Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 74 - 78)

- Hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc mua bán nợ và thanh lý TSBĐ của ngân hàng

Tình hình mua bán nợ vẫn còn quá mới mẻ ở Việt Nam, đối với các khoản nợ xuất phát từ các DNNN thì việc mua bán nợ được coi là một cách tái cấu trúc DNNN thông qua việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc cấu trúc lại tình trạng tài chính, quản trị và hoạt động hiện tại, nếu đó là công ty đã được cổ phần hóa. Song hành lang pháp lý tại Việt Nam trong vấn đề này còn quá thiếu và yếu. Chính phủ cần có những văn bản pháp lý cụ thể hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi trong việc mua và bán nợ.

Phần lớn TSBĐ cho các món vay có giá trị lớn tại các NHTM là đất đai, nhà cửa. Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC giữa Liên bộ NHNN, Bộ tư pháp, Bộ công an, Bộ tài chính, Tổng cục địa chính ngày quy định tổ chức tín dụng không được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Và theo Khoản 2-Mục III của thông tư này, nếu không đạt được sự thỏa thuận của các bên thì tổ chức tín dụng phải đưa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra tòa. Trong khi đó, Nghị định 178 lại cho phép tổ chức tín dụng có quyền xử lý TSBĐ nói chung và TSBĐ

là quyền sử dụng đất nói riêng nếu không đạt được sự thỏa thuận giữa các bên. Việc này gây cản trở cho các tổ chức tín dụng khi xử lý TSBĐ. Chính phủ cần phải đồng bộ khung pháp lý. Để tạo điều kiện cho các NHTM trong việc xử lý nợ xấu Chính phủ nên sửa đổi nghị định 178/1999/NĐ-CP theo đó cho phép nhân hàng được bán TSBĐ, không phụ thuộc cơ quan chức năng và cho ngân hàng cơ chế đặc biệt hoàn thiện thủ tục pháp lý khi bán TSBĐ.

- Đẩy mạnh việc thanh tra giám sát, và cổ phần hóa DNNN

Trong quá trình sử dụng vốn của các DNNN, cần đẩy mạnh việc thanh tra giám sát, và cần hạn chế các ưu đãi bất hợp lý đối với các doanh nghiệp này. Chính phủ cần tách bạch rõ chức năng quản lý sản xuất kinh doanh và giao cho DNNN quyền tự chủ, tự quyết định chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo toàn vốn, về hiệu quả sản xuất kinh doanh, về thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần phải đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các DNNN, cổ phần hóa sẽ giúp các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN

Trước tình hình nền kinh tế đầy rẫy những rủi ro, hoạt động của các NHTM sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nợ xấu đang là một vấn đề cần được giải quyết tại các NHTM. Hạn chế nợ xấu là công việc phức tạp nhưng lại có ý nghĩa rất to lớn với ngân hàng: lợi nhuận và tính thanh khoản tăng, uy tín ngân hàng ngày càng được củng cố. Qua đó, hoạt động của ngân hàng sẽ được mở rộng hơn. Tại chi nhánh Thanh Xuân, nợ xấu đã ảnh hưởng rất nhiều tới chiến lược hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Luận văn tốt nghiệp của em bàn về vấn đề “ Hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân “ với:

• Chương 1: Tập trung vào các kiến thức lý thuyết về hoạt động cho vay và vấn đề nợ xấu trong các NHTM.

• Chương 2: Ngoài việc phân tích tình hình hoạt động của chi nhánh qua các năm, em đi sâu phân tích tình hình nợ xấu, các nguyên nhân phát sinh nợ xấu và công tác hạn chế nợ xấu tại chi nhánh dựa trên cơ sở lý thuyết của chương 1.

• Chương 3: Trước nguyên nhân gây ra nợ xấu và khó khăn trong công tác hạn chế nợ xấu tại chi nhánh, em đưa ra một số giải pháp đối với chi nhánh và kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm hạn chế nợ xấu tại chi nhánh cũng như tại các NHTM xuống mức thấp nhất. Đây là các thông tin em đã tích lũy được thông qua quá trình thực tập và những đánh giá về vấn đề nợ xấu và hoạt động cho vay của các chuyên gia.

Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin của em còn nhiều thiếu sót do còn hạn chế về nhận thức và kinh nghiệm trong công việc vì vậy em rất mong nhận được những đóng góp từ thầy cô và bạn bè.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (năm 2010), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

- TS. Nguyễn Minh Kiều (năm 2010), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.

- Prederic S.Mishkin (năm 1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật.

- Thống đốc NHNN Việt Nam (năm 2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

- Thống đốc NHNN Việt Nam (năm 2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN - Hội đồng quản trị NHNN&PTNT Việt Nam (năm 2011), Sổ tay tín dụng.

- CN Thanh Xuân (năm 2009, 2010, 2011), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - CN Thanh Xuân.

- CN Thanh Xuân (năm 2009, 2010), Bảng cân đối chi tiết CN Thanh Xuân.

- CN Thanh Xuân (năm 2009, 2010, 2011), Báo cáo kết quả tín dụng doanh nghiệp.

- CN Thanh Xuân (năm 2009, 2010, 2011), Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng.

- CN Thanh Xuân (Năm 2010), Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch. - CN Thanh Xuân (Năm 2011), Mô hình tổ chức NHNN&PTNT CN Thanh Xuân. - Các website: + http://www.agribank.com.vn/ + http://agribanktrungyen.com.vn/ + http://vnexpress.net + http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com + http://vneconomy.vn + http://vietbao.vn/ + http://www.cib.vn ………

Một phần của tài liệu Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w