Cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời theo hiến chƣơng của Liên hợp quốc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 45 - 46)

Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền gồm có 3 cấp độ cơ bản: cấp độ quốc tế (của Liên hợp quốc), cấp khu vực (châu Âu, châu Phi, Đông Nam Á...) và cấp quốc gia [15]. Có thể nói rằng quyền con người được tồn thế giới quan tâm và đã được pháp luật hóa một cách rõ ràng.

Kể từ khi Liên hợp quốc ra đời (năm 1945) đến nay, một hệ thống đồ sộ các quyền con người, cả các quyền cá nhân và quyền tập thể, đã được ghi nhận bởi pháp luật quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, việc ghi nhận các quyền con người trong pháp luật là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Điều kiện đủ là phải có các biện pháp để bảo vệ các quyền khỏi bị vi phạm và thúc đẩy sự tôn trọng và thực hiện các quyền trên thực tế. Theo đó các cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc được thành lập. Các cơ quan quyền con người Liên hợp quốc được chia thành hai dạng: các cơ quan được thành lập theo Hiến chương và các cơ quan được thành lập theo một số công ước quan trọng về quyền con người.

Do bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người được xác định là một trong những mục tiêu cơ bản của Liên hợp quốc nên theo cơ chế dựa trên Hiến chương thì cả 6 cơ quan chính, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác và Tồ án quốc tế đều có trách nhiệm trên lĩnh vực này. Một số cơ quan chính thiết lập một mạng lưới các cơ quan giúp việc về quyền con người, đồng thời xây dựng một quy chế để huy động sự tham gia, hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (quốc tế, khu vực và quốc gia) vào hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Theo đó, hội đồng Quyền con người của Liên hợp quốc được đánh giá là một tổ chức mang tính đột phá của luật pháp quốc tế về vấn đề nói trên.

Hội đồng quyền con người của Liên hợp quốc là cơ quan mới được thành lập theo Nghị quyết số 60/251 ngày 3/4/2006 của Đại hội đồng Liên hợp quốc để thay thế

40

cho Ủy ban quyền con người (CHR). Theo Nghị quyết này thì HRC có các chức năng, nhiệm vụ như: Thúc đẩy các hoạt động giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ tư vấn, trợ giúp kỹ thuật và xây dựng năng lực về quyền con người ở các quốc gia; thúc đẩy việc thực thi đầy đủ các nghĩa vụ về quyền con người ở các quốc gia; đóng vai trị là một diễn đàn để đối thoại về những chủ đề cụ thể về quyền con người; đưa ra những khuyến nghị với Đại hội đồng về sự phát sự phát triển của luật quốc tế về quyền con người; thực hiện việc đánh giá định kỳ toàn thể việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về quyền con người của các quốc gia; thông qua đối thoại và hợp tác để góp phần phịng ngừa những vi phạm quyền con người và phản ứng kịp thời với những tình huống khẩn cấp về quyền con người; hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, các tổ chức khu vực, các cơ quan quyền con người quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự trong các hoạt động về quyền con người; báo cáo hàng năm về hoạt động với Đại hội đồng [32].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 45 - 46)