Dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing điện tử cho sản phẩm Omichannel của Công ty cổ phần công nghệ Sapo (Trang 41 - 44)

Thương mại điện tử trên thế giới đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Ở Việt Nam hiện có 59,2 triệu người sử dụng internet, chiếm hơn 1/2 dân số cả nước, con số này được dự báo sẽ tăng lên 68 triệu vào năm 2021. Cũng trong năm 2019, lượng người sử dụng mạng tại Việt Nam là 59,2 triệu/tổng dân số cả nước, dự đoán trong năm 2021 con số này sẽ tăng trưởng lên thành 68 triệu người/tổng dân số. Lượng người sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm cũng tăng khá rõ rệt, dự đoán cho đến năm 2021 sẽ tăng thêm 5 triệu người sử dụng, tăng từ 35 triệu lên 40 triệu người. Với số liệu khá khả quan như vậy, đó cũng là một trong những điều kiện rất tốt để các nhà đầu tư bán lẻ, kinh

doanh nhỏ chuyển hướng đầu tư vào mảng kinh doanh, mở shop trên các sàn Thương mại Điện tử

Trải nghiệm khách hàng là cốt lõi. Nhận thấy tầm quan trọng của Mobile marketing, nhiều doanh nghiệp đã chú trong việc tăng trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động, thiết kế các trang web thân thiện di động. Phần lớn khách hàng thích trải nghiệm sản phẩm, và xu hướng chính là áp dụng các cơng nghệ, kỹ thuật mới hơn để việc tối ưu được tốt hơn.

Video là phương thức tiếp thị nội dung ( content marketing) cực kỳ quan trọng. Việt Nam đứng trong top 5 các nước xem video trên Youtube nhiều nhất trên thế giới, đứng trên cả các nước có nền cơng nghiệp kỹ thuật số phát triển như Nhật, Hàn, Đài Loan…Các công ty tại Việt Nam đã tăng ngân sách quảng cáo video của họ, và chi phí quảng cáo video trên Youtube cũng tang. Điều này phản ánh rõ nét sở thích, thói quen tiêu thụ phương tiện truyền thơng của Việt Nam, tạo cho khách hàng trải nghiệm đáng nhớ và trên hết tạo ấn tượng về thương hiệu, sử dụng sản phẩm của thương hiệu. Xu hướng marketing video ngày càng đi lên và có thể phương thức tiếp thị nội dung video trực tiếp (live video) sẽ ngày càng xuất hiện nhiều. Sử dụng video livestream để tăng sự thu hút, tăng tương tác… điều này nếu thực thi tốt có tác động tích cực khơng hề nhỏ đến hiệu quả marketing đã đề ra. Yếu tố trực tiếp được thêm vào video khiến cho video hấp dẫn hơn vì người xem cảm thấy họ là một phần trong đó và có thể tương tác, tác động đến nội dung thay vì chỉ ngồi xem một cách thụ động.

Tìm kiếm bằng giọng nói đang ngày càng phát triển và khơng có dấu hiệu dừng lại. Đây yếu tố mà doanh nghiệp cần tiếp tục chú trọng để sáng tạo nội dung và tiếp thị trực tuyến. Theo dự đốn, tìm kiếm bằng giọng nói sẽ chiếm 47% trong số những lượt tìm kiếm vào năm 2020. Người tiêu dùng cũng hy vọng sẽ sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói nhiều hơn trong tương lai. Nhiều khách hàng có ý định sử dụng các thiết bị di động, loa thơng minh nhiều hơn khi được tích hợp tính năng tìm kiếm bằng giọng nói. Bên cạnh những thách thức mới thì tìm kiếm bằng giọng nói cũng đem đến những cơ hội thú vị.

Ta có thể thấy đại dịch Covid vừa mang đến thử thách cho thị trường thương mại điện tử, nhưng ở mặt tích cực lại là chất xúc tác làm thay đổi mạnh mẽ hành vi

người tiêu dùng. Ngay trong đỉnh dịch thì người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ được sự lạc quan và nhanh chóng chuyển mạnh sang kênh mua sắm trực tuyến.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing điện tử cho sản phẩm Omichannel của Công ty cổ phần công nghệ Sapo (Trang 41 - 44)