Một số khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học quản lý nhà nước về báo chí truyền thông (Trang 38 - 43)

3. Quản lý nhà nước về phát thanh truyền hình và báo mạng điện tử

3.1. Một số khái niệm liên quan

3.1.1. khái niệm quản lý nhà nước về phát thanh truyền hình và báo mạng điện tử

- Khái niệm quản lý nhà nước

Nhà nước khơng phải là thứ quyền lực bên ngồi áp đặt vào xã hội mà là lực lượng nảy sinh từ xã hội là sản phẩm có điều kiện của xã hội lồi người, nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định khi mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hịa được và tiêu vong khi những điều kiện khác quan sinh ra nó khơng cịn tồn tại nữa. Thực tế lịch sử đã chỉ ra rằng nhà nước không xuất hiện ngay một lúc mà q trình đó diễn ra chậm chạp, trong đó các cơ quan quản lý thị tộc, bộ lạc chuyển hóa dần thành cơ quan nhà nước, sự phân hóa tài sản và sự phân chia giai cấp.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước là quản lý xã hội xoa dịu mẫu thuẫn xã hội. Như vậy chủ thể nhà nước đứng ra quản lý những quan hệ xã hội cơ bản nhất bao trùm nhất của đời sống xã hội đó là quản lý nhà nước. Khi nhà nước xuất hiện thì hoạt động quản lý caonhaats là hoạt động quản lý nhà nước.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luât của các cơ quan nhà nước đối với các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ cũng như trật tự pháp luật nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước theo các mục tiêu đã đề ra. Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: nhà nước, cơ quan nhà nước.

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước:

Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN

Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa.

Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.

Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.

Từ các góc độ nghiên cứu trên tác giả có thể nêu ra khái niệm quản lý như sau: Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước ( bao gồm cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp) thông qua các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện tốt chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước.

- Khái niệm phát thanh - truyền hình và báo mạng điện tử Khái niệm phát thanh- truyền hình

“Phát thanh là một loại hình truyền thơng đại chúng trong đó nội dung thơng tin được truyền tải qua âm thanh”. Âm thanh bao gồm ba yếu tố: lời nói, âm nhạc và tiếng động”.

Báo hình là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng cơng nghệ khác nhau.

Trong cuốn Cơ sở lí luận báo chí, tác giả Nguyễn Văn Dững định nghĩa: “ Báo mạng điện tử là loại hình báo chí - truyền thơng tồn tại, phát triển trên mạng internet toàn cầu ” [Nguyễn Văn Dững (2012) Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao Động, Hà Nội]

Trong cuốn sách “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” xuất bản 2011, T.S Nguyễn Thị Trường Giang khẳng định: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng Báo mạng - Internet dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet” [Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội., tr.53].

- Khái niệm “hoạt động quản lý nhà nước về báo chí”

Nói đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí là nói đến hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo cho hoạt động báo chí được phát triển trong sự ổn định và phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Trong hệ thống chính trị nước ta, nhà nước có vai trị quan trọng là yếu tố trung tâm thực thi quyền lực của mình để xã hội phát triển trong khn khổ pháp luật. Ở Việt Nam nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho công dân được thự hiện các quyền của mình trong đó có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí. Nhà nước có trách nhiệm điều tiết để đảm bảo báo chí phát triển đáp ứng được nhu cầu thơng tin của nhân dân góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giai đoạn hiện nay, với sự phát triển như vũ bảo của khoa học và công nghệ thông tin đường như khơng cịn biên giới trong khi các thế lực thù địch thương xuyên lợi dụng chính sách tự do ngơn luận, tự do báo chí để đưa ra các luận điệu sai trái, xuyên tạc để thực hiện chiến lược “ diễn biến hịa bình”, làm mất sự ổn định chính trị, trật tự , an toàn của đất nước.

Như vậy quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí là tổng thể những hoạt động của bộ máy nhà nước trên cơ sở những quy định của pháp luật để đảm bảo cho báo chí thực hiện nhiệm vụ thơng tin của mình và chịu sự điều chỉnh thống nhất của pháp luật.

Trong giáo trình Luật hành chính Việt Nam của nhóm tác giả (Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái) , NXB tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2005 đã đưa r khái niệm: Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí cũng như bất kỳ dạng quản lý xã hội khác là dạng công vụ quốc gia của bộ máy Nhà nước, là cơng việc của bộ máy hành pháp. Nó là sự tác động có tổ chức và được điểu chỉnh bẳng luật pháp, trên cơ sở quyền lực nhà nước đối với q trình xã hội và hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến địa phương tiến hành để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của cơng dân

Đây là cách hiểu mang tính tương đối vì nó được khái qt hóa những hoạt động chuyên về lĩnh vực quản lý báo chí của Nhà nước.

Qua những phân tích trên chúng ta có thể hiểu một cách khái quát khái niệm quản lý nhà nước về báo chí như sau: Quản lý nhà nước về báo chí cũng có thể hiểu là hoạt động của các chủ thể quản lý được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện tốt vai trị điều tiết vĩ mơ đối với báo chí trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Qua khái niệm trên chúng ta cũng có thể xác định: Chủ thể của hoạt hoạt động quản lý nhà nước mà chủ yếu là các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước hoặc các cá nhân quản lý chuyên ngành về hoạt động báo chí được nhà nước trao quyền về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí. Khách thể của quản lý là trật tự quản lý trong q trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thơng tin nhằm thiết lập các mối liên hệ giữa con người với con người. Đối tượng của hoạt động quản lý là tất cả các tổ chức, cá nhân.. thực hiện các hoạt động liên quan đến báo chí.

Mục đích của hoạt động quản lý là nhằm phát huy tối đã mọi nguồn lực tạo ra một cơ chế hợp lý cho hoạt động báo chí và đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận trên báo chí của cơng dân

3.1.2. Vai trị quản lý nhà nước về phát thành truyền hình và báo mạng điện tử

Báo chí là một loại hình quan trọng nhất trong những loại hình của truyền thơng đại chúng. Sự ra đời của báo chí xuất phát từ nhu cầu khách quan của xã hội đạt đến một trình độ phát triển nhất định, vì vậy nó mang trong mình những tiềm năng to lớn đối với đời sống xã hội. Ngày 21/6/1925 Báo Thanh Niên - tờ báo cách mạng đầu tiên của nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã mở ra thời kỳ mới cho báo chí Việt Nam, báo chí hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Một nền báo chí cách mạng với chức năng hướng dẫn, giáo dục tổ chức dư luận xã hội qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vấn đề quản lý nhà nước với hoạt động báo chí khơng phải bây giờ mới được đề cập đến mà ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời, cơng tác quản lý bằng pháp luật với báo chí đã được coi trọng.

Là phương tiện truyền thơng ln gắn bó với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng và Nhà nước ln coi báo chí là vũ khí sắc bén, cơng cụ chính trị tư tưởng trong cuộc đấu tranh với kẻ thù cũng như công cuộc xây dựng đất nước. Ngay từ khi khởi xướng sự nghiệp đổi mới cùng với việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội Đảng ta đã nêu rõ quan điểm phát triển sự nghiệp báo chí về nội dung và hình thức nhằm đạt u cầu báo chí thực sự là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, của các tổ chức xã hội là diễn đàn của nhân dân thực hiện tốt vai trò phản ánh định hướng, hướng dẫn dư luận xã hội.

Báo chí với tư cách là cơng cụ quan trọng về cơng tác tư tưởng, chính trị của Đảng, với sự đa dạng của các loại hình báo chí và những lợi thế riêng có, báo chí hồn tồn có khả năng đóng góp rất tích cực, có hiệu quả vào sự nghiệp giữ vững và tăng cường sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, hoạt động của báo chí nước ta đã và đóng góp rất lớn cho sự phát triển và hội nhập thế giới trên mọi lĩnh vực. Song song đó vẫn cịn tồn đọng nhiều vấn đề phát sinh cần sự điều chỉnh sâu sắc của các cơ quan chuyên trách.

Quản lý Nhà nước đối với báo chí là một chức năng thật sự cần thiết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nó đáp ứng nguyện vọng của đơng đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Bởi lẽ vấn đề tự do báo chí và tự do ngơn luận trên báo chí là một nhu cầu có thực của xã hội, nó đánh giá tiêu chuẩn phát triển về các quyền tự nhiên mang tính nhân bản trong tồn xã hội. Nhu cầu về tự do báo chí, ngơn luận sẽ vẫn cịn tiếp tục tiếp diễn và có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình trị an, trật tự xã hội của đất nước. Bên cạnh dó, trên bình diện quốc tế, các thơng tin mà báo chí cung cấp cũng như các hoạt động liên quan đến báo chí cũng có những ảnh hưởng nhất định đến vấn đề an ninh chính trị của tồn cầu.

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện cho báo chí phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Để có thể thích nghi với cơ chế mới, các nhu cầu thông tin mới và sự đa dạng công chúng hoạt động báo chí khơng chấp nhận thơng tin một chiều thiếu thuyết phục do đó cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước để tránh sự "vượt rào" ngoài ý muốn.

Việc quản lý nhà nước đối với báo chí là vơ cùng cần thiết. Nhà nước quản lý để tạo điều kiện báo chí thực hiện tốt chức năng của mình trong khn khổ pháp luật, phát huy vai trị cơ quan xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa, là diễn đàn của nhân dân.

3.1.3. Khái niệm và cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phát thanh truyền hình và báo mạng điện tử

Hoạt động quản lý nhà nước về báo chí được tiến hành dựa trên những cở sở lý luận đó là các lý thuyết khoa học về lãnh đạo quản lý nói chung, và lý thuyết về quản lý nhà nước về báo chí

- Các lý thuyết khoa học về lãnh đạo quản lý.

Học thuyết quản lý là hệ thống những tư tưởng, quan niệm, khái niệm, quy luật, nguyên tắc về các hoạt động quản lý được hình thành trong quá trình phát triển của xã hội. Hoạt động quản lý cùng tuổi với văn minh nhân loại nhưng khoa học quản lý là một ngành khoa học còn mới mẻ và đang được rất nhiều người, nhiều ngành quan tâm.

Ngày nay chúng ta có được một di sản đồ sộ, phong phú về học thuyết quản lý và việc nghiên cứu chúng là cần thiết cho các nhà quản lý.

+ Các tư tưởng quản lý Trung Hoa thời cổ đại.

Thời cổ đại, nhiều triết gia của Trung Hoa đã có những đóng góp đáng kể vào tư tưởng quản lý mà cho tới nay các tư tưởng đó vẫn cịn đậm nét trong phong cách quản lý của nhiều nước Châu Á, được nhiều học giả Phương Tây đánh giá cao. Sau đây là hai trường phái tư tưởng tiêu biểu.

Tư tưởng "đức trị” của Nho giáo:

Kể từ Khổng Tử (ông Tổ của Nho giáo) đến Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư, Chu Hy và các nhà nho về sau đã bàn nhiều đến “đức trị” trong quản lý. Tư tưởng quản lý của Nho giáo thể hiện ở quan niệm về Đạo và Đức với Tam cương, Ngũ thường mà trung tâm là đức Nhân. Theo Nho giáo, Nhân là biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ người khác thành cơng như mình. Dưới góc độ quản lý, "Nhân" trở thành nguyên tắc cơ bản, quy định hoạt động của chủ thể quản lý trong quan hệ với chính mình và quan hệ với đối tượng quản lý. Trong Ngũ thường thì Nhân là yếu tố quan trọng nhất, quy định, chi phối, ảnh hưởng đến các yếu tố khác. Tư tưởng về Nhân được Nho giáo gắn liền với Đạo (quy luật của Trời Đất) và trở thành quy luật chung cho xã hội loài người (người quân tử học đạo để thương người và trị người, kẻ tiểu nhân học đạo để dễ sai khiến).

Có thể nhận thấy, mặc dù cịn một số hạn chế như tính bảo thủ, mơ hồ, ảo tưởng, nhưng tư tưởng quản lý theo đức trị của Nho giáo vẫn là một trào lưu tư tưởng chính của Trung Hoa cổ đại, phù hợp với điều kiện xã hội lúc bấy giờ, được lưu truyền lại cho các thế hệ sau và có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và phong cách quản lý hiện đại, nhất là ở phương Đông

Tư tưởng pháp trị:

Tư tưởng pháp trị đề cao pháp luật, sử dụng các biện pháp cứng rắn với các hình phạt; đề cao: “luật, hình, lệnh, chính”; thống nhất “thế “, “thuật”, “pháp” thành pháp trị (Hàn Phi Tử). Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được đời sau nhắc đến nhiều là thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc.

Thời Xuân Thu (770-403 TCN) là thời kỳ suy tàn của nhà Chu, cũng là thời kỳ của Lão Tử, Khổng Tử. Thời Chiến Quốc (403-221 TCN) là thời của Hàn Phi Tử. Trong khi Nho gia lấy nhân - nghĩa - lễ - trí - tín, Mặc gia lấy “kiêm ái” để trị nước, còn Đạo gia theo “vơ vi nhị trị”, thì Pháp gia đề cao pháp luật trong phép trị nước

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học quản lý nhà nước về báo chí truyền thông (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w