yếu tố nước ngồi lâm vào tình trạng phá sản
Như đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân làm suy giảm hiệu lực của pháp luật phá sản và những quy định về cơ chế quản lý, xử lý tài sản phá sản trong thời gian qua là do những yếu kém trong việc thực hiện chế độ tài chính kế tốn trong các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp không tuân theo những quy định về tài chính - kế tốn hiện hành, sổ sách kế tốn cịn sơ sài, thậm chí có những doanh nghiệp khơng có sổ sách kế tốn, dẫn đến cơng nợ khơng rõ ràng, gian dối về chứng từ kế tốn. Điều đó làm cho việc giải quyết phá sản gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cần tăng cường những quy định về xử lý nghiêm khắc những vi phạm về kế tốn thống kê. Trường hợp doanh nghiệp khơng nộp báo cáo hoặc báo cáo gian dối phải bị xử phạt năng bằng tiền hoặc trường hợp nghiêm trọng có thể bị rút đăng ký kinh doanh. Tăng cường công tác kiểm tra việc tuân thủ chế độ kế tốn - tài chính
doanh nghiệp, bắt buộc doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính định kỳ. Có như vậy mới có thể chấn chỉnh được tình trạng vi phạm nghiêm trọng về kế tốn tài chính như hiện nay.
Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả, nhất là vấn đề tài chính kế tốn để có thể kịp thời phát hiện các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp đề ra các biện pháp khắc phục khó khăn đó. Tiến tới tất cả các doanh nghiệp phải tiến hành kiểm toán vào cuối năm tài chính.