Hướng dẫn về xử lý tài sản được cầm cố, thế chấp của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về phá sản Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài Kinh nghiệm nước ngoài và những gợi ý đối với Việt Nam (Trang 86 - 91)

nghiệp có yếu tố nước ngồi

Xử lý tài sản thế chấp vốn dĩ là cơng việc có tính phức tạp bởi nó có thể liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể cần phải được bảo vệ tại thời điểm mà bên có nghĩa vụ đã vi phạm nghĩa vụ. Đặc biệt khi nhu cầu xử lý tài sản thế chấp lại có sự xung đột với nhu cầu cần tổ chức lại hoạt động của bên có nghĩa vụ phải trả nợ là một chủ thể có nguy cơ phá sản hoặc có sự xung đột về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận thế chấp với các chủ thể khác cùng có quyền lợi đối với bên thế chấp khi giải quyết thủ tục phá sản nói chung và phá sản có yếu tố nước ngồi nói riêng (sau đây gọi chung là phá sản).

dụng đồng thời nếu bên vay có thế chấp lâm vào tình trạng khơng có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, mục tiêu của hai chế định pháp luật này lại không tương đồng ở những điểm sau đây:

Mỗi chế định đều có những địi hỏi, u cầu khác nhau đối với khoản nợ: Luật Phá sản đặt ra để giải quyết những khoản nợ không thể trả khi đến hạn, còn pháp luật về xử lý tài sản thế chấp khẳng định rằng, khoản nợ sẽ được trả dựa trên những tài sản thế chấp ngay cả khi hoạt động kinh doanh của con nợ không thể tiếp tục;

Mỗi chế định đều nỗ lực bảo vệ các quyền khác nhau: Luật Phá sản giải quyết nợ trên cơ sở xử lý đồng thời lợi ích của tất cả các chủ nợ với quyền bình đẳng như nhau; trong khi đó quy định về thế chấp tài sản lại theo hướng giải quyết khoản nợ của từng cá nhân được bảo đảm trên từng tài sản thế chấp cụ thể; Mỗi chế định đều có căn cứ để giải quyết khác nhau đối với khoản nợ: Pháp luật phá sản dựa trên giá trị tối đa của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp để bảo đảm lợi ích của tất cả các chủ nợ còn pháp luật xử lý tài sản thế chấp lại dựa trên giá trị của từng tài sản thế chấp để đảm bảo lợi ích của từng chủ nợ cụ thể.

Với những đặc điểm và mục tiêu khác nhau cơ bản trên, thì sự mâu thuẫn giữa pháp luật phá sản và quy định về xử lý tài sản thế chấp là khơng tránh khỏi. Tuy nhiên, giữa chúng lại có mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng đến nhau. Điều này được thể hiện dưới các khía cạnh:

Thứ nhất, việc xử lý tài sản thế chấp hiệu quả là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công khi giải quyết các thủ tục về phá sản. Kết luận này được xây dựng dựa trên hai lý do cơ bản sau:

(i) Các thông tin rõ ràng về việc thế chấp là cơ sở để giải quyết nhanh chóng việc phá sản. Khi giải quyết việc phá sản, tổ quản lý, thanh lý tài sản sẽ phải lập danh sách các chủ nợ có bảo đảm và không bảo đảm. Đối với các

khoản vay có thế chấp đã được đăng ký hay thơng báo công khai là những thông tin chắc chắn và đáng tin cậy để tổ quản lý, thanh lý tài sản xác định những chủ nợ được ưu tiên thanh toán từ những tài sản thế chấp cũng như xác định phạm vi những chủ nợ không bảo đảm. Không những thế, hệ thống đăng ký thế chấp là căn cứ để tổ quản lý tài sản giải quyết khi có nhiều chủ nợ cùng có quyền trên một tài sản thế chấp. Thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm là nguồn thông tin chắc chắn đáng tin cậy để xác định thứ tự ưu tiên giữa các chủ thể cùng nhận thế chấp trên một tài sản. Từ đó, tổ quản lý tài sản cũng đánh giá được vị trí và ảnh hưởng của chủ nợ có bảo đảm được quyền ưu tiên thanh toán trước trong trường hợp tái cấu trúc hay tổ chức lại doanh nghiệp;

(ii) Hiệu quả của xử lý tài sản thế chấp sẽ tạo áp lực để giải quyết phá sản nhanh chóng. Một hệ thống thực thi thế chấp hiệu quả sẽ ảnh hưởng quan trọng đến hệ thống luật phá sản, bởi nó sẽ thuyết phục con nợ trong việc chấm dứt các hành vi làm vơ hiệu hố tài sản thế chấp và tự nguyện tái cấu trúc lại doanh nghiệp một cách nhanh chóng.

Thứ hai, việc xử lý tài sản thế chấp không hiệu quả cũng sẽ khiến cho việc giải quyết phá sản khó khăn. Việc xử lý tài sản thế chấp có thể q lâu, q tốn kém và khơng đảm bảo hiệu quả thương mại. Phần lớn việc xử lý tài sản thế chấp được tiến hành thông qua Toà án. Các thủ tục tư pháp tại Toà án cùng với sự phản đối của con nợ khiến cho việc xử lý kéo dài hoặc bị trì hỗn. Ngay cả khi có lệnh của Tồ án được quyền thu giữ tài sản thế chấp, nhưng bên nhận thế chấp không được quyền tự bán để thu hồi nợ mà phải bán thông qua một cơ quan của nhà nước. Hệ thống pháp luật về xử lý tài sản thế chấp khơng hiệu quả có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý như: Con nợ sẽ lợi dụng những quy định không hiệu quả của pháp luật để trì hỗn và cản trở q trình xử lý tài sản thế chấp; con nợ sẽ khơng được khuyến khích hay cảm thấy bị bắt buộc để tiến hành các bước tái cấu trúc lại hoạt động của doanh nghiệp;

do việc xử lý tài sản thế chấp không hiệu quả, nên bên nhận thế chấp đành trông chờ vào thủ tục phá sản là cơ sở cuối cùng để bảo vệ quyền lợi của mình. Như vậy, giữa thủ tục xử lý tài sản thế chấp và thủ tục giải quyết phá sản có quan hệ tác động ảnh hưởng lẫn nhau ở cả hai phương diện tích cực cũng như tiêu cực.

Lợi ích của bên nhận thế chấp được tạo ra và ghi nhận theo pháp luật của giao dịch bảo đảm, nhưng vẫn bộc lộ những mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật về phá sản. Theo pháp luật phá sản, khi có đơn yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp phá sản thì mọi giao dịch của con nợ đều bị đình chỉ hoặc khơng có giá trị. Quy định này nhằm bảo vệ chủ nợ từ những giao dịch gian lận giữa con nợ với chủ thể khác, đặc biệt là giao dịch giữa con nợ với những người thân của mình nhằm tẩu tán tài sản. Một vấn đề đặt ra là, những quy định này có nên áp dụng đối với các giao dịch được bảo đảm bởi thế chấp? Có 2 quan điểm về vấn đề này:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, không thể vơ hiệu hố giá trị của giao dịch thế chấp, vì mục đích thương mại của những giao dịch này đã được xác định và mọi sự can thiệp đến quyền của các chủ nợ có bảo đảm đều sai. Nếu Luật Phá sản đặt ra những mối đe doạ đối với những người cho vay thì họ có thể sẽ quyết định khơng cho vay.

Quan điểm thứ hai cho rằng, khơng có lý do gì để phân biệt giữa giao dịch có thế chấp với các giao dịch có mục đích thương mại khác. Nếu ngun tắc loại bỏ những giao dịch thương mại khi giải quyết phá sản được tuyên bố rõ ràng, thì chúng nên được áp dụng đối với mọi giao dịch, trong đó có giao dịch thế chấp.

Nếu Luật Phá sản ủng hộ tiến trình giải quyết nợ theo một trật tự và mang tính tập thể cùng chia sẻ giữa các chủ nợ thì sẽ dẫn đến việc can thiệp

như hạn chế hay cấm việc giải quyết nợ theo từng cá nhân. Luật sẽ chuyển quyền theo hợp đồng cụ thể thành quyền của tập thể chủ nợ và cùng chia sẻ quyền lợi giữa các chủ nợ. Nguyên tắc này được thừa nhận và áp dụng giữa các chủ nợ khơng có bảo đảm bởi mục đích nó giúp cho việc xác định tồn bộ tài sản của doanh nghiệp nợ sẽ được bán. Đối với các giao dịch bảo đảm (có biện pháp thế chấp), thì khơng thể bị can thiệp hay bị hạn chế bởi lợi ích của tập thể chủ nợ, vì khơng có quy định nào về việc chuyển lợi ích cá nhân trong các giao dịch có bảo đảm sang lợi ích tập thể chủ nợ. Tuy nhiên, sự phát triển của khái niệm “giải cứu” hoặc “tổ chức lại” doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản đã dẫn đến sự phát triển của nguyên tắc trên và nó cũng được áp dụng đối với các giao dịch bảo đảm. Theo đó, các giao dịch bảo đảm cũng sẽ bị ngừng ngay lập tức trong giai đoạn “giải cứu” doanh nghiệp. Bởi lẽ, nếu tài sản thế chấp bị bán đi để thanh tốn nợ, thì doanh nghiệp không thể phục hồi được hoạt động kinh doanh của mình. Lợi ích lớn nhất mà chủ nợ có bảo đảm có thể nhận được từ việc áp dụng nguyên tắc chuyển quyền cá nhân thành quyền tập thể là được giữ một vị trí trong thành phần những chủ thể có thẩm quyền tổ chức lại hoạt động của doanh nghiệp. Cơ hội này sẽ khơng thể có nếu tài sản bảo đảm bị bán đi hoặc xử lý bởi các chủ nợ có bảo đảm theo những hợp đồng bảo đảm đã ký kết. Việc tạm đình chỉ xử lý tài sản bảo đảm (thế chấp) chỉ nên được áp dụng nếu thoả mãn được 2 điều kiện là việc tổ chức lại hoạt động của doanh nghiệp nợ có tính khả thi và chủ nợ có bảo đảm đã đạt được một cam kết trong kế hoạch để tổ chức lại doanh nghiệp. Việc tái tổ chức lại doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp được điều hành bởi những người quản lý có kỹ năng và kinh nghiệm. Chủ nợ có bảo đảm cần phải được ghi nhận là một thành phần trong việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp trong thời gian tạm đình chỉ xử lý tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về phá sản Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài Kinh nghiệm nước ngoài và những gợi ý đối với Việt Nam (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)