Quyền con người ở Việt Nam – một quốc gia có chủ quyền

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 98 - 107)

3.3. Tầm quan trọng của quyền con ngƣời và chủ quyền quốc gia

3.3.2. Quyền con người ở Việt Nam – một quốc gia có chủ quyền

Một quốc gia có chủ quyền ln có những cách thức thực hiện quyền con người ở các cấp độ khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, dân cư, dân tộc, chính trị... Ở Việt Nam cũng vậy, điều này được thể hiện ở những mặt sau đây.

Thứ nhất, quyền con người ở Việt Nam luôn được quan tâm ở cả cấp độ khu

vực và quốc tế. Ở cấp độ khu vực, Việt Nam là thành viên Hội đồng nhân quyền ASEAN và tham gia hàng loạt các diễn đàn khác về quyền con người. Trong Hiến

93

chương ASEAN, Điều 14 đã nêu rõ rằng phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, ASEAN sẽ lập một cơ quan nhân quyền. Ngày 23/10/2009 mười đại diện của chính phủ ASEAN từ mỗi nước thành viên, đã được bổ nhiệm vào Ủy ban liên chính phủ về nhân quyền ASEAN (AICHR). Tổ chức này chính thức thành lập tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 15 tại Cha- am Hua Hin, Thái Lan mà Việt Nam là một trong những thành viên tích cực.

Từ năm 2011, Việt nam cùng các thành viên khác trong AICHR đã tập trung vào việc soạn thảo Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN (AHRD). Và sau đó tun ngơn Nhân quyền ASEAN được lãnh đạo các quốc gia thông qua vào ngày 18/11/2012 tại Phnompenh, Campuchia. Văn bản này cho dù không phải là một điều ước nhưng vẫn mang giá trị chính trị - pháp lý, cũng như giá trị đạo đức, nhất định. Tuyên ngôn này thể hiện cam kết của tất cả các quốc gia trong khối ASEAN (sẽ thành một cộng đồng chung vào năm 2015) trong lĩnh vực quyền con người. Dựa trên Tuyên bố này, các văn kiện khác về các quyền con người đang được nghiên cứu và thảo luận [49].

Ngoài ra trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), lần đầu tiên, Việt Nam đã đăng cai hội thảo khơng chính thức về quyền con người, tập trung thảo luận về chủ đề "Doanh nghiệp và quyền con người" nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của các công ty đối với việc bảo đảm quyền của người lao động.

Cùng với kênh đa phương, kênh đối thoại song phương về quyền con người tiếp tục được triển khai hiệu quả, trong đó có đối thoại với Mỹ, Australia, Thụy Sỹ. Cho dù vẫn có những khác biệt, song các cuộc đối thoại đều diễn ra với tinh thần cởi mở, thẳng thắn, xây dựng, qua đó giúp tăng cường hiểu biết và hỗ trợ quá trình xây dựng niềm tin giữa Việt Nam và các đối tác. Cũng chính nhờ đó, vị thế ngày càng tăng của đất nước đã và đang mang lại nhiều thuận lợi cho chúng ta trong triển khai các hoạt động đối ngoại về quyền con người. Sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ kể từ khi tiến hành cơng cuộc đổi mới, vai trị ngày càng tăng của chúng ta trong các vấn đề khu vực và toàn cầu, quan hệ sâu rộng giữa

94

Việt Nam với các đối tác, các tổ chức quốc tế chính là nền tảng để chúng ta tham gia một cách chủ động, tích cực, thực chất và có hiệu quả tại các diễn đàn đa phương, cũng như trong các cuộc đối thoại, tiếp xúc liên quan đến quyền con người. Ở cấp độ quốc tế, Việt Nam hiện là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc từ tháng 12-2013. Việt Nam thể hiện trách nhiệm và sự tích cực trong các hoạt động của Hội đồng; mặt khác, đã có nhiều đổi mới và đạt được nhiều thành tựu về nhân quyền cả ở bình diện đối nội và đối ngoại, được thế giới thừa nhận.

Hội đồng Nhân quyền là cơ quan chịu trách nhiệm chính và quan trọng nhất của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Hội đồng gồm 47 quốc gia thành viên, đại diện cho tất cả các khu vực, được bầu với nhiệm kỳ 03 năm. Việc Việt Nam lần đầu tiên trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc không chỉ khẳng định Đảng và Nhà nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo đảm nhân quyền trong nước, mà cịn có những đóng góp quan trọng trong thúc đẩy quyền con người trong khu vực và trên thế giới. Thế và lực của Việt Nam trong việc bảo đảm nhân quyền đã được thế giới thừa nhận. Chỉ trong một năm, chúng ta đã tham gia hàng trăm cuộc họp chính thức, hàng trăm cuộc tham vấn ở Hội đồng Nhân quyền; thương lượng, bỏ phiếu gần 200 nghị quyết, quyết định liên quan đến các khía cạnh khác nhau của quyền con người [14].

Dù là thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền, song Việt Nam đã luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong các cơng việc chung của Hội đồng, đóng góp tích cực trên các lĩnh vực thuộc quan tâm của các nước đang phát triển như việc bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, vấn đề lương thực, sức khỏe, nước sạch… Thời điểm chúng ta bắt đầu nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền cũng là lúc Việt Nam chuẩn bị báo cáo trước Hội đồng theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) lần thứ hai (tháng 2/2014). Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ, ngành, đã giúp cộng đồng quốc tế nhìn thấy một Việt Nam ln nghiêm túc trong thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người, ln lắng nghe, tiếp thu đóng góp của bạn bè quốc tế, và ln nỗ lực hết mình để người dân Việt Nam được hưởng ngày càng tốt hơn các khía cạnh của quyền con người. Không chỉ ở Hội đồng Nhân quyền, sự chủ động của chúng ta còn được thể hiện

95

trong các diễn đàn khác có liên quan đến quyền con người, như ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Ủy ban Phát triển xã hội và Ủy ban Địa vị phụ nữ (thuộc Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên Hợp Quốc), Tổ chức Lao động quốc tế…

Thứ hai, tầm quan trọng của quyền con người và chủ quyền quốc gia tại

luôn được quan tâm đặc biệt tại Việt Nam. Từ những phân tích ở trên và với việc nhất trí thơng qua Nghị quyết “Luật pháp quốc tế vấn đề chủ quyền quốc gia không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và quyền con người" trong khuôn khổ hoạt động của IPU-132 ngày 30/3/2015 tại Hà Nội, Việt nam đã tái khẳng định: bình đẳng chủ quyền của các quốc gia là cơ sở cho hợp tác quốc tế và là nhân tố quan trọng của sự ổn định, nhấn mạnh trách nhiệm của tất cả các Quốc gia, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc trong việc tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho mọi người, khơng phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào về chủng tộc, sắc tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, chính trị hay các quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội; quyền con người phải là yếu tố căn bản của cuộc sống ngày nay. Luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia phải luôn luôn lấy quyền con người làm trung tâm. Trong đó nhấn mạnh quyền phụ nữ, quyền những người tị nạn và quyền trẻ em [44].

Trong q trình thảo luận trước đó, dự thảo Nghị quyết Luật pháp quốc tế trong vấn đề chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và quyền con người đã được soạn thảo từ Đại hội đồng IPU-131, nhưng đã khơng được thơng qua do các quốc gia có nhiều quan điểm khác nhau, có quốc gia đề cao luật pháp quốc tế, có nước đề cao chủ quyền quốc gia, có quốc gia đề cao quyền cao người, có quốc gia lại khơng đặt trong quan hệ tương hỗ giữa 3 yếu tố luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và quyền con người nên có những quan điểm khó dung hịa, các nước muốn đề cao cơng cụ luật pháp quốc tế, có nước lại đề cao chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên tại Đại hội đồng IPU-132 nghị quyết này đã được thông qua, như vậy thấy rằng các nước thành viên đã có sự dung hịa về vấn đề nhân quyền và chủ quyền. Nói cách khác, nhân quyền và chủ quyền được đặt trong mối quan hệ song song, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

96

Machiavelli (1469-1527). Trường hợp này chủ quyền quốc gia là tuyệt đối trong

phạm vi lãnh thổ quốc gia, phải được đặt trên mọi quyền lực khác. Nghĩa là trong phạm vi lãnh thổ của mình, một quốc gia dân tộc có quyền làm mọi điều bất chấp các quốc gia khác, và để tăng cường quyền lực của mình,quốc gia có thể sử dụng tất cả các phương thức chính sách khác nhau, kể cả việc sử dụng thủ đoạn. Việt Nam cũng không chấp mọi yêu sách của các thế lực ngoại bang để đổi lấy nhân quyền bằng mọi giá. Chúng ta ủng hộ quan điểm của J.J Rousseau, ông cho rằng chủ quyền quốc gia dân tộc đồng nghĩa với độc lập của quốc gia đó và được thể hiện ở ba đặc tính: Quyền lực tồn vẹn (Một quốc gia có quyền can thiệp vào mọi lĩnh vực có lợi cho sự phát triển tồn tại của dân tộc); Quyền lực chuyên biệt (chủ quyền quốc gia dân tộc phải độc quyền trên tồn bộ lãnh thổ của mình, trừ trường hợp quốc gia đó muốn tự hạn chế độc quyền này bởi những cam kết quốc tế với nước ngoài và các tổ chức quốc tế); Quyền lực tự chủ: chủ quyền quốc gia phải tự chủ, không phụ thuộc vào quốc gia nào trong quan hệ đối nội và đối ngoại [52]. Có như vậy Việt Nam mới bảo vệ được chủ quyền quốc gia một cách toàn vẹn và quyền con người theo đúng nghĩa của luật pháp quốc tế.

Nếu bảo vệ chủ quyền một cách tiêu cực theo quan điểm của Niceolo Machiavelli thì đó là một nhà nước độc tài. Về một khía cạnh nào đó, quyền con người bị xâm hại nghiêm trọng. Để bảo vệ chủ quyền của mình quốc gia ấy sẵn sàng làm mọi điều bất chấp quốc gia khác, không quan tâm đến quyền con người của quôc gia khác. Ví dụ: Để đảm bảo cuộc sống cơng dân nước mình, quốc gia đã bắt cơng dân nước khác làm nơ lệ; bảo vệ cơng dân nước mình, khơng quan tâm đến công dân nước khác trong tố tụng dẫn đến vi phạm quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng theo quy định của pháp luật Nhân quyền quốc tế; để bảo vệ quyền lợi cho một nhóm người, quốc gia đó cấm cơng dân đi lại, cư trú tự do, cấm tín ngưỡng tơn giáo; vì những chính sách bảo vệ chủ quyền độc đốn, quốc gia đó có thể vi phạm nghiêm trọng quyền con người như: cấm tự do hội họp, phát biểu ý kiến; các vấn đề về tự do việc làm, văn hóa, giáo dục đều bị xâm phạm…

97

cực. Ngày nay dưới chiêu bài kinh tế, các nước đế quốc lợi dụng vấn đề này để tìm

kiếm những sự “trao đổi”. Áp đặt nhân quyền của nước mình lên sự phát triển nhân

quyền, quyền con người của nước khác là hoàn toàn sai lầm, chưa nói tới việc áp dụng này vì mục tiêu chính trị khác là nơ dịch đất nước buộc phải trao đổi. Bởi mỗi nước có chế độ chính trị, lịch sử phát triển, kinh tế, xã hội khác nhau nên sự áp đặt này chính là hành vi xâm phạm chủ quyền.

Do đó, Việt Nam nhất trí thơng qua Nghị quyết: Luật pháp quốc tế vấn đề chủ quyền quốc gia không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và quyền con người, trong khuôn khổ hoạt động của IPU-132 ngày 30/3/2015 tại Hà Nội là minh chứng cho con đường, đường lối bảo vệ, phát triển quyền con người và chủ quyền quốc gia. Ở Việt Nam không cái nào cao hơn cái nào, bởi mỗi vấn đề có một tầm quan trọng khác nhau. Vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia là tiên quyết, là bất khả xâm phạm và đó cũng là tuân theo pháp luật quốc tế. Bảo vệ quyền con người thực chất cũng là tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế và đồng thời đó cũng là để bảo vệ chủ quyền tồn vẹn lãnh thổ. Có bảo vệ được chủ quyền thì các quyền con người cơ bản về dân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa mới được bảo đảm. Một quốc gia có được chủ quyền thì mới có tồn quyền quyết định các chính sách đối nội, đối ngoại của mình. Lịch sử cho thấy, nếu không bị chi phối bởi các thế lực ngoại bang thì các nhà nước, các quốc gia đều duy trì lợi ích chung của xã hội, hay nói các khác là đảm bảo nhân quyền nhằm duy trì sự tồn vong của chế độ. Bên cạnh đó phải hội nhập quốc tế một cách hợp lý nhằm đảm bảo quyền con người ngày càng phát triển. Đó cũng là sự lựa chọn đúng đắn của Việt Nam trong mối quan hệ giữa quyền con người và chủ quyền quốc gia.

Thứ ba, bởi có sự quan tâm đúng đắn về vấn đề này, hiện tại Việt nam đã có

những thành tựu đáng kể về nhân quyền và chủ quyền quốc gia sau đây.

Về bảo đảm quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã đạt được những thành quả quan trọng. Việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, báo chí ở Việt Nam được người dân và các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc đánh giá là đã đạt những thành quả đầy ấn tượng. Tính đến tháng 12-2013, Việt Nam có 199 cơ quan báo, 639 tạp

98

chí, 4 đài phát thanh, truyền hình Trung ương, 67 đài phát thanh, truyền hình địa phương với 148 kênh truyền hình. Đội ngũ nhà báo tăng đáng kể với gần 17.000 người hoạt động báo chí được cấp Thẻ Nhà báo. Cùng với đó, người dân Việt Nam đã được tiếp cận với 75 kênh truyền hình nước ngồi, trong đó có những kênh được phát rộng rãi trên thế giới, như: CNN, BBC, Bloomberg, TV5, DW, NHK, KBS, Australia Network,... Các hãng thông tấn và báo chí lớn của thế giới đến với người dân Việt Nam thông qua in-tơ-nét, như: Reuters, BBC, VOA, AP, AFP, CNN, Kyodo, Economist, Financial Times,... Điều đó, tạo điều kiện cho người dân có nhiều cơ hội lựa chọn, tiếp nhận thơng tin, tri thức (năm 2012, số hộ gia đình được nghe đài phát thanh, được xem truyền hình đều là 99,5%, số người sử dụng in-tơ- nét chiếm 35% dân số, đạt 3,4 đầu sách/người/năm), qua đó góp phần rút ngắn khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền. Đồng thời, báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, tiếng nói của nhân dân; cơng cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân và công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có cơ quan nhân quyền. Vừa qua, kênh truyền hình An ninh nhân dân (ANTV) đã có cả một chuyên mục về quyền con người, phát mỗi tuần một lần, phản ảnh một cách trung thực việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Gần đây, tại chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình) đã diễn ra Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2014, với hơn 1.500 đại biểu chính thức đến từ 95 quốc gia, vùng lãnh thổ và hàng vạn tăng ni, phật tử Việt Nam tham dự. Điều này là minh chứng thuyết phục cho việc Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm cho mọi người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ bằng Hiến pháp, pháp luật mà còn cả trong thực tế [5].

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, Việt Nam vẫn vươn lên trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Theo đánh giá của Oxfam - tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực xây dựng chính sách, pháp luật và trong thực tiễn. Tính đến hết tháng 3-2014, Việt Nam đã ban hành 501 văn bản pháp luật chính sách liên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 98 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)