CHƯƠNG 6 QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH
1. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tài sản cố định của doanh nghiệp
Căn cứ vào tính chất và vai trị tham gia vào q trình sản xuất, tư liệu sản xuất của doanh nghiệp được chia thành hai bộ phận là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất cụ thể hoặc tồn tại dưới hình thái giá trị thực hiện một số chức năng nhất định trong q trình sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn từ 10 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên một năm.
Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là những công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Khi xem xét tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định của doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề sau đây:
Một là: Khi phân biệt giữa đối tượng lao động với các tư liệu lao động là tài sản cố
định của doanh nghiệp trong một số trường hợp không chỉ dựa vào đặc tính hiện vật mà cịn
phải dựa vào tính chất và cơng dụng của chúng trong q trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì có thể cùng một tài sản ở trường hợp này được coi là tài sản cố định song ở trường hợp khác chỉ
được coi là đối tượng lao động.
Hai là: Một số các tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng bộ phận thì khơng đủ các tiêu
chuẩn trên song lại được tập hợp sử dụng đồng bộ như một hệ thống thì cả hệ thống đó được coi như một tài sản cố định. Ví dụ như trang thiết bị cho một phịng thí nghiệm, một văn
phịng, một phòng ở của khách sạn, một vườn cây lâu năm...
Ba là: Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, sự phát triển và mở
rộng các quan hệ hàng hoá tiền tệ, và do nét đặc thù trong hoạt động đầu tư của một số ngành nên khái niệm tài sản cố định được mở rộng nó bao gồm cả những tài sản cố định khơng có hình thái vật chất hay cịn gọi là tài sản cố định vơ hình của doanh nghiệp. Ví dụ các chi phí mua bằng sáng chế, phát minh, bản quyền tác giả, các chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về đất sử dụng, chi phí chuẩn bị cho khai thác...
Đặc điểm của tài sản cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, khơng
thay đổi hình thái vật chất ban đầu trong quá trình sản xuất và giá trị của tài sản cố định được dịch chuyển dần vào giá trị của sản phẩm thơng qua chi phí khấu hao.
Từ những nội dung trên đây, ta có khái niệm về tài sản cố định như sau: “Tài sản cố
định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó thì được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất.”.
1.2. Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp
Phân loại tài sản cố định là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Phân
loại tài sản cố định giúp doanh nghiệp áp dụng các phương pháp thích hợp trong quản trị từng loại tài sản cố định, từ đó nâng cao hiệu quả quản trị tài sản cố định. Có nhiều cách khác nhau
để phân loại tài sản cố định dựa vào các chỉ tiêu khác nhau.
1.2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện
- Tài sản cố định hữu hình là những tài sản được biểu hiện bằng những hình thái hiện vật cụ thể như nhà cửa, máy móc thiết bị...
- Tài sản cố định vơ hình: là những tài sản cố định khơng có hình thái vật chất, thể
hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đầu tư phát triển, bằng sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại...
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định hữu hình và vơ hình, từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư đúng đắn hoặc
điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất.
1.2.2. Phân loại theo cơng dụng kinh tế
Theo tiêu thức phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 2 loại : - Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: là những tài sản cố định hữu hình và vơ hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, thiết bị truyền dẫn, máy móc thiết bị sản xuất, phương
tiện vận tải; những tài sản cố định khơng có hình thái vât chất khác...
- Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những tài sản cố định dùng cho phúc lợi công cộng, khơng mang tính chất sản xuất kinh doanh. Bao gồm: nhà cửa, phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, nhà ở và các cơng trình phúc lợi tập thể...
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu tài sản cố định và vai trò , tác dụng của tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng tài sản cố định và tính tốn khấu hao chính xác.
1.2.3. Phân loại theo tình hình sử dụng
Theo tiêu thức phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 3 loại : - Tài sản cố định đang sử dụng : là những tài sản cố định đang sử dụng cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt động phúc lợi,
sự nghiệp, an ninh quốc phòng.
- Tài sản cố định chưa cần dùng: là những tài sản cố định cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại chưa cần dùng, đang
được dự trữ để sử dụng sau này.
- Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý: là những tài sản cố định không cần thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các tài sản cố định của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng của chúng.
1.2.4. Phân loại theo mục đích sử dụng
Theo tiêu thức phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 3 loại sau đây:
- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cố định vơ hình hay tài sản cố định hữu hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp gồm: quyền sử dụng đất, chi phí thành lập doanh nghiệp, vị trí cửa hàng, nhãn hiệu sản phẩm..., nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý, vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm, các loại tài sản cố định khác chưa liệt kê vào 5 loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật...
- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. - Tài sản cố định bảo quản hộ, cất giữ hộ cho Nhà nước, cho các doanh nghiệp khác.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu tài sản cố định theo mục
đích sử dụng của nó, từ đó có biện pháp quản lý tài sản cố định theo mục đích sử dụng sao
cho có hiệu quả nhất.
1.2.5. Phân loại theo quyền sở hữu
Căn cứ vào tình hình sở hữu có thể chia tài sản cố định thành 2 loại:
a. Tài sản cố định tự có
Tài sản cố định tự có là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
b. Tài sản cố định đi thuê
Tài sản cố định đi thuê là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác, bao gồm:
- Tài sản cố định thuê hoạt động: là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê về sử
dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng, khi kết thúc hợp đồng tài sản cố định phải
được trả lại bên cho thuê. Đối với loại tài sản cố định này, doanh nghiệp khơng tiến hành trích
khấu hao, chi phí th tài sản cố định được hạch tốn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định doanh nghiệp th của Cơng ty tài chính, nếu hợp đồng thuê thoả mãn ít nhất một trong 4 điều kiện sau đây:
+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên.
+ Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại.
+ Thời hạn cho thuê tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê.
+ Tổng số tiền thuê tài sản ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
Đối với loại tài sản cố định này, doanh nghiệp phải tiến hành theo dõi, quản lý, sử
dụng và trích khấu hao như đối với Tài sản cố địnhthuộc sở hữu của doanh nghiệp.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy kết cấu tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và tài sản cố định thuộc sở hữu của người khác mà khai thác, sử dụng
hợp lý tài sản cố định của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả đồng vốn.
1.2.6. Phân loại theo nguồn hình thành
Căn cứ vào nguồn hình thành, có thể chia tài sản cố định trong doanh nghiệp thành hai loại :
- Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. - Tài sản cố định hình thành từ các khoản nợ phải trả.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được tài sản cố định của doanh
nghiệp được hình thành từ nguồn nào, từ đó có biện pháp theo dõi, quản lý và sử dụng tài sản cố định sao cho có hiệu quả nhất.
1.3. Vốn cố định và các đặc điểm của vốn cố định
1.3.1. Khái niệm
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền.Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hồn thành một vịng tuần hồn khi tài sản cố định hết thời
- Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ khơng
mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của mình
- Quy mơ của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của tài sản cố định,
ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định hữu
hình và vơ hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ khơng mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình. Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định nên quy mơ của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ,
năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của tài sản cố định trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần
hoàn và chu chuyển của vốn cố định.
Ta có định nghĩa về vốn cố định như sau:
Như vậy, “vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về
tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hồn thành một vịng tuần hồn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.”
1.3.2. Đặc điểm của vốn cố định
Vì vốn cố định là số vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định, nên những đặc điểm kinh tế của tài sản cố định trong q trình sử dụng có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm
tuần hoàn và luân chuyển của vốn cố định. Có thể khái quát đặc điểm luân chuyển của vốn cố
định như sau :
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh
dưới hình thức khấu hao tương ứng với phần giá trị hao mòn của tài sản cố định.
- Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh vốn cố định mới hồn thành một vịng ln
chuyển.
Chú ý : Giá trị của tài sản cố định và vốn cố định có sự khác nhau:
- Lúc mới đưa vào hoạt động, vốn cố định có giá trị bằng giá trị nguyên thủy của tài sản cố định.
- Về sau, giá trị của vốn cố định thường thấp hơn giá trị nguyên thủy của Tài sản cố
địnhdo khoản khấu hao đã trích.