phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả
Phá sản không phải là hiện tượng hồn tồn có ý nghĩa tiêu cực. Xét trên phạm vi tồn cục của nền kinh tế thì việc phá sản và giải quyết phá sản là có ý nghĩa tích cực. Điều này được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, phá sản và pháp luật phá sản là công cụ răn đe các nhà kinh
doanh, buộc họ phải năng động, sáng tạo nhưng cũng phải thận trọng trong khi hành nghề. Một thái độ hành nghề, trong đó có sự kết hợp giữa tính năng động, sáng tạo và tính cẩn trọng là hết sức cần thiết vì nó giúp các nhà kinh doanh đưa ra được những quyết định hợp lý – tiền đề cho sự làm ăn có hiệu quả của từng doanh nghiệp. Sự làm ăn có hiệu quả của các doanh nghiệp riêng lẻ đương nhiên sẽ kéo theo sự làm ăn có hiệu quả của cả nền kinh tế nói chung.
Thứ hai, pháp luật phá sản không chỉ là công cụ răn đe, buộc các doanh nghiệp phải ln tự hồn thiện mình để tồn tại và phát triển mà cịn là cơ sở pháp lý để xóa bỏ các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư. Thông qua thủ tục phá sản, những doanh nghiệp thua lỗ triền miên, nợ nần chồng chất như những “con bệnh” trong nền kinh tế đều phải được xử lý, đưa ra khỏi thương trường. Như vậy, thủ tục phá sản đã góp phần tạo ra mơi trường pháp lý an toàn, lành mạnh – một yếu tố không thể thiếu được cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Chương 2