Nguyên tắc phân tích hồi quy tuyến tính bội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức (Trang 54 - 58)

4.2.1 Nguyên tắc cơ bản

• Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy tuyến tính bội là phương pháp đưa các biến vào mơ hình một lượt (phương pháp enter).

• Kiểm tra hệ số xác định đã được hiệu chỉnh (Ajusted R Square) để xét mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội.

• Kiểm định thống kê F để xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa các biến tác động và biến nghiên cứu trong mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem xét mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể.

• Đo lường mức độ đa cộng tuyến của mơ hình thơng qua phân tích hệ số phóng đại của phương sai (Variance Inflation Factor – VIF).

• Đánh giá mức độ tác động (mạnh hay yếu) giữa các biến tác động thông qua hệ số Beta.

4.2.2 Kiểm định các giả định của mơ hình

Mức ý nghĩa được xác lập cho các kiểm định và phân tích là 5% (độ tin cậy 95%). Các kết luận dựa trên hàm hồi quy tuyến tính thu được chỉ có ý nghĩa khi hàm hồi quy đó phù hợp với dữ liệu mẫu và các hệ số hồi quy khác 0 có ý nghĩa, đồng thời các giả định của hàm hồi quy tuyến tính cổ điển về phương sai, tính độc lập của phần dư…được đảm bảo. Vì thế, trước khi phân tích kết quả hồi quy ta thực hiện các kiểm định về độ phù hợp của hàm hồi quy, kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy và đặc biệt là kiểm định các giả định của hàm hồi quy.

Phân tích hồi quy không chỉ là mô tả các dữ liệu quan sát. Từ các kết quả quan sát trong mẫu ta phải suy rộng kết luận cho mối liên hệ giữa các biến trong tổng thể. Sự chấp nhận và diễn dịch kết quả hồi quy không thể tách rời các giả định cần thiết của mơ hình hồi quy. Nếu các giả định bị vi phạm thì các kết quả ước lượng khơng đáng tin cậy nữa (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Để đảm bảo sự diễn dịch từ kết quả hồi quy của mẫu cho tổng thể có giá trị

ta cần tiến hành kiểm định các giả định của hàm hồi quy tuyến tính cổ điển như sau:

• Khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. • Phương sai của phần dư khơng đổi. • Các phần dư có phân phối chuẩn.

Giả định khơng có hiện tượng đa cộng tuyến:

Khi xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong phân tích hồi quy như kiểm định t khơng có ý nghĩa, dấu của các ước lượng hệ số hồi quy có thể sai. Ta có thể kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thơng qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Khi VIF vượt quá 10, đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến.

Giả định phương sai của phần dư không đổi:

Ta sẽ quan sát yếu tố này thông qua đồ thị phân tán phần dư. Nếu phần dư phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường đi qua tung độ 0 và khơng có một hình thù đặc trưng nào, thì giả định phương sai phần dư không đổi sẽ không bị vi phạm.

Giả định phần dư có phân phối chuẩn:

Phần dư có thể khơng tn theo phân phối chuẩn vì nhiều lý do: sử dụng mơ hình khơng đúng, phương sai khơng phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Trong kiểm định này ta sử dụng biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa, biểu đồ tần số P-P để kiểm tra.

Giả định khơng có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư:

Một giả thuyết quan trọng của mơ hình hồi quy tuyến tính cổ điển là khơng có sự tự tương quan giữa các phần dư ngẫu nhiên. Phương pháp kiểm định có ý nghĩa nhất để phát hiện ra tự tương quan là kiểm định Dubin – Watson theo các ngun tắc sau:

• Nếu 0<d<1 thì kết luận mơ hình có tự tương quan dương. • Nếu 1<d<3 thì kết luận mơ hình khơng tự tương quan. • Nếu 3<d<4 thì kết luận mơ hình có tự tương quan âm.

Dựa trên các nguyên tắc phân tích hồi quy tuyến tính bội và kiểm định các giả định của mơ hình ta sẽ xem xét tác động của 8 biến GHINHAN, CHINHSACH, NGHENGHIEP, HOACHDINH, DONGDOI1, RAQUYETDINH, DONGDOI2, GIAOTIEP lên các biến YEUMEN, BATBUOC, DAODUC thơng qua các mơ hình hồi quy tuyến tính sau:

Mơ hình hồi quy 1: Xem xét tác động của các biến thành phần của văn hóa tổ chức

đến biến thành phần gắn bó tự nguyện (YEUMEN). Trong đó: Biến phụ thuộc : là biến YEUMEN

Biến độc lập : là các biến GHINHAN, CHINHSACH, NGHENGHIEP, HOACHDINH, DONGDOI1, RAQUYETDINH,

DONGDOI2, GIAOTIEP Mơ hình hồi quy được thiết lập như sau:

YEUMEN = c1 + a1*GHINHAN + b1*CHINHSACH + d1*NGHENGHIEP +

e1*HOACHDINH + f1*DONGDOI1 + g1*RAQUYETDINH + h1*DONGDOI2 + i1*GIAOTIEP

Mơ hình hồi quy 2: Xem xét tác động của các biến thành phần của văn hóa tổ chức

đến biến thành phần gắn bó do bắt buộc (BATBUOC). Trong đó: Biến phụ thuộc : là biến BATBUOC

Biến độc lập : là các biến GHINHAN, CHINHSACH, NGHENGHIEP, HOACHDINH, DONGDOI1, RAQUYETDINH, DONGDOI2, GIAOTIEP

Mơ hình hồi quy được thiết lập như sau:

BATBUOC = c2 + a2 * GHINHAN + b2 * CHINHSACH + d2 * NGHENGHIEP

+ e2 * HOACHDINH + f2*DONGDOI1 +

g2*RAQUYETDINH + h2*DONGDOI2 + i2 * GIAOTIEP

Mơ hình hồi quy 3: Xem xét tác động của các biến thành phần của văn hóa tổ chức

Biến phụ thuộc : là biến DAODUC

Biến độc lập : là các biến GHINHAN, CHINHSACH, NGHENGHIEP, HOACHDINH, DONGDOI1, RAQUYETDINH,

DONGDOI2, GIAOTIEP Mơ hình hồi quy được thiết lập như sau:

DAODUC = c3 + a3*GHINHAN + b3*CHINHSACH + d3*NGHENGHIEP +

e3*HOACHDINH + f3*DONGDOI1 + g3*RAQUYETDINH + h3*DONGDOI2 + i3* GIAOTIEP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)