2.3. Cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời theo một số công ƣớc quốc tế
2.3.2. Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong Luật quốc tế
Mọi người đều có quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng, đủ để bảo đảm sức khoẻ và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền được bảo hiểm trong trường họp thất nghiệp, đau ốm, tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hồn cảnh khách quan vượt q khả năng đối phó của họ. Quyền này được pháp luật quốc tế quy định trong Khoản 1 Điều 25 UDHR, trong các Bình luận chung số 4 (thông qua tại phiên họp thứ 6 năm 1991), số 7 (thông qua tại phiên họp thứ 16 năm 1997), số 12 (thông qua tại phiên họp thứ 2 năm 1999), số 14 (thông qua tại phiên họp thứ 22 năm 2000), số 15 (thông qua tại
phiên họp thứ 29 năm 2002) theo đó:.
Liên quan đến quyền làm việc và hưởng thù lao công bằng, hợp lý, các bản pháp lý quốc tế về quyền con người quy định khá nhiều quyền của người lao động: quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được bảo đảm điều kiện lao động họp lý, được trả thù lao hợp lý, được thành lập cơng đồn, được đình cơng, quyền được nghỉ ngơi... Có thể kể tên một số điều như: Điều 23 UDHR; ICESCR cụ thể hóa các quyền về lao động tại các điều 6, 7 và 8 theo đó những người lao động được pháp luật quốc tế bảo vệ một cách tối đa nhất.
Các quyền trong lĩnh vực lao động còn được ghi nhận và bảo vệ bởi nhiều văn kiện pháp luật do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thông qua. Các chủ đề được đề cập trong các cơng ước có liên quan của ILO có phạm vi rất rộng, bao gồm tự do lập hội, sức khỏe người lao động, các điều kiện lao động trong lĩnh vực hàng hải, lao động ban đêm, phân biệt đối xử, lao động cưỡng bức, lao động trẻ em...
Quyền được hưởng an sinh xã hội lần đầu tiên được đề cập trong Điều 22 UDHR, trong đó nêu rằng: “...mọi người đều có quyền được hưởng an sinh xã hội...”. Điều 9 của ICESCR đã tái khẳng định Điều 22 của UDHR, trong đó nêu
rằng: “các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền của mọi người được
hưởng an sinh xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội”. Bên cạnh đó, liên quan đến Điều 9
47
khái niệm an sinh xã hội bao gồm các chương trình cụ thể về: chăm sóc y tế; trợ cấp tàn tật; trợ cấp tuổi già; trợ cấp tai nạn lao động; trợ cấp đau ốm bằng tiền; trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp gia đình; Cũng trong hướng dẫn này, ủy ban nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập các chương trình an sinh xã hội cụ thể cũng như việc dành một tỷ lệ thích đáng ngân sách quốc gia cho việc bảo đảm quyền an sinh xã hội. Qua đó thấy rằng quyền được hưởng an sinh xã hội của cong người được quốc tế quan tâm và thể chế hóa bằng những quy định của pháp luật.
Pháp luật Quốc tế luôn coi trọng quyền được hỗ trợ về gia đình, coi gia đình là tế bào của xã hội, muốn đảm bảo một xã hội mà người dân được đảm bảo quyền con người thì mỗi gia đình, mỗi cá nhân trong gia đình đó phải được hưởng những quyền hỗ trợ theo quy định. Quyền được hỗ trợ về gia đình đầu tiên được đề cập trong Khoản 3 Điều 16 và Khoản 2 Điều 25 UDHR; trong Điều 23 của và Điều 10
của ICESCR. Theo đó quy định các bà mẹ và trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Mọi trẻ em, dù sinh ra trong hay ngoài giá thú, đều phải được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau.
Quyền được chăm sóc sức khỏe được quy định rõ trong pháp luật quốc tế,
theo đó mọi người có quyền được hưởng một mức sống thích đảng, đủ để bảo đảm sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết... Các bà mẹ và trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Vấn đề này được quy định cụ thể tại các Điều 25
UDHR; Điều 7, 11, 12 ICESCR; Điều 10, 12, 14 CEDAW, Điều 24 CRC, Điều 5 Cơng ước quốc tế về xố bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai năm 1993; trong Bình luận chung số 14 thơng qua tại phiên họp lần thứ 22 năm 2002 của ủy ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa - ICESCR... Từ
đó có thể thấy rằng, nghĩa vụ bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân các quốc gia phải ban hành luật quốc nội hoặc thực hiện các biện pháp khác để bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và liên quan đến sức khoẻ của người dân đất nước mình.
48
Quyền được giáo dục rất được pháp luật Quốc tế quan tâm. Mọi người đều
có quyền được học tập. Giáo dục phải miễn phỉ, ít nhất là ở các bậc tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải là bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề phải mang tỉnh phổ thông và giáo dục đại học hay cao hơn phải theo nguyên tắc cơng bằng cho bất cứ ai có khả năng; Giáo dục phải nhằm giúp con người phát triển đầy đủ về nhân cách và thúc đấy sự tôn trọng với các quyền và tự do cơ bản của con người. Giáo dục cũng phải nhằm tăng cường sự hiểu biết, lịng khoan dung và tình hữu nghị giữa tất cả các dân tộc, các nhóm chủng tộc hoặc tơn giáo....Quy định này được đề cập trong Điều 26 UDHR; các Điều 13 và 14 ICESCR; trong Bình luận chung số 13 thơng qua tại phiên họp lần thứ 21 năm 1999; trong Bình luận chung số 11, được thông qua tại phiên họp lần thứ 20 năm 1999 của ủy ban ICESCR.
Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng các thành tựu của khoa học lần đầu tiên được đề cập trong Điều 27 UDHR; Điều 15 của ICESCR.
Theo đó mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ những tiến bộ khoa học cũng như những lợi ích xuất phát từ những tiến bộ khoa học. Mọi người đều có quyền được bảo vệ các quyền lợi vật chất và tinh thần phát sinh từ bất kỳ sảng tạo khoa học, văn học hay nghệ thuật nào mà người đó là tác giả. Hiện nay Điều 27 UDHR và Điều 15 của ICESCR được coi là quy định pháp lý quốc tế rõ ràng nhất về vấn đề quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng các thành tựu của khoa học.