CHƯƠNG 6 QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH
3. QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH
tiền trích khấu hao trong kỳ. Nói chung điều này tuỳ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn đầu tư ban
đầu để hình thành khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp.
+ Đối với các khấu hao tài sản cố định được mua sắm từ nguồn vốn chủ sở hữu, các
doanh nghiệp được chủ động sử dụng toàn bộ số tiền khấu hao luỹ kế thu được để tái đầu tư thay thế đổi mới khấu hao tài sản cố định của mình.
+ Đối với các khấu hao tài sản cố định được mua sắm từ nguồn vốn đi vay, về nguyên tắc doanh nghiệp phải sử dụng số tiền trích khấu hao thu được để trả vốn và lãi vay. Tuy
nhiên trong khi chưa đến kỳ hạn trả nợ, doanh nghiệp cũng có thể tạm thời sử dụng vào các mục đích kinh doanh khác để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của doanh nghiệp.
2.3.2. Quản lý sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định
Thông thường các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ quỹ khấu hao của tài sản cố định để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định. Tuy nhiên, khi chưa có nhu cầu tái tạo lại tài sản cố định, doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao lũy kế phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
Trong các tổng cơng ty Nhà nước, việc huy động số khấu hao lũy kế của tài sản cố
định của các đơn vị thành viên phải tuân theo đúng các quy định về chế độ quản lý tài chính
hiện hành của Nhà nước.
Quản lý quá trình mua sắm, sửa chữa, nhượng bán và thanh lý tài sản cố định được
thực hiện thông qua nghiên cứu dự án đầu tư của doanh nghiệp.
3. QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP
3.1. Nội dung quản trị vốn cố định
Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó khơng chỉ ở chỗ vốn cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sử dụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn chậm và dễ gặp rủi ro.
Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: khai thác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp.
3.1.1. Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp
Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định các doanh nghiệp có thể dựa vào
các căn cứ sau đây:
- Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao để đầu tư mua sắm tài sản cố định hiện tại và các năm tiếp theo.
- Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác.
- Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn.
- Các dự án đầu tài sản cố định tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.1.2. Quản lý sử dụng vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các tài sản cố định hữu hình và vơ hình) và các hoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ) của doanh nghiệp.
Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật khơng phải chỉ là giữ ngun hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định mà quan trọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong q trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát tài sản cố định, thực hiện đúng quy chế sử dụng,
bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của tài sản cố định, không để tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn quy định.
Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp cần đánh giá đúng các ngun
nhân dẫn đến tình trạng khơng bảo tồn được vốn để có biện pháp xử lý thích hợp. Có thể nêu ra một số biện pháp chủ yếu sau đây:
- Phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mơ vốn phải bảo tồn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của tài sản cố định để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, khơng để mất vốn cố định.
Thơng thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu:
+ Đánh giá tài sản cố định theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá). + Đánh giá tài sản cố định theo giá trị khôi phục.
+ Đánh giá tài sản cố định theo giá trị còn lại.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp. - Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất. - Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng tài sản cố định.
- Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phịng tài chính, trích trước chi phí dự phịng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước, ngoài biện pháp trên cần thực hiện tốt qui chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định đối với các doanh nghiệp. Đây là một biện pháp cần thiết để tạo căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền sở hữu và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.
3.1.3. Phân cấp quản lý vốn cố định
Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền:
- Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục đích sử dụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có hồn trả.
- Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê khi hết hạn. Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chế độ quy định.
- Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả
VCĐ D H t SVCĐ = TSCĐ D H t STSCĐ =
hơn. Được quyền thanh lý những tài sản cố định đã lạc hậu mà không thể nhượng bán được
hoặc đã hư hỏng khơng có khả năng phục hồi.
Riêng đối với các tài sản cố định quan trọng muốn thanh lý phải được phép của cơ
quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất
để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật hiện hành.
3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định, giúp doanh nghiệp đánh giá thực trạng quản trị vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định gồm có hiệu suất sử dụng vốn cố định, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định và hàm lượng vốn cố định.
3.2.1. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định được đầu tư, tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao.
Trong đó: HSVCĐ : Hiệu suất sử dụng vốn cố định Dt : Doanh thu thuần trong kì
VCĐ : Vốn cố định sử dụng bình quân trong kì 2 CK ĐK VCĐ VCĐ VCĐ= + VCĐĐK(CK) = NGĐK(CK) - KHĐK(CK)
Trong đó: NGĐK(CK): Nguyên giá tài sản cố định đầu kì (cuối kì). KHĐK(CK): Khấu hao.
3.2.2. Hàm lượng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh để có được một đồng doanh thu cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao.
Trong đó: HLVCĐ: Hàm lượng vốn cố định.
3.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này phản ánh để có được một đồng doanh thu cần đầu tư bao nhiêu đồng
nguyên giá tài sản cố định. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao.
Trong đó: HSTSCĐ : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Dt : Doanh thu thuần trong kì
t VCĐ
D VCĐ
TSCĐ : Tài sản cố định sử dụng bình quân trong kì 2 CK ĐK NG NG TSCĐ= +
NGĐK(CK): Nguyên giá tài sản cố định đầu kì (cuối kì).
3.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế). Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao.
Trong đó: HQVCĐ : Hiệu quả sử dụng vốn cố định
L : Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế).
Lợi nhuận này chỉ tính phần được tạo ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (khơng tính phần lợi nhuận được tạo ra bởi hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác).
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP
VCĐ L
1. Khái niệm về tài sản cố định và vốn cố định 2. Tác dụng của các cách phân loại tài sản cố định. 3. Các phương pháp tính khấu hao của doanh nghiệp? 4. Nội dung công tác quản lý vốn cố định của doanh nghiệp.
5. Nội dung lập kế hoạch khấu hao và quản lý sử dụng quỹ khấu hao trong doanh nghiệp. 6. Để chuẩn bị mở rộng quy mô kinh doanh, một cơng ty sản xuất bao bì đã mua thêm một tài sản cố định tri giá 1 tỷ đồng. Tài sản này có thời gian sử dụng theo khung của Nhà nước là 5- 10 năm. Công ty dự kiến, nếu sử dụng tài sản ở mức tối đa trong khung thời gian của Nhà nước thì sau khi hết thời gian sử dụng, tài sản khơng cịn giá trị tàn dư. Nếu công ty dự kiến khấu hao tài sản này trong khoảng thời gian 5 năm thì giá trị thanh lý của tài sản này ở cuối năm thứ 5 sẽ là 100 triệu đồng và chi phí thanh lý là 20 triệu đồng.
Yêu cầu:
a. Xác định mức khấu hao hằng năm của tài sản cố định này khi công ty dự kiến thời gian sử dụng ở mức tối đa trong khung thời gian quy định của Nhà nước.
b. Xác định mức khấu hao hằng năm của tài sản cố định này khi công ty dự kiến thời gian sử dụng là 5 năm (theo phương pháp khấu hao cố định).
c. Khi thay đổi thời gian sử dụng của tài sản cố định như trên sẽ ảnh hưởng như thế
nào đến mức lợi nhuận kinh doanh của công ty hằng năm.
7. Một công ty TNHH kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, đã mua một tài sản cố định có nguyên giá là 800 triệu đồng. Công ty này dự kiến sẽ khấu hao hết trong 5 năm. Cơng ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao cố định hoặc khấu hao giảm dần.
Yêu cầu:
a. Xác định mức khấu hao hằng năm theo phương pháp khấu hao cố định. b. Xác định mức khấu hao hằng năm theo phương pháp khấu hao giảm dần.
c. Hãy nhận xét về sự khác biệt mức khấu hao hằng năm khi sử dụng hai phương pháp trên.
8. Một doanh nghiệp Nhà nước mới mua sắm thêm một tài sản cố định phục vụ sản xuất. Tài sản này được mua với giá trị 1,2 tỷ đồng, theo khung quy định của Nhà nước, tài sản này có thời gian sử dụng là 4-8 năm.
Yêu cầu: Hãy xác định mức khấu hao hằng năm theo phương pháp khấu hao giảm dần
khi công ty quyết định áp dụng:
a. Thời gian sử dụng tài sản cố định này là 4 năm. b. Thời gian sử dụng tài sản cố định này là 8 năm.
c. Khi áp dụng thời gian khấu hao khác nhau như trên thì mức khấu hao của năm thứ nhất tăng (giảm) bao nhiêu?
9. Một công ty đầu tư xây dựng một hệ thống sản xuất, dự kiến sẽ hoạt động trong 5 năm. Chi phí đầu tư, giá trị thanh lý và phương pháp khấu hao các tài sản như sau:
Tài sản Chi phí đầu tư Giá trị thanh lý Phương pháp khấu hao Nhà xưởng 1000 triệu đồng 500 triệu đồng Khấu hao đường thẳng Văn phòng 500 triệu đồng 50 triệu đồng Khấu hao nhanh hệ số 2 Máy móc 1800 triệu đồng 0 triệu đồng Khấu hao nhanh hệ số 2.5
Yêu cầu: Lập kế hoạch khấu hao cho mỗi tài sản của doanh nghiệp.