Hệ số tin cậy của các thành phần thang đo gắn bó với tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức (Trang 44 - 46)

Gắn bó tự nguyện

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến-tổng Alpha nếu loại biến COMMITV1 36.4143 90.553 .657 .899 COMMITV2 36.6629 93.049 .598 .903 COMMITV3 36.6457 90.287 .672 .897 COMMITV4 35.9057 92.642 .648 .899 COMMITV5 35.6686 92.182 .710 .894 COMMITV6 35.7743 92.141 .731 .893 COMMITV7 35.6829 92.028 .729 .893 COMMITV8 35.7914 92.194 .706 .895 COMMITV9 35.6829 92.240 .719 .894 Alpha = .907 Gắn bó do bắt buộc COMMITC3 20.4743 44.176 .648 .824 COMMITC4 20.2057 43.677 .647 .824 COMMITC5 20.5600 42.396 .697 .814 COMMITC6 20.4629 42.238 .682 .817 COMMITC7 20.2457 47.407 .488 .852 COMMITC8 20.7657 43.011 .649 .823 Alpha = .851 Gắn bó vì đạo đức COMMITM1 20.8400 47.499 .509 .870 COMMITM2 20.6457 45.181 .749 .826 COMMITM3 20.6886 44.261 .749 .825 COMMITM4 20.6371 44.501 .726 .829 COMMITM5 20.7029 44.209 .717 .830 COMMITM6 20.1143 49.047 .526 .863 Alpha = .864

Như vậy, thang đo sự gắn bó với tổ chức được đo lường bằng 21 biến quan sát cho 3 thành phần (so với ban đầu là 23 biến) và được mô tả trong phụ lục 7.

3.4 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA-EXPLORATORY FACTOR ANALYSIS) EXPLORATORY FACTOR ANALYSIS)

Sau khi thực hiện đánh giá sơ bộ thang đo, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố của thang đo. Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu (Hoàng Trọng – Chu

Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Phương pháp phân tích nhân tố dựa vào Eigenvalue, theo đó chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1.

Phương pháp rút trích các thành phần chính (Principal components) và phương pháp xoay nguyên gốc các nhân tố Varimax Procedure được sử dụng để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, tăng khả năng giải thích các nhân tố.

Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn. Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05. Thứ hai, hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0.4. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0.4 sẽ bị loại (Nguyễn Khắc Duy,

2006). Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalue có giá trị lớn hơn 1 (Gerbing & Anderson, 1988). Thứ tư là khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.2 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

3.4.1 Phân tích nhân tố khám phá thang đo văn hóa tổ chức

Sau khi kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha thì 2 biến COMMU5 và DEC5 đã bị loại. 46 biến quan sát còn lại của 8 thang đo thành phần

của văn hóa tổ chức tiếp tục được đưa vào kiểm định EFA. Kết quả kiểm định sơ bộ được trình bày trong phụ lục 8, với kết quả sơ bộ đó, có 10 biến có trọng số nhỏ (factor loading < 0.4) hoặc có trích cùng lúc trên các yếu tố mà sự khác biệt về phương sai trích giữa các yếu tố nhỏ hơn 0.2 nên bị loại (cụ thể là loại các biến sau: COMMU3, TRAIN2, TRAIN3, TRAIN4, RISK3, REWARD1, PLAN2, PLAN3, PLAN4, TEAM3). Kết quả phân tích nhân tố ở bảng phụ lục 8 cho thấy hệ số KMO là 0,911 (>0,5), Sig = 0,000 (< 0,05); tổng phương sai trích là 62.377% lớn hơn 50%; hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0.4; sự khác biệt về phương sai trích giữa các yếu tố đều lớn hơn 0.2; Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố (EFA) là thích hợp với dữ liệu (bảng 3.3; 3.4)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức (Trang 44 - 46)