nợ dài hạn đến năm 2011 là giảm; dư nợ ngắn hạn thì luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư và chỉ tiêu ngày càng tăng. Điều này không khó hiểu, nợ trung, dài hạn lãi suất thường cao hơn nợ ngắn hạn nhưng luôn tiềm ẩn

nhiều rủi ro. Nền kinh tế qua 2 năm 2009, 2010 nếu cho vay trung, dài hạn, với mức lãi suất cao sẽ gây nhiều bất lợi cho khách hàng. Ngoài ra, việc giám sát khoản vay trong thời gian dài thường gặp khó khăn hơn do sự biến đổi bất ngờ gây bất lợi của môi trường kinh doanh, và chi phí bỏ ra cũng cao hơn các khoản nợ ngắn hạn. Nợ trung và dài hạn của chi nhánh chủ yếu tập trung ở những khách hàng quen thuộc và những dự án đem lại hiệu quả cao. Một trong số đó là công ty TNHH đầu tư và phát triển Xuân Thái (100 tỷ đồng), công ty TNHH thiết bị giáo dục Thắng Lợi (40 tỷ đồng), công ty TNHH công nghiệp và xây dựng Ngọc Khánh (46 tỷ đồng). Thời gian tới, nền kinh tế dần đi vào ổn định, dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của Agribank TW, chi nhánh đẩy mạnh việc cho vay trung và dài hạn.

• Nếu phân loại cho vay theo loại tiền vay:

Biểu đồ 2.1: Tình hình cho vay theo loại tiền vay tại Agribank Thanh Xuân

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN Thanh Xuân năm 2009, 2010, 2011

Qua các năm, tỷ trọng dư nợ ngoại tệ trong tổng dư nợ có xu hướng tăng, và còn tăng trưởng mạnh hơn so với dư nợ nội tệ (tốc độ tăng trưởng: nội tệ: năm 2010:

Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng ngoại tệ của người vay ngày càng tăng. Nguyên nhân hiện tượng này một phần là do lãi suất cho vay đối với ngoại tệ thì thấp hơn nhiều so với nội tệ, nên các doanh nghiệp đẩy mạnh vay ngoại tệ, chủ yếu là USD; một phần là do các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh, mở rộng hoạt động của mình nên cần nhập thêm hàng hóa, nguyên vật liệu từ nước ngoài để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm, dẫn đến nhu cầu vay ngoại tệ để thanh toán các đơn hàng tăng cao.

• Nếu phân loại cho vay theo mục đích vay:

Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay theo mục đích vay tại Agribank Thanh Xuân

Cho vay tiêu dùng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ. Qua các năm, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng, trong khi dư nợ tiêu dùng lại giảm vào năm 2010 và tăng nhẹ vào năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2010 tình hình kinh tế khó khăn, giá cả của một số mặt hàng tiêu dùng tăng cao, hơn nữa lạm phát tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng, đã buộc người dân giảm chi tiêu nên dư nợ cho vay tiêu dùng giảm. Mặt khác, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong năm 2010 Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để thực hiện dự án đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng ở trong nước. Khi đó mức lãi suất hỗ trợ vay vốn là 4% đã giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí đi vay, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận vì vậy đã thúc đẩy việc vay vốn của khách hàng. Điều này đã nâng cao dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của nước nhà. Đến năm 2011, kinh tế dần được cải thiện, mức sống của người dân dần ổn định trở lại, làm cho dư nợ tiêu dùng trong năm này tăng.

• Nếu phân loại cho vay theo đối tượng vay tại Agribank Thanh Xuân

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN Thanh Xuân năm 2009, 2010, 2011

Dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ nhưng dư nợ cho vay cá nhân lại tăng trưởng nhanh hơn. Cho vay cá nhân tuy việc thu hồi vốn không tập trung nhưng lại dễ dàng hơn so với doanh nghiệp, vì vậy qua hai năm 2010, 2011 dư nợ cho vay cá nhân của chi nhánh lại tăng nhanh đến như vậy. Ngoài ra, năm 2009 và 2010 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp nên chi nhánh không tập trung quá nhiều vào cho vay với đối tượng này bằng cho vay vá nhân. Số lượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là cá nhân nhưng qua các năm số lượng doanh nghiệp vay vốn vẫn gia tăng.

Nguồn: Kết quả hoạt động tín dụng năm 2010, 2011 của CN Thanh Xuân

Số lượng khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng với tốc độ cao hơn năm trước rất nhiều (năm 2010 là 17,5%, năm 2011 là 117,02%). Một phần là do số doanh nghiệp vay trung và dài hạn từ năm trước vẫn được tính vào năm tiếp theo, một phần là do các chính sách để thu hút các doanh nghiệp cần vốn của chi nhánh.

• Nếu phân loại cho vay theo TSBĐ:

Bảng 2.10: Tình hình cho vay theo TSBĐ tại CN Thanh Xuân

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Đến 30/6/2011 Giá trị Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Phân theo TSBĐ

- Cho vay không có TSBĐ 12,36 15,6

26,21 18,6 19,23

Tỷ trọng (%) 3 2,55 2,66

- Cho vay có TSBĐ 399,64 595,4 48,98 680,4 14,27

Tỷ trọng (%) 97 97,45 97,34

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN Thanh Xuân năm 2009, 2010, 2011

Cho vay không có TSBĐ luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ bởi đây là khoản vay có tính rủi ro cao, cho vay dựa trên tín chấp, nếu xảy ra rủi ro, thì vấn đề thu hồi vốn là rất khó khăn. Nhưng qua các năm, cho vay không có TSBĐ có xu hướng tăng, kết quả này cho thấy chất lượng khách hàng có mối quan hệ với ngân hàng ngày càng tăng. Tạo lập nhiều mối quan hệ bền vững với khách hàng là mục tiêu phấn đấu không chỉ của chi nhánh Thanh Xuân mà của rất nhiều các NHTM khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 43 - 48)