Sự ra đời và phát triển của báo in

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học quản lý nhà nước về báo chí truyền thông (Trang 32 - 33)

2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO IN

2.1 Sự ra đời và phát triển của báo in

2.1.1. Trên thế giới

Sự ra đời của báo in vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ VII đánh dấu một bước ngoặt lớn cho việc thông tin các sự kiện, vấn đề đang xảy ra trong xã hội. Nó được đánh dấu bằng sự ra đời của cơng nghệ in đặc biệt là chiếc máy in của Gutenburg cho phép chuyênt tải các thông tin và kiến thức lên trên giấy. Trước đó, đã xuất hiện các tờ bảng tin của người La Mã xuất hiện khoảng năm 59 trước Công Nguyên, hay những tờ truyền tin viết tay đầu thế lỷ thứ VIII ở Trung Quốc.

Sự ra đời của báo in hiện đại vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII là hệ quả tất yếu của các điều kiện lịch sử cụ thể lúc đó- xã hội Châu Âu đang bước vào thời lỳ bản lề giữa xã hội phong kiến và xã hội tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những cuộc cách mạng tư sản, những cải cách kinh tế, những biến động chính trị xã hội Châu Âu. Trên nền xã hội ấy, nhu cầu thơng tin giao tiếp bùng nổ trở thành một địi hỏi bức bách con người cần được biết thông tin đang xảy ra xung quanh để có cách xử lý kịp thời. Mặt khác, các thế lực chính trị, xã hội cần công cụ để tuyên truyền, tổ chúc lực lượng,…Các giáo sĩ, chủ nghĩa thực dân mang “văn hóa báo chí” đi gieo giống khắp mọi nơi trên thế giới nhằm phục vụ cho thế lực đế quốc.

Vào nửa đầu thế kỷ XVII, những tờ báo in mới bắt đầu được xuất bản có tính định kỳ, chủ yếu đưa tin về Châu Âu.

Tờ báo Relation ra đời ở Đức năm 1605 được coi là tờ báo đầu tiên trên thế giới. Năm 1844, việc phát minh ra máy điện báo đã thay đổi ngành báo in. Đến cuối thế kỷ XVIII, báo đã có nội dung thơng tin phong phú, số lượng người đọc nhiều hơn và báo chí cũng đề cập đến nhiều vấn đề mang tính thời sự, cách mạng và chiếm được một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của con người.

Thế kỷ XIX, là thời kỳ ngự trị của báo in, báo in đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Các thành phố cơng nghiệp lớn ra đời, trình độ văn hóa và đời sống của con người được cải thiện kích thích nhu cầu thơng tin giao tiếp trong xã hội, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thúc đẩy sự phát triển của báo in.

Thế kỷ XX, được coi là thời kỳ bùng nổ của báo chí với sự đa dạng của các thể loại, loại hình báo chí được chia theo các lĩnh vực và lứa tuổi. Ở các nước công nghiệp phát triển cứ 1000 người dân thì tiêu thụ 400-500 nhật báo.

Tuy nhiên, đầu thế kỷ XXI nhiều chuyên gia cho rằng đây là thời kỳ khó khăn của báo in trên thế giới. Bởi chất lượng của tờ báo chưa đảm bảo, sự ra đời và phát triển của các loại hình báo chí khác như phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử.

Hơn nữa một xu thế báo phát không đang diễn ra làm cho báo in gặp nhiều vấn đề trong việc phát hành

2.1.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, sự ra đời của tờ Gia Định Báo có thể coi là thời điểm khởi đầu của lịch sử báo chí hiện đại. Trước đó, năm 1861 đã xuất hiện tờ cơng báo của quân đội viễn chinh Pháp ở Nam Kỳ in bằng tiếng Pháp.

Đầu thế kỷ XX, báo chí đã có mặt trên khắp ba miền đất nước. Tại Hà Nội, ấn phẩm đầu tiên mang tính chất của một tờ báo cả về nội dung lẫn hình thức là tờ Đại Việt Tân báo ra số 1 ngày 7/5/1905. Mặc dù báo chí ra đời muộn nhưng do vai trị, chính trị quan trọng của nó, Hà Nội nhanh chóng trở thành trung tâm hang đầu của cả nước về nguồn tin, tác giả, tiêu thụ báo, đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan báo chí.

Ngày 21/6/1925, Tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự khởi đầu của nên báo chí cách mạng. Lần đầu tiên trong lịch sử, tờ Thanh Niên đã kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và tư tường cách mạng chủ nghĩa Mác-Lênin trong nội dung tuyên truyền của mình, tổ chức lực lượng thức tình quần chúng nhân dân chuẩn bị cho những cuộc vận động xã hội, nhằm mục đích giải phóng dân tộc và thiết lập chê độ Xã hội chủ nghĩa. Với tờ Thanh Niên, Nguyễn Ái Quốc khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Và ngày 21/6 được lấy là ngày báo chí Việt Nam.

Trong những thập niên 20, 30 của thế kỷ XX, báo in công khai của nước ta cũng đã có những bước phát triển vượt bậc với những tờ báo, tạp chí như: Trung bắc tân văn, Đơng Dương tạp chí, Nam Phong,…

Trong thời kỳ cách mạng, báo chí có điều kiện phát triển, giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tuyên tryền, giải thích đường lối, chính sách của Đảng,…

Sau chiến thắng mùa Xuân 1975, cả nước thống nhất cùng xây dựng một chế độ mới, báo chí nước ta có điều kiện và phát triển, đổi mới. Kỹ thuật in ấn được cải tiến và khơng ngừng hồn thiện, từ in typo sang in ôpset và hiện đại là máy tính điện tử ngày càng đóng vai trị quan trọng trong dây truyền sản xuất báo.

Việt Nam hiện nay có 533 cơ quan báo, tạp chí với 713 ấn phẩm báo chí và hơn 1000 bản tin.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học quản lý nhà nước về báo chí truyền thông (Trang 32 - 33)

w