Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về phát thanh truyền hình và báo mạng

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học quản lý nhà nước về báo chí truyền thông (Trang 43 - 46)

3. Quản lý nhà nước về phát thanh truyền hình và báo mạng điện tử

3.2. Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về phát thanh truyền hình và báo mạng

báo mạng điện tử

3.2.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về phát thanh truyền hình và báo mạng điện tử

Chủ thể QLNN trong lĩnh vực Thông tin điện tử là các cơ quan, công chức trong bộ máy Nhà nước được trao quyền lực cơng, cụ thể ở đây là: Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông; Thanh tra Nhà nước; Bộ Cơng an; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục Báo chí, Cục Xuất bản, Cục PTTH và Thơng tin điện tử; Hội Nhà báo Việt Nam; UBND, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo các tỉnh, thành…

Đối tượng QLNN trong lĩnh vực Thông tin điện tử là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

QLNN về thơng tin điện tử có tính tồn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng, ngoại giao…

Mục tiêu QLNN về thông tin điện tử là để phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững trong xã hội. Lĩnh vực báo chí, thơng tin điện tử có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội, vì thế cần quản lý chặt chẽ và đưa vào cụ thể hóa trong Luật. Để QLNN hiệu quả về lĩnh vực này, cần có các phương thức, chế tài quản lý phù hợp với sự phát triển của đất

Quản lý nhà nước về báo chí thể hiện quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước có tính chất đơn phương, mệnh lệnh buộc đối tượng quản lý phải chấp hành vô điều kiện những quy định của chủ thể quản lý, nếu đối tượng quản lý vi phạm quy định về quản lý, họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Tính quyền lực trong quản lý nhà nước về báo chí cịn thể hiện ở chỗ cơ quan nhà nước căn cứ vào Hiến pháp, các luật, Pháp lệnh ban hành các văn bản QPPL tổ chức thi hành những văn bản ấy. Quá trình thi hành văn bản QPPL, cơ quan nhà nước nhân danh quyền lực Nhà nước đơn phương ra quyết định có hiệu lực bắt buộc thi hành với chủ thể liên quan, nếu chủ thể ấy không tự giác thực hiện quyết định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền nhân danh nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với họ để bảo đảm thi hành quyết định của mình

Quản lý nhà nước về báo chí là hoạt động có tính chiến lược, có chương trình và có kế hoạch cụ thể để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Quản lý nhà nước về báo chí ln hướng tới mục tiêu nhất định nhằm đảm bảo trật tự quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, ngoại giao, an ninh quốc phòng; bảo đảm trật tư, hiệu quả về tổ chức nhân sự trong hệ thống cơ quan nhà nước; bảo đảm phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chế độ công vụ, bảo đảm hiệu quả chế độ công vụ; bảo đảm trật tư và hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, kế tốn, kiểm tốn, bảo đảm tài sản cơng; bảo đảm ổn định và trật tự an tồn xã hội... Để đạt được mục đích của quản lý nhà nước về báo chí , cơ quan ban hành quyết định quản lý đề ra chương trình kế hoạch thực hiện quyết định quản lý trong thời gian thực hiện, giai đoạn thực hiện, tổ chức chỉ đạo thực hiện, phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành đồn thể trong q trình tổ chức thực

hiện, phân công, phân cấp thực hiện, nguồn cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện, tổ chức biều dương người có thành tích, xử lý chủ thể vi phạm quyết định quản lý.

Quản lý nhà nước về báo chí là hoạt động mang tính chất chủ động sáng tạo, linh hoạt trong điều hành. Q trình quản lý nhà nước ln nảy sainh những vấn đề phức tạp bới bản chất quản lý nhà nước là quản lý hành vi của con người, trong khi mỗi người luôn tham gia nhiều quan hệ xã hội, tính chất đa dạng của quan hệ xã hội mà con người tham gia nói lên tính phức tạp trong hoạt động quản lý. Từ đó hoạt động quản lý nhà nước về báo chí phải linh hoạt, điều chỉnh được hành vi của mỗi người khi họ tham gia vào những quan hệ xã hội đa dạng ấy. Muốn bảo đảm trật tự quản lý, cơ quan có thẩm quyền phải thường xuyên tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện quyết định quản lý, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, kịp thời chỉ đạo thực hiện hoặc kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, để điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh, không để kẽ hở trong hoạt động quản lý.

3.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về phát thanh truyền hình và báo mạng điện tử

Sự lãnh đạo quản lý báo chí “là địi hỏi khách quan xuất phát từ thực tiễn và vai trị của hoạt động báo chí cũng như từ u cầu chính trị trong q trình đấu tranh tư tưởng và xây dựng đất nước phát triển” [28, tr.24] Sự tất yếu khách quan của công tác quản lý hoạt động báo chí xuất phát từ quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về hoạt động báo chí:

Thứ nhất, báo chí là một bộ phận cấu thành quan trọng trong bộ máy hoạt động của Đảng vì vậy báo chí phải được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, và trực tiếp của Đảng.

Thứ hai, báo chí là cơng cụ sắc bén tun truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Báo chí góp phần tích cực xây dựng lý tưởng xã hội vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh", góp phần ổn định chính trị, ổn định tư tưởng, bình ổn đời sống tinh thần để huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Thứ ba, quản lý nhà nước về báo chí để đảm bảo báo chí hoạt động trong khn khổ pháp luật, đảm bảo "tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí" Đảng ta cơng khai tính Đảng trong hoạt động báo chí. Điều này được thể chế hóa bằng pháp luật, thể hiện rõ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí. Luật báo chí cũng nêu quan điểm của Đảng ta về báo chí: tự do và tự do ngơn luận trên báo chí, địa vị pháp lý của báo chí và các chủ thể tham gia hoạt động báo chí, quyền và nghĩa vụ của nhà báo…

Thứ tư, Đảng lãnh đạo báo chí bằng định hướng chính trị, quản lý nhà nước về báo chí bằng sức mạnh của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tăng

cường sự quản lý nhà nước theo pháp luật với hoạt động báo chí nhưng đảm bảo cho tự do báo chí hoạt động và tự do ngơn luận trên báo chí của cơng dân.

Thứ năm, nhà báo hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. “Nhà báo là chủ thể tích cực trong q trình hoạt động báo chí cũng như quản lý của nhà nước về báo chí. Cán bộ là vấn đề quan trọng chủ chốt đảm bảo cho hoạt động báo chí, hoạt động quản lý nhà nước với báo chí đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, địi hỏi cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực một cách tốt nhất”

Như vậy, quản lý nhà nước về báo chí là địi hỏi tất yếu khách quan phù hợp với quan điểm của Đảng về hoạt động báo chí. Đây là phương thức bắt buộc để có thể huy động tối đa năng lực tác động của báo chí vào mục đích phát triển đất nước. Quản lý nhà nước về báo chí tạo điều kiện để báo chí phát huy nguồn lực phát huy sức mạnh của báo chí phục vụ cho sự phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí nhằm đảm bảo cho báo chí và tự do ngơn luận trên báo chí được thực hiện trong khn khổ pháp luật và vì mục tiêu: "dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh". Quản lý nhà nước về báo chí là nhằm đảm bảo cho báo chí phát huy vai trị định hướng dư luận xã hội trong và ngồi nước.

Hiện nay, báo chí nước ta có sự phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức, từng bước đổi mới để thích ứng với xu thế phát triển của cơng nghệ thông tin và truyền thông hiện đại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, báo chí đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới đất nước .

Trong bối cảnh cuộc đấu tranh tư tưởng và đấu tranh dân tộc ngày càng phức tạp tinh vi như hiện nay thì vai trị của báo chí - truyền thơng ngày càng to lớn hơn bao giờ hết. Để thực sự phát huy vai trị quan trọng đó hoạt động báo chí cần tăng cường sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước. Bản thân hoạt động báo chí cũng địi hỏi được sự quản lý đảm bảo cho hoạt động ấy tập hợp được nguồn lực thông tin, được tạo điều kiện pháp lý và điều kiện vật chất cho quá trình hành nghề cần được pháp luật và dư luận xã hội bảo vệ. Chúng ta có thể khẳng định rằng quản lý nhà nước về báo chí là địi hỏi khách quan, tất yếu, là phương thức bắt buộc để huy động tối đa năng lực tác động của báo chí vào những mục đích phát triển đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động mặt trái ngoài mong đợi.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học quản lý nhà nước về báo chí truyền thông (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w