CHƯƠNG 7 QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
Tài sản lưu động là các tài sản ngắn hạn, thường xuyên luân chuyển, thay đổi hình thái trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giá trị của nó được kết chuyển tồn bộ vào giá trị sản phẩm trong một chu kỳ kinh doanh.
- Tài sản lưu động sản xuất bao gồm: nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, phụ
tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang...đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc chế biến.
- Tài sản lưu động lưu thông bao gồm: thành phẩm lưu kho, hàng gửi bán, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh tốn, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước...
Như vậy, “Vốn lưu động là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục.
1.1. Phân loại vốn lưu động
Phân loại tài sản lưu động giúp doanh nghiệp có biện pháp theo dõi và hoạch định nhu cầu các loại tài sản lưu động khác nhau, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Để phân loại tài sản lưu động, doanh nghiệp có thể dựa vào tiêu chí hình thái của tài sản lưu động hoặc nguồn hình thành vốn lưu động.
1.1.1. Dựa theo vai trò vốn lưu động trong quá trình tái sản xuất
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu đóng gói, cơng cụ, dụng cụ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm tự chế, chi phí trả trước...
- Vốn lưu động trong khâu lưu thơng: vốn thành phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu ...
1.1.2. Dựa theo hình thái biểu hiện
- Vốn vật tư hàng hóa là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như là: vốn nguyên, nhiên vật liệu; vốn sản phẩm dở dang; vốn hàng thành phẩm, hàng hóa tồn kho; vốn chi phí trả trước.
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: phân loại theo cách này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn.
1.1.3. Dựa theo nguồn hình thành
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động được hình thành bằng vốn của
doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quy định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn.
Có thể chia vốn lưu động thành hai loại dựa theo nguồn hình thành:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có
đầy đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối và định đoạt, bao gồm: nguồn
ngân sách; liên doanh, liên kết; nguồn vốn cổ phần, tự bổ sung... - Nợ phải trả: nguồn vốn đi vay, nguồn vốn trong thanh toán.
1.2.1. Kết cấu vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động tại một thời điểm nhất định.
Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động sẽ giúp ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu
động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển để xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động và tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong từng điều kiện cụ thể.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động
Có thể chia thành 3 nhóm nhân tố chủ yếu sau đây:
Nhân tố về mặt sản xuất: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp;
mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất...
Nhân tố về mặt cung tiêu được thể hiện trên hai mặt:
- Nhân tố về mặt mua sắm: khoảng cách giữa đơn vị cung cấp với doanh nghiệp xa hay gần, khoảng cách giữa các lần cung ứng nguyên vật liệu, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp, ... đều ảnh hưởng đến vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ.
- Nhân tố về mặt tiêu thụ: khối lượng tiêu thụ sản phẩm, khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng... ảnh hưởng đến vốn lưu động trong lưu thông.
- Nhân tố về mặt thanh toán: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỷ luật thanh toán...
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.3.1. Số vòng quay của vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh vốn lưu động luân chuyển được bao nhiêu lần trong kỳ hay một
đồng vốn lưu động thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Số vịng quay càng lớn
thì càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả.
Trong đó: L: Số vịng quay của vốn lưu động Dt: Doanh thu thuần trong kì
VLĐ: Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kì.
Hoặc:
1.3.2. Thời gian của một vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết thời gian bình quân của một vòng quay vốn lưu động trong kỳ. Thời gian của một vòng quay vốn lưu động càng nhỏ càng tốt, chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh, thời gian luân chuyển được rút ngắn.
VLĐ
1/2VLĐtháng 1 + VLĐ tháng 2 + …+VLĐđầu tháng 12 +1/2 VLĐcuối tháng 12 12
=
VLĐ
1/2VLĐđầu quí I + VLĐđầu quí II + VLĐđầu quí III + VLĐđầu quí IV + 1/2 VLĐcuối q IV 4
=
VLĐ
D
Trong đó: n: Thời gian của một vòng quay vốn lưu động L: Số vòng quay của vốn lưu động
1.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn lưu động. Nó cho biết mỗi đơn vị vốn lưu động sử dụng trong kì sẽ cho bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn càng cao.
Trong đó: HQVLĐ: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động LN: Lợi nhuận sau thuế.
1.3.4. Mức độ đảm nhận của vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn lưu động. Mức đảm nhiệm của vốn lưu động càng thấp càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả.