Những tác động của việc bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với quyền

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 73 - 75)

3.2. Mối quan hệ giữa bảo vệ quyền con ngƣời và bảo vệ chủ quyền

3.2.2. Những tác động của việc bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với quyền

con người

Chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm. Tại Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận “Liên hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền

của tất cả các thanh viên”. Trong tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên

hợp quốc vấn đề bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia cũng được tái khẳng định đó là một trong bảy nguyên tắc quan trọng trong Luật quốc tế. Ngoài ra vấn đề này cũng được ghi nhận trong định ước Henxky ngày 08/01/1975 về an ninh hợp tác các nước Châu Âu và trong nhiều các văn bản pháp lý khu vực khác như liên minh Châu Âu, ASEAN, Liên minh Châu Phi... [12]. Nếu dè dặt trong quan hệ quốc tế, khơng mạnh dạn hội nhập vì lo sợ chủ quyền quốc gia (theo nghĩa cũ) bị ảnh hưởng thì các nước đang phát triển rất khó để đảm bảo tốt các vấn đề về nhân quyền trong nước mình theo các tiêu chí của các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người. Có hai xu hướng là bảo vệ chủ quyền theo hướng tiêu cực (đóng cửa đất nước) và bảo vệ chủ quyền theo hướng khéo léo mềm mỏng, vừa hội nhập nhưng cũng vừa bảo đảm tốt chủ quyền của mình.

Trường hợp vì lo sợ mất chủ quyền mà đóng cửa đất nước, khơng giao lưu với các nước trên thế giới thì người dân của sẽ bị xâm phạm tới những tiêu chí về nhân quyền. Cụ thể là các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa sẽ bị ảnh hưởng thì đây là bảo vệ chủ quyền theo hướng tiêu cực. Có nghĩa là các thế lực thù địch khó có cớ để thực hiện mưu đồ diễn biến hịa bình làm ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia của họ. Theo lý thuyết, những vấn đề về chính trị, an ninh, quốc phịng, ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả hành pháp, lập pháp lẫn tư pháp của quốc gia đó trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình khơng bị xâm phạm. Thế nhưng quyền con người theo pháp luật quốc tế của quốc gia đó lại bị vi phạm nghiêm trọng. Đó là các quyền mà con người được hưởng theo quy định của pháp luật quốc tế như: Quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình, và có quyền hồi hương; Quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác khi bị đàn áp; Quyền được hưởng an

68

sinh xã hội và đòi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết; Quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp; Quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình; Quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muốn; Quyền của sản phụ và trẻ em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ, các con (chính thức hay ngoại hơn) đều được hưởng bảo trợ xã hội như nhau; Quyền được hưởng giáo dục, được hưởng chế độ giáo dục miễn phí mang tính cưỡng bách ít nhất ở cấp sơ đẳng và căn bản; Quyền được phổ cập giáo dục kỹ thuật, chuyên nghiệp và cao đẳng trên căn bản bình đẳng, lấy thành tích làm tiêu chuẩn; Quyền được hưởng một nền giáo dục phát huy đầy đủ nhân cách, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; đề cao sự thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo; Quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy; Quyền được bảo vệ những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình; Quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự quốc tế trong đó những quyền tự do có thể được thực hiện đầy đủ [29]; [30]; Bởi vì nếu đóng cửa sẽ chẳng khác nào một quốc gia bị cấm vận. Mọi phương tiện để sản xuất vật chất phục vụ con người quốc gia đó khơng thể tiếp cận. Sẽ dẫn đến một nền kinh tế lạc hậu, và khi kinh tế kém phát triển thì sẽ kéo theo hàng loạt những vấn đề khác như chính trị bị kìm hãm, y tế, giáo dục yếu kém, văn hóa phát triển lệch lạc... tất cả những yếu tố đó dẫn đến sự khơng đảm bảo về nhân quyền của một quốc gia.

Ngược lại, nếu bảo vệ chủ quyền quốc gia theo hướng tích cực, có nghĩa là quốc gia đó tiến hành giao lưu hợp tác với các quốc gia khác nhằm đảm bảo những

quyền con người như đã viện dẫn ở trên nhưng phải luôn luôn đảm bảo ba yếu tố sau:

Thứ nhất, quốc gia đó phải có quyền sở hữu đầy đủ và trọn vẹn lãnh thổ trên

69

mọi sự thay đổi hoặc quyết định liên quan đến số phận của lãnh thổ quốc gia phải dựa trên cơ sở tự quyết của quốc gia dân tộc.

Thứ hai, quốc gia đó có quyền lực hồn tồn, riêng biệt và không thể chia sẻ

của quốc gia dân tộc trong phạm vi lãnh thổ, mỗi quốc gia có quyền lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội kinh tế, văn hóa riêng của mình… mà khơng ai có thể can thiệp – trừ khi tự mình từ bỏ.

Thứ ba, quốc gia đó có quyền độc lập trong quan hệ quốc tế: trong quan hệ

quốc tế mọi quốc gia dân tộc đều độc lập và bình đẳng. Khi kết hợp khéo léo để hội nhập nhưng không làm mất đi chủ quyền quốc gia thì rõ ràng sự giao lưu bn bán của đất nước sẽ phát triển. Hợp tác thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa, y tế, giáo dục... trở thành đòn bẩy cho những vấn đề nêu trên tác động tích cực đến đời sống nhân dân. Quân sự được nâng lên tầm đối tác chiến lược với các quốc gia khác theo đó tiềm lực quân sự đủ sức bảo vệ chủ quyền quốc gia khi bị xâm phạm.... Như vậy rõ ràng việc bảo vệ chủ quyền quốc gia theo hướng hội mới thực sự giúp cho các quốc gia phát triển bình đẳng và tiến bộ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)