Quan điểm về trường hợp nhân quyền và chủ quyền chia sẻ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 65 - 69)

3.1. Một số quan điểm về chủ quyền quốc gia và quyền con ngƣờ

3.1.2. Quan điểm về trường hợp nhân quyền và chủ quyền chia sẻ

Như trên đã phân tích, một trong những thách thức cơ bản trong chính sách đối ngoại của thế kỷ đương đại là phải làm thế nào để thúc đẩy việc triển khai các chính sách hiệu quả trong lĩnh vực an ninh, dịch vụ xã hội, tạo cơ hội phát triển về kinh tế và vừa đảm bảo được chủ quyền quốc gia. Giáo sư Stephen D.Karasner của Đại học Stanford cho rằng chủ quyền chia sẻ có thể là sự bổ sung hữu hiệu cho việc lựa chọn các chính sách và để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nền cai trị dân chủ, kể cả đẩy mạnh dân chủ, đặc biệt đối với những nước có nền cai trị kém cỏi, các nước hiện đang thất bại trong việc giải quyết xung đột và các nước hậu xung đột [52]. Theo quan điểm của ơng thì chủ quyền chia sẻ trong một giới hạn nào đó là một trong những cơng cụ điều tiết mới, thích hợp hơn để cải thiện quyền con người nhưng đồng thời vẫn giữ được chủ quyền quốc gia. Một điều quan trọng là chủ quyền chia sẻ được hiểu là chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực chủ chốt nào đó, chẳng hạn như chính sách tiền tệ hay lĩnh vực quản lý các nguồn thu nhập từ dầu mỏ. Những lĩnh vực mà quốc gia chấp nhận chia sẽ còn non yếu kinh nghiệm quản lý hay cơ sở vật chất. Hay nói cách khác, đây chính là sự hợp tác đơi bên cùng có lợi trên cơ sở hịa bình tơn trọng lẫn nhau và đơi bên cùng có lợi. Chủ quyền chia sẻ là một khái niệm mới tuy nhiên để nó đi vào thực tế thì cơng đồng quốc tế phải có cái nhìn đầy đủ và đúng đắn hơn về nó. Nhưng trước hết, tính hợp hiến của các thể chế “chủ quyền chia sẻ”, trước hết sẽ phụ thuộc vào các thoả thuận tự nguyện mà giới cầm quyền chính trị ở quốc gia đó ký kết với bên ngồi. Nếu bị ép buộc hay nói cách khách yếu tố tự nguyện bị vi phạm thì đó khơng được coi là chủ quyền chia sẻ.

60

Cùng với thời gian, các thể chế chủ quyền chia sẻ sẽ hoạt động một cách tự giác theo cơ chế tự cưỡng chế; điều đó có nghĩa là cả bên quốc gia ký kết lẫn bên quốc tế không thể tự ý rũ bỏ khỏi các thoả thuận được ký kết ấy. Mặt khác sẽ không phải là chủ quyền chia sẻ nếu một bên trong quan hệ này là một thực thể chính trị vốn khơng được luật pháp quốc tế thừa nhận và khơng có chủ quyền.

Chủ quyền chia sẻ sẽ góp phần làm cho nền cai trị và dân chủ được cải thiện. Đối với những nước mới hình thành sau xung đột thì chủ quyền chia sẻ có thể sẽ là cơ hội lớn vì nó cho phép lồng ghép vào các cuộc bầu cử (nhằm bầu ra chính quyền hợp pháp trong nước và được sự thừa nhận quốc tế) qua đó quốc tế cũng giám sát được việc lạm quyền, vi phạm nhân quyền của các quốc gia này trong trường hợp nếu xảy ra. Với một số nước mà nền dân chủ còn hạn chế, việc tán thành các thể chế chủ quyền chia sẻ sẽ là cách thức đáng tin cậy để các ứng cử viên chính trị cam kết rằng, họ sẽ quản lý đất nước tốt hơn. Và quan trọng hơn cả, chủ quyền chia sẻ sẽ khiến cho việc tham ô, vi phạm dân chủ của các quan chức Nhà nước Chính phủ và địa phương trở nên khó khăn hơn bởi quyền lực của họ khơng cịn độc quyền bởi đã bị giám sát bởi các chủ thể của pháp luật quốc tế. Khi đó các cuộc tranh giành quyền lực sẽ khơng cịn q gay gắt do bị hối thúc bởi nếu không mang lại cuộc sống tốt nhất, không bảo đảm các quyền cơ bản của con người được pháp luật quốc tế thừa nhận thì họ sẽ khơng cịn chỗ đứng trong bộ máy chính quyền và các quyền lợi giai cấp thống trị cũng sẽ bị mất. Chủ quyền chia sẻ cịn có tác dụng tạo ra một trạng thái cân bằng mang tính tự điều chỉnh và có lợi. Một khi những người tham dự vào đấu trường chính trị phá vỡ cam kết lợi ích của dân chúng sẽ kích động sự phẫn nộ của cả hai phía trong và ngồi nước. Như vậy trong trường hợp này người dân ở những nước đó là người có lợi nhiều nhất. Quyền con người được tiếp tục phát triển và chủ quyền quốc gia vẫn được bảo đảm.

Quan điểm nói trên được nhiều người ủng hộ. Bởi lẽ, một đất nước có nền dân chủ và kinh tế phát triển thì ở đó cơng dân của họ được đảm bảo tốt về các vấn đề liên quan đến quyền con người. Ở đó hệ thống quản lý cho phép các cơng dân thể hiện quan điểm của mình, và quan trọng hơn cả là buộc các quan chức Chính phủ phải

61

chịu trách nhiệm về những hành động của họ. Tại những nước đang phải chịu cùng một lúc nội chiến, đói nghèo, khả năng quản lý hạn chế hay sự thiếu vắng các thể chế tự do (cho dù các cuộc bầu cử được được tổ chức) - thì khả năng phát triển một chế độ quyền con người đầy đủ chỉ bằng cách dựa vào các yếu tố và nguồn nội sinh là rất thấp; hơn thế, những áp lực thái q từ phía mơi trường quốc tế đương đại thường khiến cho các vấn đề của những nước này càng trở nên tồi tệ hơn.

Với các quốc gia đóng cửa đường biên giới hoặc sự lệ thuộc toàn bộ vào nước ngoài đã khiến cho một số nước trên thế giới hiện nay đánh mất đi động lực tạo dựng mối quan hệ gắn bó với các cơng dân của họ. Người dân bất mãn vơi Nhà nước vì những quyền tối thiểu của con người không được bảo đảm hoặc bằng cách nào đó bộ máy tuyên truyền của Nhà nước khiến người dân hiểu nhầm rằng họ đang sống trong một quốc gia hạnh phúc. Đây là sự lừa bịp có toan tính chính trị nhằm phục vụ cho số ít quyền lợi giới cầm quyền.

Chủ quyền chia sẻ ở đây không phải là sự chấp nhận hồn tồn sự nơ dịch, xâm chiếm, bảo hộ của một nước khác lên đất nước mình. Trong trường hợp này, đất nước bị đô họ sẽ mất chủ quyền và mất luôn nhân quyền. Sự can thiệp thô bạo của các nước lớn sẽ làm gia tăng những ảnh hưởng về xâm phạm chủ quyền và vi phạm luật pháp quốc tế. Bệnh tật, tội phạm, khủng hoảng nhân quyền và mối đe dọa khủng bố là những yếu tố thường được phát triển ở những nước bị can thiệp thô bạo. Agghanistan và Iraq đang phải vật lộn với những khó khăn về kinh tế, chính trị và một nền nhân quyền bị xâm phạm nghiêm trọng cũng bắt nguồn từ việc để nước Mỹ can thiệp hoặc Mỹ tự cho mình lý do để can thiệp quá sâu vào nội bộ đất nước mình.

Khi một nền kinh tế xã hội phát triển sẽ có nhiều yếu tố bảo đảm quyền con người được phát triển tốt hơn. Sự phát triển q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố, sự phồn thịnh và giáo dục... tất cả những cái đó đều có liên quan chặt chẽ với nhân quyền và dân chủ. Khi đời sống của người dân được bảo đảm thì thái độ của họ cũng trở nên ơn hịa hơn. Nếu có nhiều tiền của hơn do thương mại và công nghiệp thì những bất đồng về chính trị sẽ giảm thiểu và sự chấp nhận tính đa dạng của các quan điểm khác nhau trong xã hội sẽ tăng lên. Một nền giáo dục phát triển sẽ làm

62

mất dần đi chủ nghĩa cực đoan, và đồng thời khuyến khích lịng khoan dung và thái độ hợp lý đối với bầu cử và các quyền con người khác. Trong một nghiên cứu năm 2000 của Adam Przeowrski đã đưa ra bằng chứng rằng: “Khơng nước nào có mức

thu nhập theo đầu người trên 6.055 USD (tính theo tỷ giá đơ la năm 1975) đang đi theo con đường dân chủ mà lại quay trở về với chế độ độc tài” [54].

Chủ quyền phải đảm bảo bao gồm các yếu tố: Thứ nhất, phải là những thực thể có lãnh thổ độc lập về mặt pháp lý, thực thể này có những quyền và đặc quyền như: có tư cách trở thành thành viên trong các tổ chức quốc tế, có quyền tiếp cận (nếu thấy cần thiết) với nguồn tài chính của các thể chế tài chính quốc tế, có năng lực ký kết hợp đồng hay hiệp ước với các quốc gia và các thực thể khác, và các đại diện của nó có đặc quyền miễn trừ ngoại giao. Thứ hai, mỗi thực thể, mỗi quốc gia đều phải có quyền tự quyết định về cấu trúc quyền lực của chính nước đó, hay nói cách khác là các Nhà nước cần phải tránh can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau. Có nghĩa là, Nhà nước của quốc gia đó phải có quyền lực đối với mọi vấn đề phát sinh, phát triển của quốc gia mình. Hay nói cách khác, Nhà nước phải có bộ máy quyền uy. Nếu mất một trong các yếu tố trên thì quốc gia đó có thể lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và bất đồng chính trị. Mà sâu hơn nữa là có thể bị chìm trong nội chiến hoặc bị xâm lược bởi các thế lực ngoại bang khác. Với những quốc gia lâm vào tình trạng ấy thì cơ hội để chuyển sang nền dân chủ có thể trở nên rất dễ dàng nhờ vào các hiệp định hồ bình chính thức hoặc phi chính thức được ký kết giữa các bên. Qua đó đảm bảo những quyền nhân quyền cơ bản, làm dịu lắng những mâu thuẫn mà người dân là những nhân tố chính.

Chủ quyền chia sẽ là quan điểm được phổ biến và bùng nổ ở nửa cuối thế kỷ XX. Đối với tất cả các cường quốc lớn, việc tạo dựng Nhà nước là công việc nội bộ chứ khơng phải của bên ngồi, dẫu rằng môi trường bên ngoài thường tạo ra các nhân kích thích phản ứng bên trong. Tuy nhiên, đối với nhiều nước khác, những mối đe doạ qn sự bên ngồi, những khó khăn về kinh tế, chính trị ảnh hưởng rõ ràng nhất đến việc lựa chọn cơ cấu Nhà nước như số các quốc gia như Đức và Nhật Bản sau năm 1945. Các đường biên giới của một quốc gia có thể thay đổi, và các

63

quốc gia khác tràn vào xâm chiếm. Từ lâu châu Âu với vơ số các chế độ chính trị của mình đã từng là đấu trường của sự cạnh tranh gay gắt như vậy. Còn người Nhật Bản từ giữa thế kỷ XIX đã nhận thấy rằng, để thốt khỏi q trình thực dân hố họ cần phải có một Nhà nước hùng mạnh. Đây chính là lý do mà Nhật bản lựa chọn quy chế chủ quyền chia sẻ mà việc có mặt của quân đội Mỹ và nhận viện trợ kinh tế của nước này tại quốc gia mình là một ví dụ cụ thể.

Tuy nhiên cần thấy rằng chủ quyền chia sẽ là một ranh giới mong manh, nếu thái quá sẽ trở thành mất chủ quyền và lừa bịp dân chúng. Nó bị lợi dụng như một con bài để mị dân. Các thế lực ngoại bang vẫn đứng ra hứa hẹn rằng sẽ duy trì các hệ thống an ninh xã hội, phê chuẩn các hiệp định về quyền con người, và bảo trợ nền giáo dục tiểu học. ở bất cứ đâu, những tầng lớp công dân đặc biệt như trẻ em và người già đều được ghi nhận và ban cho các đặc quyền nhưng đằng sau đó là sự thu xếp có mưu đồ chính trị mà điều đầu tiên là phục vụ cho quyền lợi kinh tế. Nhà nước khi ấy bị thao túng bởi những kịch bản được đem đến từ mơi trường bên ngồi thông qua các kênh truyền thông đại chúng do các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ (NGOs) và các cơ quan hỗ trợ phát triển đại diện.

Những kịch bản này được đi theo con đường đơn giản nhất là viện trợ, hỗ trợ của các nước đế quốc đối với các dân tộc nhược tiểu. Viện trợ để gắn liền với những yêu cầu thay đổi theo hướng có lợi cho các nước viện trợ. Nếu khéo léo thì viện trợ làm tăng trưởng cán cân thương mại và phát triển kinh tế cịn nếu khơng thì chủ quyền quốc gia sẽ bị xâm phạm, bị bào mòn theo những điều kiện ràng buộc của những khoản việc trợ ấy. Do đó nếu khơng tỉnh táo thì quan điểm chủ quyền chia sẻ sẽ đi lệch hướng và bị lợi dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)