Yêu cầu quản lý nhà nước về báo in

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học quản lý nhà nước về báo chí truyền thông (Trang 36)

2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO IN

2.4. Yêu cầu quản lý nhà nước về báo in

- Quản lý nhà nước về báo chí in phải bảo đảm quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, có quyền được thơng tin của cơng dân theo quy định tại Điều 69 của Hiến pháp năm 1992 và các văn bản luật có liên quan, nâng cao trách nhiệm xã hội của báo chí, đáp ứng nhu cầu thơng tin của xã hội tốt hơn.

- Quản lý về báo chí in phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý của nhà nước và trong khuôn khổ của pháp luật.

- Phát triển báo chí phải đi đơi với quản lý chặt chẽ, có hiệu quả tồn bộ hệ thống báo chí cũng như từng cơ quan báo chí. Thời kỳ mới đặt ra những yêu cầu mới của hoạt động báo chí. Tuy nhiên, trước tác động của cơ chế thị trường, mọi hoạt động của báo chí ln đối mặt với nguy cơ tự phát.

- Quản lý nhà nước về báo chí in phải bắt kịp trình độ phát triển cao của phương tiện kỹ thuật, công nghệ truyền thông hiện đại. Bản thân sự quản lý phải chứa đựng hàm lượng công nghệ cao và đội ngũ cán bộ quản lý phải hiểu và sử dụng được. Điều này kéo theo việc các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có khn khổ pháp lý phù hợp với nhiều yêu cầu, trong đó có yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ truyền thông.

- Quản lý nhà nước và pháp luật về báo chí phải phù hợp với cơ chế vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường. Pháp luật phải điều chỉnh kịp thời những tác động của thị trường, quy luật cung cầu. Báo chí đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của quần chúng nhưng điều đó khơng được dẫn đến khuynh hướng thương mại hóa một cách tràn lan và sự lũng đoạn của đồng tiền đối với báo chí.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học quản lý nhà nước về báo chí truyền thông (Trang 36)

w