Các hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức (Trang 86 - 87)

5.2 Kết luận và kiến nghị

5.2.4 Các hạn chế của nghiên cứu

Hạn chế thứ nhất: là hạn chế về mặt thời gian và chi phí

Hạn chế thứ hai: là hạn chế thuộc về mẫu nghiên cứu: Đề tài này chỉ thực hiện trong phạm vi TP. HCM do đó kết quả nghiên cứu chỉ mang tính địa phương và rất có thể các kết quả sẽ khác nhau cho các tỉnh thành, khu vực khác trong cả nước. Đây chính là gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo.

Hạn chế thứ ba: trong khuôn khổ nghiên cứu điều tra về tổ chức; tám tiêu chí đo

lường về văn hóa tổ chức; ba tiêu chí đo lường về sự gắn bó của nhân viên đã đảm bảo giá trị và độ tin cậy cần thiết của thang đo, nhưng chưa đủ để có thể đưa ra các giải pháp và kiến nghị hữu hiệu cho việc làm tăng sự gắn bó của nhân viên với tổ chức.

Hạn chế thứ tư: Nghiên cứu chỉ tập trung vào tám khía cạnh văn hóa tổ chức của

Recardo & Jolly, song văn hóa tổ chức cịn bao gồm các khía cạnh khác vì vậy cần phải đưa thêm vào mơ hình nghiên cứu các khía cạnh khác của văn hóa tổ chức. Đây chính là gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo.

Hạn chế thứ năm: kỹ thuật phân tích dữ liệu trong đề tài trong khn khổ cho

phép của phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 15.0. Cụ thể phần mềm SPSS 15.0 chỉ có thể kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) chứ chưa thực hiện được phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cũng như chưa thể kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu trên cơ sở phân tích đồng thời sự tương tác giữa các biến thành phần nhằm đưa ra những kết luận chặt chẽ hơn. Viêc sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu mạnh hơn như Amos, Lisrel… sẽ khắc phục được điểm hạn chế này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức (Trang 86 - 87)