Cơ sở chính trị và pháp lý của quản lý nhà nước về phát thanh truyền hình và báo

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học quản lý nhà nước về báo chí truyền thông (Trang 46 - 50)

3. Quản lý nhà nước về phát thanh truyền hình và báo mạng điện tử

3.3. Cơ sở chính trị và pháp lý của quản lý nhà nước về phát thanh truyền hình và báo

hình và báo mạng điện tử

3.3.1. Cơ sở chính trị

Ngay từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Đảng ta đã sớm nhìn thấy những biểu hiện lệch lạc của báo chí trong thời kỳ đầu của cơng cuộc đổi mới. Phân tích, đánh giá

tình hình này, Chỉ thị 63/CT-TW (ngày 25/7/1990) của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã phê phán:

“Một số cơ quan báo, tạp chí, nhà xuất bản khơng thực hiện đúng tơn chỉ mục đích, chức năng của mình… Khuynh hướng “giật gân”, câu khách, kiếm tiền trong một số cơ quan báo chí, nhà xuất bản cho ra thị trường những ấn phẩm gây hại lớn đến việc xây dựng con người mới, nền văn hoá mới, làm cho dư luận bất bình; có báo, tạp chí đăng quảng cáo quá nhiều, quảng cáo cả cho kẻ lừa và làm hàng xấu”

Sau hai năm, trước diễn biến theo chiều hướng tiêu cực của nhiều sản phẩm báo chí, Chỉ thị 08/CT-TW (ngày 31/3/1992) của Ban Bí thư tiếp tục phê phán nghiêm khắc hơn và chính thức dùng cụm từ “thương mại hoá” để chỉ khuynh hướng chạy theo lợi nhuận đơn thuần báo chí:

“Khuynh hướng thương mại hố, chạy theo lợi nhuận đơn thuần, khá nặng nề dẫn tới đua nhau đăng và phát những tin, bài, hình ảnh giật gân, câu khách. Cũng có một số bài báo, quyển sách có khuynh hướng chính trị lệch lạc, phủ định quá khứ tốt đẹp, miêu tả đen tối thực trạng, tuyên truyền cho lối sống chủ nghĩa thực dụng” [5,tr.197]

Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khoá VIII) về Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc, khuynh hướng thương mại hoá trong báo chí tiếp tục được Đảng ta phê phán: “Khuynh hướng “thương mại hố”, lạm dụng quảng cáo để thu lợi cịn khá phổ biến. Một số ít nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông tin thiếu trung thực, gây tác động xấu đến dư luận xã hội”. [6, tr.440].

Tuy đã được phát hiện và uốn nắn sớm, nhưng khuynh hướng thương mại hố trên báo chí nước ta sau đó khơng những khơng bị đẩy lùi, hạn chế mà còn phát triển trầm trọng hơn. Chỉ thị 22/CT-TW (ngày 17/10/1997) của Bộ Chính trị (khố VIII) về Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý cơng tác báo chí, xuất bản đã nhận định:

“Một bộ phận báo chí, xuất bản bị khuynh hướng thương mại và cơ chế thị trường chi phối, chạy theo thị hiếu tầm thường, đăng tải những chuyện giật gân, tình dục, bạo lực, mê tín dị đoan hoặc những chuyện vụn vặt. Một số sách, báo, tạp chí, nhất là các số phụ, số chun đề xa rời tơn chỉ mục đích và đối tượng phục vụ, nhất là đối với công nhân, nông dân”

Tại Hội nghị báo chí, xuất bản tồn quốc (tháng 10/2001), trong Báo cáo của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, phần đánh giá tình hình báo chí qua 4 năm thực hiện Chỉ thị 22 của Bộ Chính trị tiếp tục đề cập: “Xu hướng thương mại hố ở khơng ít cơ quan báo chí và xuất bản chậm được ngăn chặn, đẩy lùi, nhiều mặt còn nghiêm trọng hơn, thể hiện rõ nét ở cách làm báo, làm sách giật gân, câu khách, kích thích

thị hiếu thấp hèn, tị mị, chuộng lạ của một bộ phận độc giả thị dân và những đối tượng trình độ văn hố thấp. Biểu hiện của xu hướng thương mại hố ngày càng tinh vi, phức tạp”

Vai trị chỉ đạo và tập trung của Đảng đối với báo chí khơng phải là bắt tay chỉ việc mà là định hướng. Sự định hướng đó thể hiện trong các đường lối, quan điểm, nội dung thơng tin tun truyền. Đó là việc đi trước nắm bắt tình hình để dự báo các động thái trong nước và thế giới, giúp cơ quan báo chí có điều kiện giữ đúng định hướng thơng tin như Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ:

“Hướng báo chí xuất bản làm tốt chức năng tuyên truyền, thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái; coi trọng nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin; khắc phục khuynh hướng “thương mại hố” trong hoạt động báo chí, xuất bản”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta đã tập trung nhiều cơng sức cùng tồn Đảng, tồn dân thực hiện cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bn lậu, lãng phí, bài trừ các tệ nạn xã hội, chống mê tín dị đoan... góp phần lập lại trật tự, kỷ cương, lành mạnh hố quan hệ xã hội. Có thể khẳng định rằng: trong cơng cuộc thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, báo chí nước ta đã đóng vai trị quan trọng trong việc củng cố niềm tin của tầng lớp nhân dân vào đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hồ bình” của kẻ thù hiện nay đang đặt ra cho việc quản lý báo chí nhiều vấn đề phải giải quyết, địi hỏi phải có nhận thức mới trên nhiều phương diện. Chính điều đó sẽ giúp cho những người làm báo nhìn thấy rõ tính hai mặt của cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong bối cảnh của toàn cầu hố, khu vực hố và có thái độ vững vàng trước những khẩu hiệu loè bịp về “tự do báo chí” mà các thế lực phản động vẫn đang rêu rao hòng che đậy bản chất xấu xa của nền báo chí tư bản.

Để tiếp tục khẳng định vị trí của báo chí nước ta trong thời kỳ đổi mới, tiếp tục tạo ra những tác động tích cực cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, điều quan trọng nhất đối với hệ thống báo chí là phải tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung và hình thức. Muốn vậy, càng cần phải tăng cường sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước đối với báo chí theo quan điểm phát triển phải đi đơi với quản lý tốt hệ thống thơng tin đại chúng.

Nói đến QLNN trong lĩnh vực phát thanh truyền hình và báo mạng điện tử là nói đến những hoạt động của Nhà nước nhằm đảm bảo cho các hoạt động thông tin điện tử được ổn định, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. QLNN trong lĩnh vực phát thanh truyền hình và báo mạng điện tử là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máy Nhà nước - Là công việc của bộ máy hành pháp. Là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật trên cơ sở quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động phát thanh truyền hình và báo mạng điện tử do các cơ quan có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ, thỏa mãn nhu cầu thông tin của công dân.

Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo cho việc xây dựng hệ thống văn bản pháp lý, tạo cơ sở cho việc quản lý báo chí. Ngày 10/10/1945, Hồ Chủ tịch ra Sắc lệnh về việc duy trì tạm thời các luật lệ hiện hành, nhưng nêu rõ “những điều khoản trong các luật cũ được giữ lại do sắc lệnh này, chỉ thi hành khi nào không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và Chính phủ dân chủ cộng hịa”. Cũng từ đây, rất nhiều văn bản liên quan đến báo chí được ban hành (khoảng gần 50 văn bản), trong đó có: Sắc lệnh số 41ngày 29/3/1946 về chế độ kiểm duyệt báo chí; Sắc lệnh số 282 ngày 14/12/1956 về chế độ báo chí; Luật số 100/SL- L002 ngày 20/5/1957 quy định chế độ báo chí (Luật Báo chí 1957); Nghị định số 298/TTg- ngày 9/7/1957 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí năm 1957…

Đến ngày 28/12/1989, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 6 thơng qua Luật Báo chí, thay thế cho Luật Báo chí năm 1957. Tiếp đến ngày 12/6/1999, Quốc hội khóa X thơng qua Luật Báo chí năm 1999, sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật Báo chí năm 1989.

Tại Điều 3 (Luật Báo chí 1999) về các loại hình báo chí được sửa đổi bổ xung: “Báo chí nói trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thơng tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thơng tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngồi". Bắt đầu từ đây, loại hình báo điện tử (thực hiện trên mạng thơng tin máy tính) để truyền tải thông tin điện tử đã được ghi rõ trong Luật. Đến ngày5/4/ 2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã nhất trí thơng qua Luật Báo chí năm 2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 01/2017 .

Tại Điều 3, Chương I của Luật Báo chí 2016 đã ghi rõ:

- Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên mơi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.

- Sản phẩm báo chí là ấn phẩm, phụ trương của báo in; nội dung hoàn chỉnh của báo điện tử; bản tin thông tấn; kênh phát thanh, kênh truyền hình; chuyên trang của báo điện tử.

- Trang chủ là trang thông tin hiển thị đầu tiên của báo điện tử, có địa chỉ tên miền quy định tại giấy phép hoạt động báo điện tử.

- Chuyên trang của báo điện tử là trang thông tin về một chủ đề nhất định, phù hợp với tơn chỉ, Mục đích của báo điện tử, có tên miền cấp dưới của tên miền đã được quy định tại giấy phép hoạt động báo điện tử.

- Tạp chí điện tử là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài có tính chất chun ngành, được truyền dẫn trên môi trường mạng.

- Sản phẩm thơng tin có tính chất báo chí là sản phẩm thơng tin được thể hiện bằng các thể loại báo chí, được đăng trên bản tin, đặc san, trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Cùng với Luật Báo chí 2016, từ năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về việc Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Ngày 01/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học quản lý nhà nước về báo chí truyền thông (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w