2.1.1. Quy định về việc mở thủ tục phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại Luật Phá Sản số 51/2014/QH13 ngày 19/06/2014 có hiệu lực từ 01/01/2015, thủ tục áp dụng phá sản có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc: Người tham gia thủ tục phá sản là người nước ngoài phải thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản của Việt Nam. Nói cách khác, dấu hiệu “người tham gia thủ tục phá sản là
người nước ngoài” là căn cứ để xác định một vụ phá sản có yếu tố nước ngồi hay không? và xác định Luật áp dụng trong trường hợp này là Pháp luật về phá sản của Việt Nam.
Trong q trình giải quyết vụ việc phá sản có yếu tố nước ngồi, Tịa án nhân dân thực hiện ủy thác tư pháp theo hiệp định tương trợ tư pháp mà Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Thủ tục ủy thác tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, pháp luật về tương trợ tư pháp.
Tuy nhiên, thủ tục ủy thác tư pháp theo quy định tại Luật tương trợ Tư pháp năm 2007 còn quy định một cách chung chung, chưa được hướng dẫn thực hiện thống nhất. Hiện nay, các quy định về việc thực hiện ủy thác tư pháp chưa mang tính hệ thống, chưa được sự phối hợp của các cơ quan
liên quan. Các văn bản luật này chỉ dừng lại là những điều luật khung và chỉ đưa ra các nguyên tắc về ủy thác tư pháp. Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc quan trọng của ủy thác tư pháp là nếu Việt Nam và quốc gia tiếp nhận ủy thác tư pháp đã ký hiệp định tương trợ tư pháp thì việc ủy thác tư pháp phải thực hiện theo điều ước đã ký. Nhưng hiện nay, ngành tòa án không cập nhật được danh sách các quốc gia mà Việt nam đã ký hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự. Đồng thời, tịa cũng khơng biết về nội dung của những hiệp định tương trợ đó.
Mặc dù việc ủy thác tư pháp đã được thỏa thuận nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Thứ nhất, với việc ủy thác tư pháp để thu thập tài liệu chứng cứ, đối
với những cá nhân, tổ chức nước ngồi thì hồ sơ ủy thác tư pháp gửi cho tịa án có thẩm quyền của nước tiếp nhận ủy thác thông qua Bộ Tư Pháp Việt Nam. Còn những cá nhân, tổ chức Việt Nam thì hồ sơ ủy thác tư pháp gửi cho Đại sứ quán Việt Nam ở nước tiếp nhận ủy thác thông qua Bộ Tư Pháp Việt Nam. Theo Luật Tương Trợ Tư Pháp, hồ sơ ủy thác gửi cho đương sự ở nước ngoài hai lần. Đến lần hai mà vẫn khơng có kết quả (tổng cộng hết năm tháng) thì tịa sẽ xử.
Thứ hai, thủ tục ủy thác tư pháp tống đạt bản án hay quyết định thì sau
khi gửi đi, nếu tịa khơng nhận được kết quả và khơng có kháng cáo hay kháng nghị gì thì bản án hay quyết định sơ thẩm đó sẽ có hiệu lực pháp luật sau ba tháng kể từ ngày gửi đi.
Trên thực tế, hầu hết các trường hợp phải ủy thác tịa đều khơng nhận được kết quả. Tịa khơng nhận được trả lời của đương sự liên quan, không nhận được hồi âm của Bộ Tư Pháp, của đại sứ quán Việt Nam và của Tòa án có thẩm quyền của nước ngồi. Do vậy, theo thỏa thuận, tịa đã đem ra xử. Mặc dù trước đây, Tịa án Nhân dân tối cao Việt Nam đồng tình với cách xử
lý như trên nhưng kể từ thời điểm tháng 9 năm 2009, Tòa cấp Phúc thẩm lại không chấp thuận dẫn đến hàng loạt án liên quan đều bị hủy vì vi phạm tố tụng thực hiện việc ủy thác tư pháp không hợp lệ.
Theo quy trình ủy thác, đầu tiên, tịa án Việt Nam phải chuyển hồ sơ qua Bộ Tư Pháp. Bộ này chuyển đến Bộ Ngoại Giao, Bộ Ngoại Giao chuyển đến đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại. Từ đây hồ sơ vụ án mới được chuyển đến các cơ quan tư pháp nước bạn để nhờ thu thập, xác minh chứng cứ. Nếu quá trình xác minh thuận lợi, hồ sơ sẽ lần lượt ngược hành trình trên quay về tòa án Việt Nam.
Ủy thác thành cơng là vậy, cịn nếu thất bại hoặc bị ách lại ở một cơ quan nào đó thì tịa chỉ có cách duy nhất ngồi cơ.Và chưa kể đến việc các cơ quan ở nước bạn khơng nhiệt tình, khơng hào hứng giúp đỡ thì coi như án chơn chân tại chỗ.
Như vậy là trong q trình thực hiện thủ tục tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc,Tòa án Nhân dân tối cao cần phối hợp với các cơ quan liên quan như Bộ Tư Pháp, Bộ Ngoại giao…để ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn việc thực hiện ủy thác tư pháp giải quyết các vụ việc theo từng giai đoạn, từ giai đoạn thụ lý, thu thập tài liệu, chứng cứ, tổ chức hòa giải cho đến khi đưa vụ việc ra giải quyết. Và cả việc thực hiện thủ tục tống đạt bản án, quyết định cho các đương sự ở nước ngoài nhằm xác định thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trong trường hợp các đương sự khơng có kháng cáo, viện Kiểm sát không kháng nghị mà việc ủy thác tư pháp tống đạt bản án, quyết định cho đương sự ở nước ngồi khơng nhận được hồi âm…
Việc công nhận và cho thi hành quyết định giải quyết phá sản của
Tịa án nước ngồi được thực hiện theo quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp mà Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định khác
Điều 14 Luật Tương trợ tư pháp quy định sau khi nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp phải vào sổ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngồi là thành viên hoặc thơng qua kênh ngoại giao. Nhưng hiện nay, số nước mà Việt nam có ký hiệp định Tương trợ tư pháp chỉ là 14 nước. Trong khi một số nước có cơng dân Việt nam sinh sống đơng thì chưa ký Hiệp định Tương Trợ Tư Pháp với Việt Nam như Mỹ, Úc, Canada, Đài Loan.
Khái niệm về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngồi đã hình thành từ lâu trong tư pháp quốc tế, có thể hiểu đó là một thủ tục tố tụng đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền của nước có bên phải thi hành án tiến hành nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi, quyết định của Trọng tài nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của nước mình. Sau khi bản án, quyết định của nước ngồi đó đã được xem xét và cơng nhận tính hiệu lực, nó sẽ được đảm bảo cưỡng chế thi hành trên lãnh thổ của nước đã công nhận. Thủ tục đặc biệt này nhằm đảm bảo giải quyết các xung đột về quyền tài phán và đảm bảo tôn trọng quyền tài phán của mỗi quốc gia.
Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi và Quyết định của Trọng tài nước ngồi có một ý nghĩa quan trọng, đảm bảo khả năng thi hành các bản án, quyết định đã được cơ quan tài phán nước ngồi tun. Từ đó, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án cũng như tránh tình trạng về cùng một vụ việc nhưng lại bị xét xử 2 lần. Cùng với xu thế hội nhập, giao lưu kinh tế văn hóa xã hội giữa các quốc gia, số lượng các bản án, quyết định được tuyên ở một nước nhưng cần được thi hành ở một nước khác ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia, số lượng các bản án, quyết định được tuyên ở một nước nhưng cần
được thi hành ở một nước khác ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu hợp tác giữa các nước để thỏa thuận công nhận và cho thi hành của nhau các bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi, quyết định của trọng tài nước ngoài.
Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết với 14 nước Hiệp định song phương về tương trợ tư pháp, bao gồm: Liên bang Nga, Séc, Xlôvakia, Ba Lan, Hungari, Bungari, CuBa, CHDCND Lào, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Ucraina, Belarut, Pháp, Mông Cổ. Tất cả các Hiệp định song phương này đều có quy định về cơng nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngồi. Chế định cơng nhận và thi hành bản án, quyết định của nước ngoài trong các Hiệp định tương trợ tư pháp thường bao gồm các nội dung: phạm vi công nhận và thi hành; về điều kiện công nhận và thi hành; về nội dung đơn yêu cầu công nhận và thi hành; thủ tục công nhận và thi hành; việc chuyển tiền và tài sản để đảm bảo thi hành quyết định.
2.1.1.1. Phạm vi công nhận và thi hành
Các bản án, quyết định của nước ngồi được cơng nhận và cho thi hành bao gồm: bản án, quyết định dân sự; phần dân sự trong bản án hình sự; các quyết định của Trọng tài thương mại. Đặc biệt trong một số các Hiệp định tương trợ tư pháp ký với các nước còn phân biệt các bản án, quyết định dân sự có tính chất tài sản và bản án, quyết định khơng mang tính chất tài sản trong việc công nhận và cho thi hành.
Điều 51 Hiệp định với Nga quy định đối với các bản án, quyết định dân sự khơng mang tính tài sản của Bên ký kết này được công nhận trên lãnh thổ của Bên ký kết kia mà không phải qua một thủ tục đặc biệt nào. Như vậy, ở đây có thể hiểu việc Tồ án xem xét công nhận và cho thi hành chủ yếu đặt ra đối với các bản án, quyết định có tính chất tài sản và trong tương lai sẽ phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành nếu người phải thi hành án không
2.1.1.2. Điều kiện công nhận và thi hành
Các Hiệp định đều quy định rất cụ thể các điều kiện đặt ra đối với một bản án, quyết định để có thể được cơng nhận và cho thi hành. Tựu chung lại có 3 điều kiện chính: Thứ nhất, bản án, quyết định phải có hiệu lực pháp luật trên lãnh thổ nước tuyên bản án, quyết định đó. Thứ hai, bản án, quyết định được cơ quan có thẩm quyền tuyên. Thứ ba, các thủ tục tố tụng (liên quan đến luật hình thức) phải được đảm bảo.
2.1.1.3. Đơn yêu cầu
Việc công nhận và cho thi hành chỉ đặt ra khi có yêu cầu. Các nước sẽ chỉ đặt ra việc xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngồi tại nước mình nếu có u cầu của đương sự có liên quan hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước đã ra bản án, quyết định đó.
Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp, đơn yêu cầu có thể gửi qua hai kênh:
- Qua kênh ngoại giao hoặc qua cơ quan tư pháp có thẩm quyền: theo đó, các cơ quan tư pháp đã tuyên bản án, quyết định có thể trực tiếp hoặc thơng qua cơ quan trung ương chuyển đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành cho cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia. (Hiệp định tương trợ tư pháp với Hungary, Bungary...).
- Các đương sự trực tiếp gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành.
2.1.1.4. Thủ tục xem xét đơn công nhận và thi hành
Tất cả các Hiệp định đều quy định Toà án là cơ quan xem xét và ra quyết định công nhận và thi hành bản án, quyết định của nước ngoài. Ở đây, Tồ án khơng xem xét lại nội dung bản án, quyết định. Thẩm quyền tài phán của Toà án, trọng tài đã tuyên bản án, quyết định được tôn trọng và bảo đảm. Thủ tục cơng nhận chỉ nhằm xem xét tính khánh quan của q trình ra bản án, quyết định đó.
2.1.1.5. Các vấn đề về thi hành bản án, quyết định
tục, điều kiện công nhận và thi hành bản án, quyết định của các Bên ký kết. Tuy vậy, một phần quan trọng không kém là khi đã được công nhận và cho thi hành thì cơ chế để thi hành như thế nào? Hầu hết các Hiệp định chỉ quy định việc chuyển tiền và tài sản thi hành bản án, quyết định ra nước ngoài. Các nội dung liên quan đến việc cưỡng chế thi hành bản án, quyết định được hiểu là do pháp luật của nước thi hành bản án, quyết định đó quy định.
Cơng ước về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngồi ngày 10/6/1958 (Cơng ước NewYork năm 1958): Việc công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài nước ngoài hiện nay được hầu hết các nước áp dụng theo Công ước NewYork năm 1958. Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà nước ta ký thời gian gần đây (Hiệp định với Nga, Trung Quốc, Pháp) cũng quy định đối với việc công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài thực hiện theo các quy định của Công ước này. Nội dung Công ước New York quy định các nước thành viên phải công nhận các phán quyết Trọng tài được đưa ra ngoài lãnh thổ của họ và các phán quyết không được coi là phán quyết trong nước của các nước thành viên. Các phán quyết Trọng tài nước ngoài sẽ được thi hành như những quyết định của Toà án địa phương và hệ thống các cơ quan tư pháp của Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành phán quyết. Khi tham gia Công ước, Nhà nước ta đã tuyên bố 3 điểm bảo lưu:
1/ Chỉ áp dụng Công ước đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Công ước; đối với quyết định của Trọng tài nước ngoài tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước, Công ước được áp dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại.
2/ Chỉ áp dụng Cơng ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại.
3/ Mọi sự giải thích Cơng ước trước Tồ án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài hiện đã được điều chỉnh trong Bộ Luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004. Bộ luật đã luật hoá hai Pháp lệnh trước đây điều chỉnh về vấn đề này là Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17/4/1993 và Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 14/9/1995. Phần thứ sáu của Bộ luật tố tụng dân sự “Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài” với 31 điều (từ Điều 342 đến
Điều 373) quy định một cách chi tiết không chỉ về thủ tục, trình tự xét cơng nhận và cho thi hành mà cả các quy định mang tính nguyên tắc cơ bản của việc công nhận và cho thi hành.
Về nguyên tắc công nhận và cho thi hành. Theo quy định tại Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì Tồ án Việt Nam xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài theo 2 nguyên tắc cơ bản:
- Thứ nhất, dựa trên cơ sở điều ước quốc tế:
a) Bản án, quyết định dân sự của Toà án của nước mà Việt