Cơ chế quốc gia bảo vệ nhân quyền

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 58 - 60)

Cơ chế quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người xuất phát từ và nhằm thực hiện những nghĩa vụ của các nhà nước được nêu trong tất cả các văn kiện quốc tế về quyền con người. Trên thực tế thấy rằng, bên cạnh cơ chế quốc tế và khu vực, các quốc gia thường có cơ quan chuyên trách bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Tuy nhiên, các quốc gia lại lựa chọn các mơ hình tương đối khác nhau [60]:

Thứ nhất, Ủy ban quyền con người quốc gia. Thiết chế này thường bao gồm

nhiều thành viên đại diện cho nhiều nhóm xã hội, nghề nghiệp. Tên gọi của thiết chế này có thể khác nhau giữa các nước, ví dụ như Ủy ban/Trung tâm Quyền con người quốc gia, Ủy ban quyền con người và bình đẳng… Cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của thiết chế này cũng khác nhau giữa các nước. Ví dụ, nó có thể được quy định trong Hiến pháp (Philipines, Thailand…), bằng một đạo luật cụ thể (Malaysia…), bởi một nghị quyết của Nghị viện (Danmark..), hoặc theo một quyết định của Tổng thống (Indonesia…).

Nhìn chung, chức năng cơ bản của các ủy ban quyền con người quốc gia là bảo vệ các cá nhân khỏi sự phân biệt đối xử và thúc đẩy các quyền con người, đặc biệt là quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người thiểu số, người bản địa... Có những ủy ban được giao thẩm quyền xử lý tất cả vi phạm các

53

quyền được nêu lên trong Hiến pháp, trong khi một số khác chỉ có thẩm quyền xử lý những vi phạm về chủng tộc, tơn giáo, giới, quan điểm chính trị… Một chức năng quan trọng nữa của các ủy ban quyền con người quốc gia là tiếp nhận, điều tra và

giải quyết những khiếu nại của các cá nhân và các nhóm về những vi phạm quyền con người theo pháp luật quốc gia. Bên cạnh các chức năng kể trên, nhiều ủy ban quyền con người quốc gia được giao thẩm quyền nghiên cứu chính sách và hoạt động liên quan đến quyền con người của chính phủ để phát hiện những hạn chế và đề xuất các biện pháp khắc phục và thúc đẩy sự tiến bộ. Các ủy ban cũng có thể được giao quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc tuân thủ

pháp luật quốc gia và quốc tế về quyền con người. Cuối cùng, nhiều ủy ban quyền

con người quốc gia còn được giao chức năng giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về quyền con người.

Thứ hai, thanh tra Quốc hội. Cơ chế này xuất hiện đầu tiên tại Nghị viện Thụy

Điển vào năm 1809. Nhìn chung, chức năng chủ yếu của thanh tra Quốc hội là giám sát sự công bằng và hợp pháp của bộ máy hành chính cơng. Cụ thể, văn phịng thanh tra có trách nhiệm bảo vệ quyền của những người là nạn nhân của những hành vi,

quyết định của cơ quan hành pháp. Do đó, đây cịn được coi là trung gian hịa giải giữa cá nhân có quyền bị xâm phạm với chính quyền. Hiện tại, một số quốc gia trên thế giới đã thành lập cơ quan này như là một cơ chế quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người (Danmark, Sweden, Austria, Spain, Venezuela…). Ở nhiều nước, thanh tra Quốc hội cịn có thẩm quyền chủ động tiến hành điều tra những vi phạm quyền con người trên phạm vi rộng hoặc thu hút sự quan tâm lớn của cơng chúng.

Một số quốc gia có quan chức chuyên trách về nhân quyền với tên gọi khác. Chẳng hạn như Cao uỷ Nhân quyền của Nghị viện…

54

Chương 3

CHỦ QUYỀN QUỐC GIA TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI QUYỀN CON NGƢỜI: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)