CHƯƠNG 8 NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP
2. CÁC NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN
2.3. Các nguồn tài trợ từ việc vay ngắn hạn
2.3.2. Tài trợ ngắn hạn có đảm bảo
Trong nhiều trường hợp, các khoản tài trợ khơng có đảm bảo có thể đem lại rủi ro cho người đi vay. Bởi vậy, phần lớn tín dụng mà các định chế tài chính cung ứng cho các doanh nghiệp thường là tín dụng có đảm bảo. Hình thức đảm bảo thơng dụng nhất mà các định chế tài chính thường yêu cầu là thế chấp (Collateral). Tài sản thế chấp thường bao gồm các khoản phải thu, giấy hẹn nợ (Promissory note), các loại hàng hóa, bất động sản, các loại chứng từ có giá khác, hoặc là sự bảo lãnh của thể nhân hay pháp nhân khác v.v…
Các hình thức tài trợ ngắn hạn có đảm bảo bao gồm:
a. Vay có thế chấp bằng khoản phải thu
Một doanh nghiệp có thể cung cấp sự đảm bảo đối với một khoản vay ngắn hạn bằng cách sử dụng các hóa đơn thu tiền bán hàng để thế chấp tại các định chế tài chính. Nếu các tổ chức tài chính chấp thuận tài trợ thì họ sẽ tiến hành đánh giá chất lượng của các hóa đơn và sau đó ấn định giá trị của khoản cho vay. Giá trị của khoản cho vay tùy thuộc vào mức độ rủi ro của khoản phải thu và thường dao động từ 20 đến 90% giá trị danh nghĩa của khoản phải thu.
Khi đã xác định được giá trị của khoản phải thu, doanh nghiệp sẽ gửi ngân hàng bản liệt kê danh sách các khoản phải thu, cam kết thời hạn trả và tổng giá trị sẽ vay. Doanh nghiệp cũng nhận được từ ngân hàng bảo đảm cam kết tài trợ và sau đó chuyển tất cả các khoản phải thu sang phần thanh toán và bù trừ cân đối công nợ khi chúng đáo hạn.
Thông thường, khi đã thiết lập được sự tin cậy ngân hàng có thể tiếp tục cho vay trên cơ sở nhận cầm cố những khoản phải thu mới.
b. Mua nợ (Factoring)
Doanh nghiệp có thể gia tăng nguồn ngân quỹ ngắn hạn bằng cách chiết khấu các khoản phải thu tại các định chế tài chính. Sau khi việc mua bán hoàn tất bên mua nợ sẽ có trách nhiệm thu hồi các khoản nợ khi chúng đáo hạn và chịu mọi rủi ro nếu gặp phải những món nợ khó địi. Mua nợ được áp dụng cho cả bán hàng nội địa và xuất khẩu.
Hình 8.7 minh họa thành phần tham gia và các hoạt động liên quan trong một giao
dịch mua nợ nội địa.
Hình 8.7. Các bên và các hoạt động liên quan trong một giao dịch mua nợ nội địa
Khách hàng
Doanh nghiệp Người mua nợ (ngân hàng cơng ty tài chính, cơng ty mua nợ)
Bán chứng từ bán hàng (1) cho người mua nợ
(2) Trả tiền theo thỏa thuận (3) (4) Trả tiền cho người mua nợ Bán cho khách hàng trả tiền người mua nợ
Hơn thế nữa, các doanh nghiệp cịn có thể thỏa thuận với bên mua nợ và bán chịu cho khách hàng mà không phải chịu nhiều rủi ro. Bởi công ty mua nợ sẽ kiểm tra vị thế tài chính của khách hàng trước khi chấp nhận sẽ mua chứng từ của một thương vụ bán chậm trả. Tuy nhiên chi phí của nguồn tín dụng này khá cao, bởi cơng ty mua nợ sẽ áp dụng mức chiết khấu cao để bù đắp các chi phí như chi phí kiểm tra tư cách tín dụng của khách hàng, rủi ro khơng thu hồi được nợ và lợi nhuận của họ.
c. Vay thế chấp bằng hàng hóa
Bên cạnh các loại chứng từ có giá, doanh nghiệp cũng thường sử dụng các loại hàng hóa, tài sản để thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn. Trị giá của những khoản vay này tùy thuộc vào mức độ rủi ro, khả năng chuyển đổi thành tiền mặt và tính ổn định về giá cả của các loại hàng hóa thế chấp.
Vay có thế chấp bằng hàng hóa bao gồm có các hình thức sau: - Vay ký thác bằng hàng hóa.
- Vay có thế chấp bằng ký hối phiếu hàng di chuyển được. - Vay có thế chấp bằng ký hối phiếu hàng cồng kềnh. - Để dương.
* Vay ký thác bằng hàng hóa
Vay ký thác là khoản vay do ngân hàng tài trợ trên cơ sở những hàng hóa đặc biệt thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đặc trưng của vay ký thác là nó chỉ được ngân hàng chấp nhận khi doanh nghiệp đi vay có những hàng hóa dễ nhận diện và có giá trị lớn trên thị trường.
Theo thỏa thuận vay ký thác, người vay phải nộp văn bản ủy thác chỉ rõ những hàng hóa thuộc sở hữu của họ được giao cho ngân hàng quản lý. Đổi lại, doanh nghiệp nhận được một hối phiếu để được rút tiền từ ngân hàng để trang trải cho toàn bộ chi phí của giao dịch
mua hàng. Sau đó, theo thoả thuận ngân hàng ký phát lệnh giải chấp để bán hàng và thanh
toán khoản nợ.
* Vay thế chấp bằng ký hối phiếu hàng di chuyển được
Đối với những hàng hóa dễ vận chuyển được dùng làm thế chấp, chúng có thể đem lại
nhiều rủi ro cho người cho vay, bởi người vay có thể mang bán chúng mà ngân hàng không biết. Do đó ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp phải gửi hàng vào một kho công cộng trước khi chấp thuận cho vay.
Theo hình thức cho vay này, người vay khơng được phép bán hàng hóa khi chưa có lệnh giải chấp bằng văn bản của ngân hàng. Ngân hàng chỉ đồng ý cấp văn bản giải chấp khi họ được đảm bảo rằng tiền bán hàng sẽ được bên đi vay sử dụng để hồn trả món nợ đã vay.
* Vay ký thác bằng chứng từ lưu kho hàng cồng kềnh
Loại thỏa thuận tín dụng này tương tự như thỏa thuận vay có thế chấp bằng ký hối phiếu hàng di chuyển được, chỉ khác là do hàng hóa thế chấp thuộc loại cồng kềnh (gỗ cây, sắt thép…) nên vật thế chấp là một hóa đơn lưu kho nội địa của công ty.
* Để dương
Theo thỏa thuận này, công ty đi vay lập một bảng danh mục tất cả các loại tài sản của họ, mà khơng có bất cứ sự chỉ dẫn rỏ ràng loại nào được dùng làm tài sản thế chấp cho món tiền vay. Trên cơ sở đó ngân hàng lựa chọn một số tài sản trong đó làm vật thế chấp và chỉ xét cho vay dựa trên những tài sản thuộc danh sách đã chọn trong khoảng thời gian đã định. Vật thế chấp theo hình thức cho vay này vẫn thuộc quyền quản lý của người vay tiền và ngân hàng chỉ giữ giấy phép sở hữu chúng.
Tuy nhiên ngân hàng nhận thấy rất khó giám sát loại giao dịch tín dụng này nên họ thường tránh không tài trợ với số lượng lớn. Một lý do nữa khiến các ngân hàng chỉ cho vay
một số lượng nhỏ đối với này là do chi phí và sự phiền phức liên quan đến việc phát mãi tài sản thế chấp khi công ty vay tiền không trả được nợ.
d. Bảo lãnh của bên thứ ba
Một cơng ty cũng có thể vay được những khoản tiền ngắn hạn nếu được một cổ đông chính hay một bên thứ ba khác có tư cách tín dụng tốt đảm bảo với ngân hàng là đồng ý làm người bảo đảm cho món nợ. Những người bảo lãnh này sẽ viết một cam kết gửi ngân hàng,
khẳng định trách nhiệm trả món nợ thay cho người vay trong trường hợp người này bị mất
khả năng chi trả.
Sự bảo lãnh có thể là riêng biệt hay bảo lãnh nối tiếp. Nếu là bảo lãnh riêng biệt thì nó chỉ đảm bảo cho một món nợ duy nhất, còn nếu là bảo lãnh nối tiếp thì nó bao trùm lên hàng loạt giao dịch vay mượn. Ngồi ra, bảo lãnh cịn có thể là bảo lãnh toàn phần đối với khoản tiền vay.