Chủ quyền quốc gia là tối thượng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 88 - 98)

3.3. Tầm quan trọng của quyền con ngƣời và chủ quyền quốc gia

3.3.1. Chủ quyền quốc gia là tối thượng

Thứ nhất, được thể hiện trong một số văn kiện Đảng. Có thể nói ngay từ khi

thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, trong các văn kiện của mình, chưa khi nào Đảng ta quên nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đây luôn là vấn đề tiên quyết xuyên suốt trong các văn kiện Đảng từ khi thành lập 1930 đến tận ngày nay. Từ đó cho thấy chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Ta có thể thấy điều đó qua một số các văn kiện sau đây:

Nghị quyết Chính trị của Đại biểu Đại hội lần thứ I Đảng Cộng sản Đông Dương 1935 trong phần VI đã đề ra nhiệm vụ của Đảng tập trung lực lượng của mình vào ba nhiệm vụ chính là củng cố và phát triển Đảng; thâu phục quảng đại quần chúng lao động và chống đế quốc chiến tranh. Trong đó chống đế quốc chiến tranh giành độc lập dân tộc bảo vệ chủ quyền được đánh giá là nhiệm vụ trọng tâm.

Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (10-9-1960) của Đảng Lao động Việt Nam về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, đã vạch ra: Nhiệm vụ chung của cách mạng là tǎng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hịa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực

83

hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh... Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đã vạch ra nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là

đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc... Ba nhiệm vụ đó khǎng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là hồn thành giải phóng dân tộc.

Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 20/12/1976 đã vạch ra đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới ở nước ta là không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phịng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành cơng Tổ quốc Việt Nam hồ bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa

Trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, ngày 27/6/1991 trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng tại phần

thứ hai về quan điểm và mục tiêu phát triển, chiến lược đến năm 2000 được xây dựng theo quan điểm phát triển kinh tế - xã hội theo con đường củng cố độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hố, có kỷ cương, xố bỏ áp bức, bất cơng, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương(khố VI) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ngày 27-6-1991 trong phần thứ hai về những phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm 1991 -1995 đã nêu rõ nhiệm vụ củng cố nền quốc phịng tồn dân và thế trận chiến tranh nhân dân nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại và xâm lược của kẻ thù.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ngày 27-6- 1991 trong đó đánh giá tại Mục I - Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm chỉ rõ bài học lớn là nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

84

hội. Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Bên cạnh đó Mục III – Những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh cũng chỉ ra nhiệm vụ của quốc phòng- an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, sự ổn định chính trị, trật tự và an tồn xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, làm thất bại mọi âm mưu và hành động của các thế lực đế quốc, phản động phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng trong phần thứ hai về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 – 2000 về nhiệm vụ tổng quát đã khẳng định rõ là luôn bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh vững mạnh, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt

Nam (từ ngày 19-4-2001 đến ngày 22-4-2001) đã kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn

quân kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên trong thế kỷ XXI.

Báo cáo của BCHTW Đảng khoá VIII về các văn kiện tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng do đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trình bày ngày 19/4/2001 mục V về vấn đề tăng cường quốc phòng an ninh có nêu rõ vấn đề

bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống

nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc. Mục VII về mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hôi nhập kinh tế quốc tế nêu rõ việc thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.

85

Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam

(từ ngày 12-1-2011 đến ngày 19-1-2011) đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất

nước 5 năm 2011 – 2015 đó là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó nhiệm vụ chủ yếu được xác định là phải ln tăng cường tiềm lực quốc phịng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự, an toàn xã hội; ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng đã rút

ra những bài học kinh nghiệm lớn đó là ln nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và

chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Trong đó vấn đề: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hồ bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

86

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định việc đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. Tại mục 12, phần 5 về định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã nhấn mạnh vấn đề giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an tồn xã hội; giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội; làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch và mọi ý đồ, hành động xâm phạm chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ; khơng để bị động, bất ngờ.

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về các văn kiện Đại hội XI của Đảng do đồng chí Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh trình bày ngày

12/01/2011 của cách mạng Việt Nam là phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở

thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Mục VI về tăng cường quốc phòng – an ninh và đối ngoại, báo cáo chỉ rõ nhiệm vụ quốc phòng - an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hồ bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; chủ động đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương: nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hố quan hệ, giữ vững mơi trường hồ bình, ổn định cho sự phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam, điều nay đã được hiến định trong ăn bản quan trọng nhất là Hiến pháp. Trong tất cả các văn kiên Đảng đều nhất mạnh đến vấn đề bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia, điều đó cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này đối với những định hướng phát triển đất ước trong hiện tại và tương lai. Tất cả những điều đó

87

khiến chúng ta chỉ có thể khẳng định: Ở Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng, là bất khả xâm phạm.

Thứ hai, trong các bản Hiến pháp của Việt Nam chủ quyền quốc gia luôn luôn là vấn đề là vấn đề tiên quyết nhất.

Trong lời nói đầu của bản Hiến pháp 9/11/1946 nêu rõ rằng nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Điều 2 của hiến pháp 1946 cũng nêu rõ đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia. Hiến pháp 1946 quy định về việc người dân Việt Nam tự quyết định chế độ chính trị, con đường phát triển đó là Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà và Nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có ba bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã. (Điều 1, Điều 57)

Lời nói đầu của hiến pháp 1959 đã khẳng định về chủ quyền quốc gia, theo đó Nước Việt Nam ta là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Dân tộc Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử là một dân tộc lao động cần cù luôn luôn anh dũng đấu tranh xây dựng đất nước và giữ gìn độc lập của Tổ quốc. Điều 1 khẳng định đất nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia cắt. Hiến pháp 1959 khẳng định các quyền tự quyết mà khơng bị can thiệp, đó là Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, thành lập và củng cố do thắng lợi mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong Cách mạng tháng Tám vẻ vang và Kháng chiến anh dũng, là một nước dân chủ nhân dân. Cũng theo bản Hiến pháp 1959, người Việt Nam tự quyết định chế độ chính trị, con đường phát triển: Quy định cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội (Điều 4; Điều 43); về kinh tế (chương 2: Điều 9, Điều 10); về đối nội đối ngoại (Điều 61; 64); phân chia đơn vị hành chính (Điều 78;) về bộ máy tư pháp và cơ quan xét xử (điều 97)

Trong phần lời nói đầu Hiến pháp 1980 quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và Nhà nước quản lý trong xã hội Việt Nam. Bản Hiến

88

pháp khẳng định chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo (Điều 1); Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là thiêng liêng và bất khả xâm phạm (Điều 13).

Quyền tự quyết trong Hiến pháp 1980 quy định khá đầy đủ. Về đối ngoại:

Các Điều 14, 21. Về đối nội đối với chế độ kinh tế: Điều 15; Văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật: Chương 3, các điều 37, 38, 41, 44. Quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Chương 5. Cơ quan quyền lực và hành chính: Quốc hội: Chương 6. Hội đồng nhà nước: chương 7; hội đồng bộ trưởng: chương 8; hội đồng nhân dân, UBND chương 9. Cơ quan xét xử: chương 10.

Lời nói đầu của hiến pháp 1992 một lần nữa khẳng định về quyền tự quyết của nước Việt Nam, theo đó, Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phịng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Hiến pháp 1992 cũng

khẳng định chủ quyền của nước Việt Nam là bất khả xâm phạm. Theo đó Nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 88 - 98)