Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần BibiCa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 2017 (Trang 79)

Đơn vị: trđ

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 ST TT ST TT ST TT +/- % +/- % C. NỢ PHẢI TRẢ 251,950 28.2 301,304 29.9 288,292 27.7 49,354 19.59 -13,012 -4.32 I. Nợ ngắn hạn 240,574 26.9 281,964 28.0 267,552 25.7 41,390 17.20 -14,412 -5.11 1.Phải trả người bán NH 66,425 7.4 69,029 6.9 95,570 9.2 2,604 3.92 26,541 38.45

2. Người mua trả trước NH 4,768 0.5 4,469 0.4 6,373 0.6 -299 -6.27 1,904 42.60

3. Thuế&các khoản phải nộp 18,130 2.0 17,889 1.8 13,744 1.3 -241 -1.33 -4,145 -23.17

4. Phải trả người lao động 8,073 0.9 9,034 0.9 10,476 1.0 961 11.90 1,442 15.96

5. Chi phí phải trả ngắn hạn 81,718 9.1 119,971 11.9 136,655 13.1 38,253 46.81 16,684 13.91

6. Phải trả ngắn hạn khác 57,918 6.5 57,964 5.8 3,100 0.3 46 0.08 -54,864 -94.65

7. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3,542 0.4 3,608 0.4 1,634 0.2 66 1.86 -1,974 -54.71 II. Nợ dài hạn 11,376 1.3 19,340 1.9 20,740 2.0 7,964 70.01 1,400 7.24 1. Phải trả dài hạn khác 4,800 0.5 6,118 0.6 5,842 0.6 1,318 27.46 -276 -4.51 2. Dự phòng phải trả dài hạn 6,576 0.7 13,222 1.3 14,898 1.4 6,646 101.06 1,676 12.68 D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 641,177 71.8 705,598 70.1 752,856 72.3 64,421 10.05 47,258 6.70 I. Vốn chủ sở hữu 641,177 71.8 705,598 70.1 752,856 72.3 64,421 10.05 47,258 6.70 1. Vốn cổ phần 154,208 17.3 154,208 15.3 154,208 14.8 0 0 0 0 2. Thặng dư vốn cổ phần 302,726 33.9 302,726 30.1 302,726 29.1 0 0 0 0

4. Quỹ dự phịng tài chính 15,101 1.7 0 0.0 0 0.0 -15,101 -100 0 0

5. LNST chưa phân phối 42,032 4.7 85,155 8.5 71,368 6.9 43,123 102.60 -13,787 -16.19

LNPP thừa đến cuối nămtrước

-660 -0.1 -660 -0.1 -660 -0.1 0 0 0 0

LNSTchưa phân phối năm nay 42,692 4.8 85,815 8.5 72,028 6.9 43,123 101.01 -13,787 -16.07 TỔNG NGUỒN VỐN 893,127 100 1,006,90 2 100 1,041,14 8 100 113,775 12.74 34,246 3.40

Cùng với sự tăng lên của tổng tài sản là sự tăng tương ứng của nguồn vốn của công ty Bibica. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty Nợ phải trả chiếm tỷ trọng chưa đến 30%, cao nhất năm 2015 là 29,9% trong tổng nguồn vốn. Cơng ty Bibica đang duy trì một lượng vốn chủ sở hữu khá lớn trên 70%, điều này giúp cho công ty luôn chủ động được lượng vốn trong hoạt động kinh doanh, không chịu nhiều áp lực đối với các khoản phải trả nợ.

Nợ phải trả có sự biến động trong 3 năm, cao nhất năm 2015 đạt 301.304 triệu đồng và giảm 4,32% trong năm 2016 tương ứng với mức giảm 13.012 trđ. Trong cơ cấu nợ phải trả, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nợ dài hạn dao động từ 1,3% đến 2% trong tổng nguồn vốn, lượng vốn công ty huy động từ vay dài hạn khá ít - cao nhất chỉ có 2% trong tổng vốn của công ty, khiến áp lực trả lãi đối với các khoản vay là thấp. Trong nợ ngắn hạn của cơng ty khơng có khoản vay ngắn hạn, chứng tỏ công ty không vay vốn ngắn hạn để phục vụ hoạt động kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu của công ty Bibica không ngừng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2014 vốn chủ sở hữu đạt 641.177 trđ chiếm tỷ trọng 71,8% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2015, khoản mục tăng lw 64.421 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 10,05%, tuy nhiên do tổng tài sản tăng với tốc độ lớn hơn (12,74%), do đó tỷ trọng của vốn chủ sở hữu lại giảm nhẹ, chỉ còn chiếm 70,1% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2016, tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu chậm lại (6,7%) so với năm 2015, và đạt 752.856 trđ. Khoản mục này được cấu thành bởi 2 khoản vốn lớn là vốn cổ phần, và thặng dư vốn cổ phần. Các thành phần khác như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phịng tài chính và lợi nhuận sau thuế (LNST) chưa phân phối (PP) cũng cấu thành vốn chủ sở hữu của công ty nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Trong 3 năm, vốn cổ phần của Bibica không thay đổi về số lượng là 154.208 trđ, song do tổng nguồn vốn tăng lên do đó tỷ trọng vốn cổ phần lần lượt giảm từ 17,3%; 15,3%; và 14,8% trong 3 năm từ 2014-2016. Vốn cổ phần được hình thành từ vốn góp của các cổ đông trong công ty. Trong giai đoạn 2014-2016

công ty khơng mở thêm đợt phát hành cổ phiếu, do đó vốn cổ phần của cơng ty vẫn duy trì mức khơng đổi.

Thặng dư vốn cổ phần là khoản đóng góp nhiều nhất vào nguồn vốn của công ty, khoản mục này hàng năm đều đạt 302.726 trđ, và tỷ trọng giảm dần qua 3 năm do tổng nguồn vốn tăng lên. Khoản mục này là phần thặng dư giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phiếu của công ty Bibica. Khoản thặng dư vốn cổ phần hàng năm của công ty luôn chiếm lượng vốn lớn, điều này khẳng định giá trị sinh lời của cổ phiếu, uy tín của Bibica trên thị trường.

Tóm lại, phân tích cơ cấu nguồn vốn tại cơng ty cổ phần Bibica ta thấy, công ty khá chủ động đối với nguồn vốn kinh doanh. Bởi lẽ, khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn, chưa tính đến trong các khoản nợ phải trả một phần khơng nhỏ được huy động từ các khoản không chịu áp lực trả lãi như: người mua trả tiền trước, phải trả người lao động, phải trả ngắn hạn khác và quỹ khen thưởng. Vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng hơn 2/3 trong tổng vốn của công ty, đảm bảo công ty ln có sẵn vốn để tham gia các dự án lớn mà ít phụ thuộc vào vốn vay từ bên ngồi. Sự sẵn sàng trong việc chủ động vốn kinh doanh tại Bibica cho thấy, đây là một trong những điểm mạnh trong kinh doanh của cơng ty. Song khi duy trì q lớn vốn chủ sở hữu như hiện tại, công ty sẽ khơng tận dụng được địn bẩy tài chính trong kinh doanh; bởi lẽ chi phí trả lãi vay được tính làm chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Do đó, khi tổng chi phí tăng lên sẽ làm giảm thuế thu nhập phải nộp. Tuy nhiên, hiện tại số nợ phải trả lãi của cơng ty đang duy trì khá nhỏ, cơng ty khơng tận dụng được lợi thế về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.2.2.3. Phân tích cân bằng tài chính

Bảng 3.3: Tình hình đảm bảo nguồn vốn tại công ty cổ phẩn Bibica

Đơn vị: trđ Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 +/- % +/- % Nguồn tài trợ thường xuyên 652,553 724,938 773,596 72,385 11.09 48,658 6.71 Tài sản dài hạn 320,182 283,850 251,838 -36,332 - 11.35 - 32,012 -11.28 Vốn hoạt động thuần 332,371 441,088 521,758 108,71 7 32.71 80,670 18.29

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của công ty CP Bibica năm 2014, 2015, 2016)

Từ bảng phân tích trên, bộ phận phân tích đã đưa ra nhận định về tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây dựng số 1 như sau: Vốn hoạt động thuần không ngừng tăng mạnh trong 3 năm, cụ thể năm 2014 lượng vốn này chỉ đạt 332.371 trđ. Đến năm 2015, vốn hoạt động thuần tăng 108.717 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 32,71% so với năm 2014. Đặc biệt, năm 2016 lượng vốn này đạt mức cao nhất là 521.758 trđ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 18,29%, so với nawmm 2015 giảm 14,42%. Nguyên nhân vốn hoạt động thuần luôn đạt tỷ lệ tăng trưởng cao trong 3 năm nghiên cứu là do nguồn tài trợ thường xuyên tăng liên tục, tuy tốc độ tăng không lớn nhưng tài sản dài hạn lại giảm mạnh, khiên cho hiệu số của 2 yếu tố trên tức vốn hoạt động thuần tăng nhiều. Lượng vốn hoạt động thuần của Bibica rất lớn, chứng tỏ nguồn tài trợ thường xuyên của Công ty không những được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Cân bằng tài chính của Cơng ty là cân bằng tốt, an tồn và bền vững.

3.2.3 Phân tích tình hình thanh tốn

Bộ phận phân tích nhận định khả năng thanh tốn của Cơng ty là một nội dung cơ bản của hoạt động tài chính. Có thể đánh giá một phần hoạt động tài chính

của Cơng ty thơng qua phân tích tình hình khả năng thanh tốn. Nếu hoạt động tài chính tốt, khả năng thanh tốn cao, Cơng ty ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, hoạt động tài chính khơng hiệu quả sẽ làm cho Công ty mất khả năng thanh tốn, các khoản cơng nợ phải thu, phải trả sẽ kéo dài.

Hết năm 2016, bộ phận phân tích đã tiến hành phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn của Cơng ty cổ phần Bibica theo BCTC 3 năm 2014-2016 và đã đạt được kết quả phân tích như sau:

- Phân tích tình hình cơng nợ:

Bảng 3.4: Phân tích các khoản nợ phải thu tại Công ty cổ phần Bibica

Đơn vị:trđ

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015

ST TT ST TT ST TT +/- % +/- %

I. Các khoản phải thu ngắn hạn 193,229 100 203,669 100 97,490 100 10,440 5.40 -106,179 -52.13

1. Phải thu khách hàng 62,417 32.3 74,452 36.6 78,590 80.6 12,035 19.28 4,138 5.56

2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 1,352 0.7 193 0.1 12,049 12.4 -1,159 -85.72 11,856 6143 3. Phải thu ngắn hạn khác 134,905 69.8 134,963 66.3 10,571 10.8 58 0.04 -124,392 -92.17

4. DP PTNH khó địi -5,445 -2.8 -5,939 -2.9 -3,720 -3.8 -494 9.07 2,219 -37.36

II. Các khoản phải thu DH 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0

Tổng cộng 193,229 100 203,669 100 97,490 100 10,440 5.40 -106,179 -52.13

Qua bảng “Phân tích các khoản phải thu”, ta thấy: Cơng ty khơng có khoản phải thu dài hạn mà chỉ có các khoản phải thu ngắn hạn. Trong đó, khoản phải thu khách hàng và phải thu ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng lớn trong tổng công nợ phải thu. Tổng công nợ của công ty Bibica năm 2015 tăng không đáng kể so với năm 2014, với tỷ lệ tăng là 5,4% tương ứng với mức tăng là 10.440 trđ. Tuy nhiên, đến năm 2016 tổng công nợ giảm 106.179 trđ với tỷ lệ giảm tương ứng là 52,13%, điều này phản ánh số lượng lớn công nợ được thu hồi trong năm 2016. Sự sụt giảm của công nợ năm 2016, nguyên nhân do khoản phải thu ngắn hạn khác giảm 124.392 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 92,17% so với năm 2015. Nếu năm 2015, khoản phải thu ngắn hạn khác của công ty là 134.963 trđ, đến năm 2016 chỉ cịn 10.571 trđ.

Tình hình cơng nợ từ các khoản phải thu của khách hàng tại công ty Bibica được đánh giá dựa trên chất lượng tín dụng của các đối tác hàng năm. Công ty cấp hạn mức công nợ cho khách hàng dựa trên giá trị tiền ký qũy của khách hàng tại công ty và giá trị bảo lãnh thanh tốn mà cơng ty là người thụ hưởng. Khoản công nợ từ khách hàng tăng ổn định qua các năm, năm 2014 khoản công nợ này đạt 62.417 trđ chiếm 32,3% trong tổng công nợ của công ty. Sang năm 2015, khoản công nợ từ khách hàng tăng 19,28% so với năm 2014 đạt mức 74.452 trđ. Và đến năm 2016, tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ 5,56% và đạt mức 78.590trđ, tuy nhiên tỷ trọng của khoản mục này thay đổi từ 36,6% năm 2015 lên đến 80,6% năm 2016. Vì số lượng khoản phải thu ngắn hạn khác giảm hơn 90% trong năm 2016, do đó hầu hết cơng nợ của cơng ty được tập trung từ phía khác hàng. Bên cạnh 2 khoản phải thu ngắn hạn lớn đã phân tích, khoản phải thu ngắn hạn của Bibica còn chịu tác động nhỏ bởi khoản “trả trước cho người bán ngắn hạn”. Đây là khoản công nợ, công ty ứng trước cho người bán hàng, năm 2015 khoản mục này dường như khơng đáng kể chỉ có 193trđ, chiếm 0,1% trong tổng các khoản phải thu. Tuy nhiên, đến năm 2016, khoản này tăng lên 12.049 trđ, chiếm tỷ trọng 12,4% trong tổng phải thu ngắn hạn. Việc ứng trước nhiều cho khách bán làm lượng vốn của công ty cũng bị chiếm dụng đáng kể.

Ngồi ra, cơng ty có trích lập các khoản dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi hàng năm dưới 4% trong tổng các khoản phải thu, cao nhất năm 2015 lên đến 5.939 trđ lớn hơn năm 2014 5494trđ. Đến năm 2016, do các khoản phải thu ngắn hạn khác được thu hồi về cơng ty, do đó khoản dự phòng này cũng giảm đi 34,36% so với năm 2015 chỉ cịn 3.720 trđ.

Từ những phân tích bên trên, ta thấy các khoản phải thu của tính đến năm 2016 giảm hơn 50%, đây là dấu hiệu tích cực trong việc thu hồi vốn bị chiếm dụng của công ty Bibica, tình hình thu hồi cơng nợ của cơng ty được ổn định hơn so với 2 năm trước đó.

+ Phân tích các khoản nợ phải trả

Bảng 3.5: Phân tích các khoản nợ phải trả tại Công ty cổ phần Bibica

Đvt: trđ

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 ST TT ST TT ST TT CL TL CL TL I. Nợ ngắn hạn 240,574 95.48 281,964 93.58 267,552 92.81 41,390 17.20 (14,412) (5.11) 1.Phải trả người bán NH 66,425 26.36 69,029 22.91 95,570 33.15 2,604 3.92 26,541 38.45

2. Người mua trả trước NH 4,768 1.89 4,469 1.48 6,373 2.21 (299) (6.27) 1,904 42.60

3. Thuế và các khoản phải nộp 18,130 7.20 17,889 5.94 13,744 4.77 (241) (1.33) (4,145) (23.17)

4. Phải trả người lao động 8,073 3.20 9,034 3.00 10,476 3.63 961 11.90 1,442 15.96

5. Chi phí phải trả ngắn hạn 81,718 32.43 119,971 39.82 136,655 47.40 38,253 46.81 16,684 13.91 6. Phải trả ngắn hạn khác 57,918 22.99 57,964 19.24 3,100 1.08 46 0.08 (54,864) (94.65)

7. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3,542 1.41 3,608 1.20 1,634 0.57 66 1.86 (1,974) (54.71)

II. Nợ dài hạn 11,376 4.52 19,340 6.42 20,740 7.19 7,964 70.01 1,400 7.24

2. Dự phòng phải trả dài hạn 6,576 2.61 13,222 4.39 14,898 5.17 6,646 101.06 1,676 12.68

Tổng cộng 251,950 100 301,304 100 288,292 100 49,354 19.59 (13,012) (4.32)

Từ bảng 3.5, nhận định như sau về tình hình cơng nợ phải trả của Cơng ty như sau:

Nợ phải trả biến động trong 3 năm, cụ thể năm 2014 các khoản phải trả là 251.950 trđ, đến năm 2015 tăng 49.354 trđ tương ứng với mức tăng 19,59%. Tuy nhiên, đến năm 2016 khoản mục này giảm nhẹ 4,32% tương ứng với mức giảm 13.012 trđ, và chỉ còn đạt 288.292 trđ. Nợ phải trả gồm có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, trong đó nợ dài hạn chiếm dưới 7% trong cơ cấu nợ phải trả, còn lại chủ yếu là nợ ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn của công ty Bibica năm 2015 đạt 240.574 trđ chiếm tỷ trọng 26,9% . Khoản mục này tăng mạnh trong năm 2015 với tỷ lệ tăng 17,2% tương ứng với mức tăng 41.390 trđ so với năm 2014. Trong nợ ngắn hạn, khoản mục phải trả người bán ngắn hạn và chi phí phải trả ngắn hạn của công ty lại chiếm tỷ trọng chủ yếu. Chỉ tính riêng khoản chi phí phải trả ngắn hạn chiếm chiếm tỷ trọng trên 32% đến hơn 47% tổng nợ phải trả. Cụ thể, năm 2015, khoản này đạt 119.971 trđ tăng 38.253trđ; đến năm 2016 tiếp tục tăng 13,91% và đạt mức cao nhất là 136.655 trđ. Cùng với đó, khoản phải trả người bán ngắn hạn là những khoản công ty chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, các khoản trả chậm cho người bán tăng đều qua các năm. Khoản mục này năm 2014 đạt 66.425 trđ, chiếm tỷ trọng 26,36% trong tổng nợ phải trả, đến năm 2016 tăng lên đến 95.570 trđ tăng 26.541 trđ so với năm 2015. Do chính sách tín dụng được nới lỏng với nhà cung cấp, nên khoản mục này của công ty Bibica tăng.

Ngoài huy động vốn ngắn hạn từ 2 kênh chính, cơng ty cịn tận dụng khoản vốn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 2017 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w