Quyền con người và chủ quyền quốc gia

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 60 - 65)

3.1. Một số quan điểm về chủ quyền quốc gia và quyền con ngƣờ

3.1.1. Quyền con người và chủ quyền quốc gia

Như đã phân tích ở phần trước, nếu quốc gia coi trọng nhân quyền hơn hoặc quá coi trọng chủ quyền mà dẫn đến vi phạm quyền con người thì đó đều khơng phải là cách lựa chọn khơn ngoan. Nó đều có thể bị lợi dụng làm con bài để phục vụ cho lợi ích một số nước đế quốc. Để tăng trưởng kinh tế, thịnh vượng khơng cịn con đường nào khác là phải hội nhập quốc tế, tham gia vào tiến trình tồn cầu hóa nhằm nâng cao những vấn đề liên quan đến quyền dân sự, chính trị, văn hóa, xã hội của người dân nhưng một mặt vẫn phải đảm bảo quyền độc lập tự chủ, chủ quyền quốc gia. Trên thực tế, chủ quyền quốc gia được xác lập là cơ sở để bảo vệ và phát triển nhân quyền đích thực của nhân dân mỗi nước. Một quốc gia không có chủ quyền dân tộc, thì khơng thể nói đến nhân quyền. Các quyền như: không bị phân biệt đối xử; Quyền sống, tự do và an toàn thân thể; Quyền bình đẳng trước pháp luật; Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ hay lưu đày tùy tiện; Quyền được bảo vệ đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự; Quyền được hưởng an sinh xã hội và đòi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hố.... khơng bao giờ được bảo đảm theo đúng nghĩa. Nếu mất chủ quyền quốc gia thì nhân quyền chắc chắn bị vi phạm. Luật quốc tế hiện đại thừa nhận cả nhân quyền và chủ quyền quốc gia đều là những nguyên tắc cơ bản; cộng đồng quốc tế phải có trách nhiệm bảo vệ cả nhân quyền lẫn chủ quyền quốc gia. Việc cải thiện tình hình nhân quyền của mỗi nước chỉ có thể thực hiện được khi Nhà nước có chủ quyền và được lãnh đạo bởi một tổ chức và thơng qua sự nỗ lực của tồn dân. Cho nên, phải có chủ quyền mới có nhân quyền. Chỉ có giữ vững chủ quyền quốc gia mới có điều kiện để bảo vệ và phát triển nhân quyền đích thực.

55

Nhân quyền và chủ quyền quốc gia đều là những nội dung cơ bản trong đời sống chính trị ở mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế, và đều được ghi nhận như là những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Trong thời đại chúng ta, việc tôn trọng chủ quyền quốc gia được ghi nhận như là nguyên tắc hàng đầu của luật quốc tế hiện đại. Nội dung của chủ quyền quốc gia được bao hàm trong các nội dung luật pháp quốc tế hiện đại hồn tồn khơng mâu thuẫn với nhân quyền; ngược lại, đó chính là điều kiện thuận lợi bên trong và bên ngoài sự bảo vệ và phát triển nhân quyền đích thực. Vì vậy muốn phát triển nhân quyền phải giữ vững chủ quyền quốc gia, luật quốc tế hiện đại thừa nhận cả nhân quyền và chủ quyền quốc gia đều là những nguyên tắc cơ bản của nó, cộng đồng quốc tế đều có trách nhiệm bảo về cả nhân quyền lẫn chủ quyền quốc gia. Ở đây, hồn tồn khơng có chuyện “hy sinh chủ quyền quốc gia cho nhân quyền”. Ngược lại, có giữ vững chủ quyền quốc gia mới thực sự có điều kiện để bảo vệ nhân quyền. Không một quốc gia nào được lợi dụng vấn đề nhân quyền như một công cụ gây sức ép trong quan hệ quốc tế, gắn nhân quyền với viện trợ kinh tế và thương mại, tuyệt đối không được lôi kéo các tổ chức quốc tế trong thực hiện các mưu đồ chính trị khi xử lý các vấn đề nhân quyền.

Ở đây, nhân quyền và chủ quyền có mối quan hệ gắn bó mật thiết sâu sắc. Việc lợi dụng nhân quyền để can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của quốc gia này đối với quốc gia khác diễn ra rất phổ biến và điều này là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Thách thức trong thời đại tồn cầu hóa là làm sao dung hịa được việc giữ gìn chủ quyền quốc gia và bảo tồn bản sắc văn hóa, đồng thời nỗ lực hết mình để giữ vững vị thế của mình trong thời đại tồn cầu hóa. Vì vậy, trong q trình hội nhập quốc tế và khu vực, nhất là trong bối cảnh tồn cầu hóa về kinh tế, cần có quan điểm đúng đắn để giải quyết mối quan hệ giữa nhân quyền và chủ quyền quốc gia, bảo về, phát triển nhân quyền, đồng thời giữa vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc mới bảo đảm cho sự phát triển bền vững.

Bất cứ quốc gia nào muốn đảm bảo tốt nhất nhân quyền của quốc gia mình theo những quy định của luật quốc tế thì đều phải ơng cịn con đường nào khác là tiến hành hội nhập. Nếu hội nhập trong điểu kiện mà chủ quyền quốc gia bị xâm

56

phạm, phải hy sinh bản sắc văn hóa và khơng kiểm sốt được sự phát triển dễ dàng dẫn đến sự phản đối của người dân do nhân quyền của họ bị xâm phạm. Do vậy, để dung hịa mọi lợi ích trong xã hội và bảo về chủ quyền quốc gia thì quốc gia đó cần có những quyết sách hợp lý, mềm dẻo. Lựa chọn con đường phát triển bền vững và không quá lệ thuộc vào các quốc gia khác. Một đất nước mà chủ quyền bị xâm phạm hoặc một đất nước ln khép kín thì người dân khơng thể có nhân quyền đầy đủ. Vậy các quốc gia cần đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước không phải là bất chấp tất cả và trà đạp lên những giá trị quyền con người để phát triển.

Như trên đã phân tích, mối quan hệ giũa chủ quyền quốc gia và chính sách hội nhập quốc tế để bảo vệ, phát triển các yếu tố liên quan đến đảm bảo quyền con người vừa có tính bổ sung, vừa có tính hạn chế lẫn nhau. Trong đời sống quốc tế đương đại, dưới tác động của quá trình tồn cầu hóa, tính hai mặt này được thể hiện ngày càng rõ nét. Những biến chuyển nhanh chóng và phức tạp của tình hình thế giới trong thời gian vừa qua càng thúc đẩy phải có những nhận thức mới về tính hai mặt này để có những hành động phù hợp. Sự đan xen giữa các yếu tố trong nước và bên ngoài càng làm cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia thêm khó khăn và phức tạp. Để vừa giữ vững được chủ quyền nhưng vẫn phải bảo đảm được tính hiệu quả, tính năng động trong quá trình hội nhập. Các quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng vượt qua biên giới quốc gia và vươn tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bối cảnh đó, mở cửa, hội nhập,

tham gia vào các tổ chức, liên kết kinh tế đối với mỗi quốc gia trở thành một đòi hỏi

tất yếu. Một mặt, tạo cơ hội để phát triển kinh tế trong một mơi trường pháp lý bình đẳng với một hệ thống luật lệ hoàn chỉnh, mặt khác, vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể tận dụng một cách có hiệu quả và phát huy những lợi thế của mình mà vẫn bảo đảm giữ gìn bản sắc, bảo đảm chủ quyền quốc gia.

Chủ quyền quốc gia luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu thể hiện sự tồn vong của mỗi quốc gia, nhưng bảo về được nó trong q trình tồn cầu hóa lại là một nhiệm vụ không đơn giản. Một trong những công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện nhiệm vụ này là hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế lại thường bị coi như

57

là “con dao hai lưỡi”, chỉ có những người biết sử dụng nó thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính vì mối quan hệ phức tạp hai chiều trái ngược giữa chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế nên trình độ quản lý, điều hành đất nước trở thành thước đo cho cả hai.

Như vậy để đảm bảo nhân quyền được thực thi đúng theo pháp luật quốc tế thì trước hết quốc gia đó phải tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của người dân, điều này đồng nghĩa với việc tham gia vào tiến trình tồn cầu hóa nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào nhau, chúng sẽ trở lên nhạy cảm và nhiều rủi ro đặc biệt với các nước đang phát triển. Trong điều kiện đó chủ quyền quốc gia cũng trở nên mong manh hơn. Nếu không chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết khi tham gia vào quá trình này, quốc gia dễ bị xâm phạm chủ quyền, mất độc lập tự chủ và bị các quốc gia khác thao túng, lũng đoạn. Vì vậy, mỗi quốc gia khi tham gia hội nhập thế giới cần chuẩn bị cho mình một tâm thế để đối phó với các thách thức đó.

Một số giải pháp để thúc đẩy nhân quyền và bảo vệ được chủ quyền quốc gia theo pháp luật quốc tế đó chính là:

Thứ nhất, các quốc gia cũng cần có những giải pháp tổng thể, trong đó tăng

cường tiềm lực quân sự, phát triển an ninh quốc phịng để đối phó với nguy cơ xâm lược của các quốc gia khác. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng một nền chính trị ổn định, nâng cao dân trí, hiểu biết cho người dân về bối cảnh thế giới để họ có cái nhìn tổng thể về thế giới, biết được ưu và nhược điểm của hội nhập. Đó là việc họ sẽ được nâng cao mức sống và các quyền con người cơ bản của họ sẽ được bảo đảm.

Thứ hai, các quốc gia cũng cần có một hệ thống chính trị phù hợp từ chính

sách phát triển kinh tế, sã hội đến các chính sách về phúc lợi xã hội nhằm có sự phát triền ổn định và bền vững. Đảm bảo tốt cho người dân hệ thống phúc lợi xã hội, trợ giúp y tế, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi xã hội khác để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của nhân dân nhằm an sinh xã hội. Các biện pháp này vừa phải đảm bảo thúc đẩy sự phát triển toàn diện mọi mặt vừa phải phù hợp với hoàn cảnh, lịch sử, đặc điểm từng quốc gia.

58

cường. Coi trọng sự giúp đỡ bên ngoài nhưng khơng chấp nhận nó bằng mọi giá. Theo đó, các quốc gia cần phát triển kinh tế năng động, tiến bộ cộng với đưa ra những giải pháp phù hợp lấy con người làm trung tâm, đưa ra những chính sách đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động phù hợp để người dân có thể bắt kịp tiến trình tồn cầu hóa và hội nhập một cách tự nguyện, có thể tự bảo về mình khỏi những rủi ro mà tồn cầu hóa mang lại. Sự mềm dẻo của mỗi quốc gia là động lực để phát triển bền vững và hạn chế những rủi ro trong quá trình thúc đẩy, phát triển và bảo vệ nhân quyền của mình đồng thời giữ vững chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc.

Thứ tư, phát huy tối đa vai trị quản lý có hiệu quả của Nhà nước. Để hội

nhập thành cơng thì nhà nước đóng một vai trị vơ cũng quan trọng. Bộ máy nhà nước năng động, hiệu quả, một nền hành chính cơng tinh gọn, một hệ thống pháp luật đồng bộ, chất lượng và hệ thống các chính sách phù hợp là điều kiện để thúc đẩy quyền con người mà vẫn giữ được chủ quyền quốc gia. Ta thấy rằng, chủ quyền quốc gia giờ đây cần được hiểu trước hết là khả năng quản lý điều hành đất nước một cách chủ động và hiệu quả. Điều đó mang tính chất quyết định đến sự tồn vong của một đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế. Để đạt được điều này Nhà nước phải có trách nhiệm tạo lập và duy trì sự ổn định về mặt chính trị xã hội, bảo hộ cơ sở kinh tế, bảo vệ trật tự kinh tế xã hội, duy trì mơi trường, tạo hành lang pháp lý lành mạnh và các chuẩn mực cho các doanh nghiệp hoạt động, thực hiện việc kiểm sốt vĩ mơ sự vận hành của tồn bộ nền kinh tế. Với vai trị như vậy nhà nước phải chú ý sát sao hơn đến việc tạo môi trường tăng trưởng tốt hơn và thơng qua đó để tăng cường vị thế của Nhà nước trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tham gia sâu rộng hơn và thị trường thế giới, tìm kiếm cơ hội cho các doanh nghiệp của mình nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngoài ra Nhà nước khơng chỉ hoạch định một chính sách kinh tế vĩ mơ hồn chỉnh mà cịn phải thiết kế và phát triển một hệ thống giáo dục đào tạo và nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả. Cuối cùng Nhà nước với tư cách là người để ra chiến lược, phải là một nhà nước có thể dự báo những vấn đề quan trọng để có các biện pháp bảo lãnh cho sự phát triển của dân tộc mình và của tồn xã hội. Quản

59

lý nhà nước tốt sẽ giúp giải quyết cả những vấn đề vơ cùng quan trọng như vấn đề tồn vẹn lãnh thổ đối với chủ quyền quốc gia. Cần thấy rằng viện trợ kinh tế thường đi kèm với những điều kiện. Chấp nhận viện trợ hay đầu tư cũng đồng nghĩa với việc phải lực chọn và bảo lưu khơn khéo những điều kiện đó. Những điều kiện này thường là những ràng buộc về nhân quyền của quốc gia được đầu tư nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó của các nước phát triển. Do đó bộ máy Nhà nước cần phải phát huy hết vai trị của mình trong cơng tác quản lý vĩ mô.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)