Những tác động của việc bảo vệ quyền con người đối với chủ quyền

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 69 - 73)

3.2. Mối quan hệ giữa bảo vệ quyền con ngƣời và bảo vệ chủ quyền

3.2.1. Những tác động của việc bảo vệ quyền con người đối với chủ quyền

của mình đã từng là đấu trường của sự cạnh tranh gay gắt như vậy. Còn người Nhật Bản từ giữa thế kỷ XIX đã nhận thấy rằng, để thốt khỏi q trình thực dân hố họ cần phải có một Nhà nước hùng mạnh. Đây chính là lý do mà Nhật bản lựa chọn quy chế chủ quyền chia sẻ mà việc có mặt của quân đội Mỹ và nhận viện trợ kinh tế của nước này tại quốc gia mình là một ví dụ cụ thể.

Tuy nhiên cần thấy rằng chủ quyền chia sẽ là một ranh giới mong manh, nếu thái quá sẽ trở thành mất chủ quyền và lừa bịp dân chúng. Nó bị lợi dụng như một con bài để mị dân. Các thế lực ngoại bang vẫn đứng ra hứa hẹn rằng sẽ duy trì các hệ thống an ninh xã hội, phê chuẩn các hiệp định về quyền con người, và bảo trợ nền giáo dục tiểu học. ở bất cứ đâu, những tầng lớp công dân đặc biệt như trẻ em và người già đều được ghi nhận và ban cho các đặc quyền nhưng đằng sau đó là sự thu xếp có mưu đồ chính trị mà điều đầu tiên là phục vụ cho quyền lợi kinh tế. Nhà nước khi ấy bị thao túng bởi những kịch bản được đem đến từ mơi trường bên ngồi thông qua các kênh truyền thông đại chúng do các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ (NGOs) và các cơ quan hỗ trợ phát triển đại diện.

Những kịch bản này được đi theo con đường đơn giản nhất là viện trợ, hỗ trợ của các nước đế quốc đối với các dân tộc nhược tiểu. Viện trợ để gắn liền với những yêu cầu thay đổi theo hướng có lợi cho các nước viện trợ. Nếu khéo léo thì viện trợ làm tăng trưởng cán cân thương mại và phát triển kinh tế cịn nếu khơng thì chủ quyền quốc gia sẽ bị xâm phạm, bị bào mòn theo những điều kiện ràng buộc của những khoản việc trợ ấy. Do đó nếu khơng tỉnh táo thì quan điểm chủ quyền chia sẻ sẽ đi lệch hướng và bị lợi dụng.

3.2. Mối quan hệ giữa bảo vệ quyền con ngƣời và bảo vệ chủ quyền quốc gia

3.2.1. Những tác động của việc bảo vệ quyền con người đối với chủ quyền quốc gia quốc gia

Bên cạnh mục tiêu duy trì hịa bình và an ninh thế giới, Hiến chương Liên hợp quốc 1945 đã đưa vấn đề nhân quyền như một trong những mục đích và tơn chỉ hoạt động của tổ chức này. Do đó vấn đề nhân quyền đã thực sự mạng tính chất

64

quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh không những của nội bộ các quốc gia mà còn là một trong những lĩnh vực quan trọng do luật quốc tế điều chỉnh. Trong lời nói đầu, Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi rõ “tuyên bố một lần nữa thực sư tin tưởng vào

những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người, ở quyền bình đẳng nam nữ”. Bên cạnh đó, tại Điều 1, khoản 2 Hiến chương Liên hợp quốc cũng đã xác

định mục tiêu của tổ chức này là luôn thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo khuyến khích phát triển sự tơn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngơn ngữ hoặc tơn giáo;Liên hợp quốc khuyến khích tơn trọng và tn thủ triệt để các quyền tự do căn bản của tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo. Tất cả các thanh viên phải cam kết bằng cách hành động chung hoặc riêng trong sự nghiệp hợp tác với Liên hợp quốc để đạt được những mục đính nói trên (Điều 55 và 56) [26]. Như vậy, pháp luật quốc tế quy định rất rõ ràng về việc các quốc gia phải có nghĩa vụ tuân thủ và bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên bảo vệ ở đây cũng có hai khía cạnh: bất chấp mọi giá để phát triển quyền con người và phát triển quyền con người dựa trên sự cân nhắc về lợi ích đối với chủ quyền của từng quốc gia.

Đảm bảo quyền con người bằng mọi giá: Quyền con người chỉ được bào đảm thực sự khi kết hợp với chủ quyền của quốc gia. Nó khơng đơn giản là việc chấp nhận vơ điều kiện, càng khơng phải là việc các nước muốn hội nhập thì phải từ bỏ chủ quyền một phần hay tồn bộ của quốc gia mình. Nó tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế của mỗi nước, cho phép các nước tiếp cận với nền văn minh công nghiệp của thế giới, đồng thời cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối đối với nước đó về về chính trị, văn hố, quốc phịng, an ninh; mà cụ thể là các vấn đề về: an sinh xã hội; về chất lượng cuộc sống; về giáo dục; về tín ngưỡng; các vấn đề liên quan đến tố tụng một khi các nước đó hội nhập… Nếu chấp nhận sự lệ thuộc về kinh tế để đánh đổi lấy sự phát triển thì đó chỉ là nhân quyền vay mượn. Một số tư tưởng phương Tây cho rằng, trong điều kiện tồn cầu hố kinh tế, chủ quyền dần dần mất đi, khái niệm chủ quyền đã lỗi thời… Nhân quyền cao hơn chủ

65

quyền. Thực ra, đó chỉ là những luận điệu mở đường cho việc tiến hành xâm phạm chủ quyền, can thiệp chủ quyền đối với các nước đang phát triển. Việc phát triển kinh tế và hội nhập với nền kinh tế thế giới vẫn phải luôn coi chủ quyền là vấn đề cốt lõi nhất. Vấn đề này vẫn là thước đo cao nhất của các bên tham gia vào q trình tồn cầu hố kinh tế.

Đảm bảo quyền con người bằng cách cân đối lợi ích với chủ quyền quốc gia. Để phát triển nhân quyền của mỗi quốc gia, khơng cịn con đường nào khác là phải tiến hành mở cửa hội nhập nhằm nâng cao đời sống người dân, các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế chính đáng được bảo đảm. Tuy nhiên phải biết cân bằng lợi ích quốc gia, dân tộc với bảo vệ chủ quyền. Để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cả về vật chất và tinh thần thì khơng có cách nào khác là phải tiến hành hội nhận với nền kinh tế toàn cầu hố. Tuy nhiên, vấn đề này ln có hai mặt. Nó vừa là kết quả tất yếu và là yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất của xã hội loài người, vừa là sản phẩm của quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Với tư cách là lực lượng sản xuất của xã hội loài người phát triển đến giai đoạn hiện nay, nó thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, làm cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát

triển. Đồng thời nó tất yếu có lợi cho quyền lực kinh tế, chính trị của các nước phát

triển. Như vậy, hội nhập hiện nay không chỉ là vấn đề kinh tế thuần tuý. Xem xét từ góc độ chủ quyền quốc gia, việc hội nhập quốc tế vừa có những tác động thuận lợi là nâng cao những quyền mà con người phải được hưởng nhưng cũng đặt ra những thách thức nhất định.

Trên một ý nghĩa nào đó, việc hội nhập là một cơ hội để các nước phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội và do đó mà có điều kiện và khả năng thực tế để bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia. Trong điều kiện tồn cầu hố kinh tế hiện nay, chúng ta có nhiều cơ hội để tiếp cận nền khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, học hỏi những kinh nghiệm quản lý xã hội, tiếp thu nhưng tinh hoa của nền văn minh công nghiệp và sử dụng tất cả những cái đó đề tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn là, trong điều

66

kiện tồn cầu hố kinh tế hiện nay, chủ quyền quốc gia đang phải đối đầu với nhiều thách thức. Những thách thức đó khó nhận biết hơn, mang sắc thái mới hơn trước đây (trong điều kiện có chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc). Đó là những thách thức được che dấu dưới những chiếc áo khoác nhiều màu sắc hấp dẫn của lợi ích kinh tế, của sự cám dỗ về vật chất, được nhìn nhận qua những lăng kính ảo của tham vọng cá nhân, của những chuẩn mực giá trị đạo đức, lối sống sai lệch.

Nhìn nhận từ một góc độ khác trong mối quan hệ giữa chủ quyền và nhân quyền ta thấy rằng tham gia vào quá trình tồn cầu hố, tất yếu phải hội nhập với các thông lệ quốc tế, nhưng điều đó khơng có nghĩa là từ bỏ chủ quyền quốc gia để tuân theo các nước khác một cách vô điều kiện và bằng mọi giá. Các thông lệ, quy tắc và định chế quốc tế phổ biến hiện nay đều do các nước tư bản phát triển chi phối và áp đặt, đều xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích của họ, có mặt bất cơng bằng, bất hợp lý. Tuy thế, hiện nay các nước đang phát triển đang tiến hành cuộc đấu tranh kiên trì quyết liệt có hiệu quả để ngăn cản việc ban hành những quy tắc, định chế quốc tế bất bình đẳng, bất lợi. Vì vậy, chủ động tham gia vào q trình tồn cầu hố kinh tế là ngun tắc khơng chỉ có ý nghĩa kinh tế mà cao hơn, lớn hơn là ý nghĩa bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Một vấn đề nữa ta thấy được tác động của phát triển, bảo vệ nhân quyền sẽ tác động qua lại với chủ quyền quốc gia theo chiều hướng tỷ lệ thuận. Nếu nhân quyền được bảo đảm thì khơng những người dân được sống trong một quốc gia văn minh mà niềm tin của dân chúng vào Nhà nước được củng cố. Và khi ấy nếu có thù trong giặc ngồi Nhà nước đó cũng khơng sợ mất độc lập chủ quyền vì đã có sức mạnh tồn dân. Ở khía cạnh này có thể thấy rằng nhân quyền là nền móng, là điểm tựa vững chắc cho chủ quyền. Ngược lại nếu chủ quyền được giữ vững thì mới có điều kiện để phát triển nhân quyền. Không một quốc gia mất độc lập tự chủ nào mà người dân lại được bảo đảm các yếu tố về quyền con người một cách đúng đắn. Do đó chủ quyền có vai trị là tiên quyết đối với nhân quyền, theo đó nhân quyền là yếu tố quyết định đối với sự tồn vong của một quốc gia, một dân tộc trong thế giới văn minh.

67

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)